Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 67 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi lựa chọn đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập dạy học một cách khách quan, chính xác, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm lớp 1, lớp 2, lớp 3 ở trường tiểu học Tình Húc - Khu Tà Phạ I - Huyện Bình Liêu - Tỉnh Quảng Ninh và trường tiểu học Thượng Giáo - Thôn Nà Tạ - Xã Thượng Giáo - Huyện Ba Bể, Bắc Kạn theo các tiêu chuẩn sau:

- Số học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng phải tương đương nhau. - Học lực và khả năng nhận thức của học sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chúng phải đồng đều nhau.

- Trình độ và khả năng của giáo viên không chênh lệch nhiều. - Điều kiện học tập tương đương nhau.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại sự chênh lệch về trình độ, năng lực của giáo viên và học sinh giữa các lớp. Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm.

Thời gian tiến hành thực nghiệm là học kì II năm học 2019 - 2020.

Địa bản thực nghiệm dạy học là tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Kạn. Dưới đây là các lớp tham gia thực nghiệm:

- Lớp 1A và 1B trường Tiểu học Tình Húc, huyện Bình Liêu , tỉnh Quảng Ninh.

- Lớp 2A và 2B trường Tiểu học Tình Húc, huyện Bình Liêu , tỉnh Quảng Ninh.

- Lớp 3A và 3B trường Tiểu học Thượng Giáo, huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi phân công lớp dạy thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

ĐỖI TƯỢNG

THỰC NGHIỆM ĐỐI CHỨNG

Lớp Sĩ số Trường Lớp Sĩ số Trường

1A 31 Tình Húc 1B 33 Tình Húc

2A 32 Tình Húc 2B 33 Tình Húc

3A 31 Thượng Giáo 3B 32 Thượng Giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 67 - 68)