Bài tập rèn kĩ năng hội thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 56 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Bài tập rèn kĩ năng hội thoại

Phát triển kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học DTTS chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào các cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hợp, giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hoá. Phát triển kĩ năng hội thoại cho HS tiểu học DTTS là phát triển đồng thời hai kĩ năng nói, nghe, luyện tập cả kĩ năng trao lời và đáp lời trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hàng ngày.

Ứng với mỗi nghi thức lời nói HS luyện tập hội thoại với các vai giao tiếp khác nhau: vai ngang, vai trên, vai dưới. Đối với HSDTTS được rèn luyện việc sử dụng từ xưng hô, cách diễn đạt, các tình thái từ phù hợp với từng vai.

Mặt khác, thông qua việc dạy kĩ năng hội thoại, chương trình SGK Tiếng Việt còn rèn luyện cho HS khả năng ứng xử tế nhị, khéo léo, phù hợp với văn hoá giao tiếp Việt Nam bằng việc tạo ra những tình huống giao tiếp “có vấn đề”.

Thông qua việc dạy kĩ năng nói, kĩ năng nghe cũng được hình thành và phát triển. Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nghe được đặt tường minh hoặc ngầm ẩn trong hầu hết các bài tập hội thoại ở tiểu học. Bởi nghe tốt mới hiểu được ý đồ của người nói để đưa ra lời đáp phù hợp với lời trao.

Bài tập hội thoại ở chương trình tiểu học đã coi trọng sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh, tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với HSDTTS miền núi phía Bắc. Sách giáo khoa đã đề cao vai trò của kênh hình. Các hình ảnh được lựa chọn hàm chứa nội dung bài học, vừa tạo tình huống giao tiếp vừa tạo được ấn tượng ngộ nghĩnh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của HS. Sách giáo khoa có rất nhiều bài tập gắn liền với tranh vẽ: nói lại lời các nhân vật trong tranh, đọc lại lời các nhân vật trong tranh, nói tiếp lời các nhân vật trong tranh, nhắc lại lời các bạn trong tranh...HS cũng nhận biết cách đáp lời trong các tình huống đa dạng như đáp lời xin lỗi, đáp lời cảm ơn, đáp lời khẳng định, phủ định, đáp lời an ủi. Đây là lợi thế để giáo viên tổ chức cho học sinh rèn các kĩ năng hội thoại một cách sinh động, khêu gợi hứng thú giao tiếp cho học sinh. Đối với HS DTTS miền núi phía Bắc thì GV phải lựa chọn các bài tập hội thoại có tính đặc

trưng dân tộc để phù hợp với học sinh. Để học sinh luyện tập có tâm lí dễ hiểu dễ thực hiện.

- Dạng bài nói lời đáp đơn giản phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp * Mục tiêu: Dạng bài rèn nghi thức lời nói trong giao tiếp hàng ngày ở

mức độ đơn giản sao cho phù hợp tình huống mà giáo viên đưa ra một cách hợp lí. Bước đầu giúp các em tự tin giao tiếp hàng ngày trong và ngoài nhà trường (phù hợp với HS lớp 2).

* Cách thức xây dựng: Kiểu bài tập rèn nghi thức lời nói trong hội thoại

thường gồm một lời trao hay lời đáp, cũng có khi đề bài tập gồm 2 hoặc 3 câu miêu tả tình huống giao tiếp sau đó yêu cầu học sinh đưa ra một nghi thức lời nói phù hợp. Tuy nhiên để phù hợp với đặc điểm HS DTTS miền núi phía Bắc cần thay đổi một số tình huống để phù hợp với đặc điểm vùng miền.

* Bài tập minh họa:

Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong tình huống sau:

Tình huống: Bạn Lèng Minh mới chuyển đến nhờ em chỉ lớp học

- Chào bạn! Mình là Lèng Minh học sinh mới bạn có thể chỉ cho mình lớp 2A ở đâu không?

-…

Bài tập 2: Nói lời yêu cầu, đề nghị trong tình huống sau:

Tình huống: em quên sách ở nhà, muốn xem nhờ sách của bạn.

- …

- Được. Mình sẽ cho bạn cùng xem sách.

Bài tập 3: Nói lời cảm ơn trong tình huống sau:

Tình hống: em làm rơi bút ở lớp bạn nhặt trả cho em

- Bút hôm qua bạn rơi ở lớp mình nhặt cho bạn này. -…

Bài tập 4: Nói lời xin lỗi trong tình huống sau:

- A Sính à! Hôm qua A Sính quên trả bút cho tớ rồi. -…

- Dạng bài lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp thông qua bài tập trắc nghiệm đơn giản

* Mục tiêu: Dạng bài rèn nghi thức lời nói trong giao tiếp hàng ngày cần

khơi gợi sự kích thích suy nghĩ của học sinh từ các tình huống có vấn đề và từ các phương án khác nhau để chọn phương án phù hợp với hoàn cảnh nhất với tình huống mà giáo viên đưa ra (phù hợp đối với HS lớp 2). Từ đó vận dụng trong các tình huống giao tiếp sao cho phù hợp

* Cách thức xây dựng: Kiểu bài này giáo viên đưa ra tình huống thực tế

từ các mối quan hệ giữa học sinh - học sinh, nhà trường - học sinh, gia đình - học sinh… Mỗi tình huống giáo viên đưa ra những phương án để học sinh lựa chọn trong đó sẽ có 1 phương án ứng xử không phù hợp, 1 phương án ứng xử phù hợp nhưng chưa tối ưu và 1 phương án ứng xử phù hợp nhất.

* Bài tập minh họa

Chọn đáp án em cho là đúng nhất trong các tình huống sau và thực hiện cuộc hội thoại với bạn trong lớp:

Bài tập 1: Bạn A Cai bị mất chiếc bút mẹ mới mua cho bạn A Cai rất

buồn. Bạn A Cai nói với em: -Tớ làm mất chiếc bút mẹ mua tặng nhân ngày sinh nhật rồi. Là em, em sẽ đáp lại như thế nào?

A.Không sao đâu.

B.Mất thì thôi bạn à.

C.Bạn đừng buồn nữa nhé! Chắc mẹ sẽ hiểu cho bạn thôi.

Bài tập 2: Cô giáo kiểm tra bài tập đã giao vì mải nói chuyện A Sửu không

nghe thấy. Cô giáo gọi A Sửu lên hỏi:-Bài tập của em đâu? Là em, em sẽ đáp lại như thế nào?

B.Em xin lỗi cô! Em không chú ý nghe cô dặn dò nên em đã không làm bài tập.

C.Em bị mất vở bài tập.

Bài tập 3: Em thấy một bạn ở lớp lấy bút của bạn khác. Bạn ấy yêu cầu

em không được nói cho ai biết: -Bạn Lèng Ly đừng mách ai nhé! Mình sẽ cho bạn một chiếc bút thật đẹp.

Là em, em sẽ đáp lại như thế nào?

A.Được. Mình sẽ giữ bí mật.

B.Tớ không đồng ý đâu.

C.Bạn đừng làm như vậy. Như vậy là rất xấu, bạn trả lại bút đi.

Bài tập 4: Một bạn trong lớp rủ em đi hát hoa ở nhà văn hóa làng:-Tí tan

học A Cai đi hái hoa ở nhà văn hóa làng với tới đi? Là em, em sẽ đáp lại như thế nào?

A. Thôi tớ không đi đâu. Tớ sợ A Sình ạ. B. Được. Hẹn A Sình tan học.

C. Tớ không đi với A Sình đâu. Hái hoa ở nhà văn hóa làng là một hành

động xấu. Tớ hy vọng A Sình tan học xong không đi hái hoa như vậy.

- Dạng bài lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp thông qua bài tập nối

* Mục tiêu: Dạng bài rèn nghi thức lời nói trong giao tiếp hàng ngày ở

mức độ kích thích suy nghĩ của học sinh ghép những lời cần nói trong nhiều tình huống đưa ra sẵn. Giúp học sinh làm quen nhiều tình huống trong thực tế trong một bài tập đối với HS DTTS nhằm phát triển kỹ năng ứng xử trong quá trình giao tiếp khéo léo (phù hợp với HS lớp 2, 3).

* Cách thức xây dựng: Kiểu bài này giáo viên đưa ra nhiều tình huống

thực tế từ các mối quan hệ giữa học sinh - học sinh, nhà trường - học sinh, gia đình - học sinh… Mỗi tình huống của cột A ứng với lời nói ở cột B. Giữa

nhiều tình huống và nhiều lời đáp. Học sinh phải lựa chọn bằng cách nói ra bằng miệng các tình huống ứng với từng lời nói từ đó để lựa chọn chính xác nhất.

* Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nối mỗi lời yêu cầu, đề nghị ở cột B tương ứng với tình huống

ở cột A sao cho phù hợp:

Tình huống (A) Lời cần nói (B)

Em nhờ bà trông em để sang nhà bạn mượn sách.

Chú làm ơn chỉ cho cháu đường đến nhà văn hóa xã ạ.

Em muốn nượn bạn hộp bút màu. A Sài có thể cho tớ mượn hộp bút màu được không?

Em hỏi tham chú biên phòng đường đi đến nhà văn hóa xã.

Bà trông em giúp cháu một lát, cháu đi mượn sách bà nhé?

Em nhờ cô hàng xóm nhắn mẹ em sang nhà bạn chơi,

Cô ơi tí mẹ cháu về nhờ cô nhắn mẹ giúp cháu đi sang nương nhà bạn Mây chơi ạ.

Bài tập 2: Hãy nối mỗi câu sau với mục đích tương ứng

Lời nói (A) Mục đích (B)

1.Bạn Mây đừng ngồi sát tivi như vậy. Không tốt đâu!

Lời mời

2. Làm xong bài tập mẹ cho con đi chơi suối một lúc nhé!

Yêu cầu

3. Cháu mời bà ăn hoa quả! Khuyên bảo 4. Mẹ đang mệt, nghỉ ngơi đi ạ! Xin phép

- Kiểu bài Rèn luyện nghi thức lời nói trong giao tiếp trình bày.

* Mục đích: Kiểu bài Rèn luyện nghi thức lời nói trong giao tiếp trình bày

là nhằm hình thành và phát triển cho học sinh khả năng mở đầu và duy trì hội thoại, khả năng lập luận chặt chẽ, biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch, có thái độ đàng hoàng, bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi giới thiệu, báo cáo (phù hợp với HS lớp 3).

* Cách thức xây dựng: GV đưa ra chủ đề cần thảo luận phù hợp với đặc

điểm của HS DTTS và địa phương. GV xây dựng hệ thống gợi ý để học sinh chuẩn bị tốt phần thảo luận. GV hướng dẫn đánh giá kết quả cuộc thảo luận đã đạt được hiệu quả như thế nào.

* Bài tập minh họa:

Bài tập 1: Cùng các bạn trong tổ thảo luận về thực trạng nguồn nước sạch

ở địa phương em

- Giáo viên hướng dẫn từng tổ thảo luận xác định rõ nội dung cuộc họp của mình bàn về vấn đề gì? (nước sạch tại địa phương). Cụ thể, học sinh cần chuẩn bị nội dung thảo luận sau:

1. Tình trạng nước sạch ở, thôn, xóm, trường, nhà ở…?

2. Theo em, nguyên nhân nào nguồn nước sạch bị khan hiếm? 3. Những việc làm và hành động nào để sử dụng nước sạch hợp lí? + Đối tượng cùng họp là ai? (Em cùng các bạn trong nhóm, tổ).

+ Mục đích cuộc họp là gì? (Trao đổi về trách nhiệm của mỗi thành viên về một số vấn đề)

+ Hình thức họp như thế nào? (một cuộc họp tổ).

- Nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp đã học trong bài Cuộc họp của chữ viết (mục đích cuộc họp, tình hình thực tế, nguyên nhân của tình hình, đề ra các biện pháp giải quyết, phân công thực hiện.

- Từng tổ phân công người điều hành cuộc họp và thư kí (thông thường người điều hành là tổ trưởng, học sinh cũng có thể cử người điều hành khác nếu thấy phù hợp hơn).

- Sau khi học sinh thực hành tổ chức cuộc họp xong, giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, hiệu quả. Học sinh có thể nhận xét theo các tiêu chí sau:

+ Nội dung họp có đúng đề tài không?

+ Cuộc họp có đạt được mục đích đặt ra không?

+ Lời kể, cử chỉ, ngôn ngữ của các bạn có phù hợp với vai đóng không? Cụ thể: sau khi học sinh 1 hoặc 2 tổ thực hiện 1 hoặc 2 bước trước lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh các tiêu chuẩn để nhận xét bài của tổ bạn: cuộc họp diễn ra theo đủ các bước, những người tham gia dự họp đều có ý kiến tích cực, người tổ trưởng, điều hành không lúng túng. Sau đó học sinh nhận xét về cuộc họp do các tổ thực hiện.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: để vận dụng được bài học, bản thân em đã làm gì để sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch? (Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động bảo vệ nguồn nước). Cảm tưởng của em sau khi làm những việc đó.

+ Thư kí của từng tổ hoàn chỉnh ghi chép về cuộc họp rồi chuyển cho tổ trưởng để theo dõi tiếp.

+ Ở cuộc họp sau cần thay đổi người điều hành và thư kí để sao cho càng nhiều bạn được làm quen với công việc này.

Bài tập 2: Cùng các bạn trong tổ thảo luận về một việc làm tốt của em để

bảo vệ môi trường

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về cây cối, về cảnh quan thiên nhiên, về môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại và trả lời câu hỏi:

1. Em đã được xem những cảnh nào? Em có nhận xét gì về những cảnh đó? 2. Môi trường sạch, đẹp có lợi ích gì?

3. Môi trường bị ô nhiễm có hại như thế nào?

4. Môi trường sạch đẹp và ô nhiễm thường do tác động của ai?

(Môi trường xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành có lợi cho sức khỏe. Môi trường bị ô nhiễm có hại cho sự sống trên Trái Đất. Môi trường xanh, sạch, đẹp và ô nhiễm môi trường do tác động của con người).

- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học: mỗi tổ sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường của các thành viên trong tổ.

- Sau khi học sinh thực hành tổ chức cuộc họp xong, giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, hiệu quả. Học sinh có thể nhận xét theo các tiêu chí sau:

+ Nội dung họp có đúng đề tài không?

+ Cuộc họp có đạt được mục đích đặt ra không?

+ Lời kể, cử chỉ, ngôn ngữ của các bạn có phù hợp với vai đóng không? Cụ thể: sau khi học sinh 1 hoặc 2 tổ thực hiện 1 hoặc 2 bước trước lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh các tiêu chuẩn để nhận xét bài của tổ bạn: cuộc họp diễn ra theo đủ các bước, những người tham gia dự họp đều có ý kiến tích cực, người tổ trưởng, điều hành không lúng túng. Sau đó học sinh nhận xét về cuộc họp do các tổ thực hiện.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: để vận dụng được bài học, bản thân em đã làm gì để bảo vệ môi trường? (Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường, nhớ lại các việc em đã làm hoặc nhắc nhở các bạn để cùng nhau bảo vệ môi trường). Cảm tưởng của em sau khi làm những việc đó.

+ Thư kí của từng tổ hoàn chỉnh ghi chép về cuộc họp rồi chuyển cho tổ trưởng để theo dõi tiếp.

+ Ở cuộc họp sau cần thay đổi người điều hành và thư kí để sao cho càng nhiều bạn được làm quen với công việc này.

- Rèn kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận

1) Kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi

* Mục đích: Kiểu bài này chủ yếu sử dụng trong phân môn tập làm văn

với bài tập này giáo viên có thể tổ chức một cuộc đối thoại giữa những học sinh với nhau, biến đối thoại đơn giản thành một buổi phỏng vấn thích thú cho các em. Như vậy giáo viên không những tiết kiệm được nhiều thời gian mà còn kích thích được tính tích cực ở các em, thu hút các em vào bài học. Khi xây dựng đối thoại thành bài phỏng vấn, học sinh có cơ hội thể hiện bản thân hơn, tự do nói ra

suy nghĩ mà không còn phụ thuộc vào thầy cô, sách vở, rèn luyện được khả năng giao tiếp khi nói trước đám đông. Đồng thời, qua bài học giáo viên cũng sẽ cải thiện được bản tính rụt rè nhút nhát ở nhiều học sinh, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn (phù hợp với HS lớp 2, 3).

* Cách thức xây dựng: GV lựa chọn những chủ đề gần gũi với các em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập phát triển kĩ năng nói cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi phía bắc lớp 1, 2, 3 qua môn tiếng việt​ (Trang 56 - 67)