PHÁT TRIỀN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 28)

THƢƠNG MẠI

1.4.1 Quan niệm về phát triển hoạt động huy động vốn

Phát triển hoạt động huy động vốn là việc tăng quy mô huy động vốn trên cơ sở bảo đảm tính hợp lý về cơ cấu và kiểm soát chi phí vốn huy động phù hợp với mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.

Để đạt đƣợc các mục tiêu nói trên, Ngân hàng có thể tiến hành các phƣơng thức chủ yếu sau:

- Tiến hành các giải pháp nhằm đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng nhƣ: + Hoàn thiện sản phẩm và phát triển sản phẩm mới trong dịch vụ tiền gửi. + Áp dụng chính sách giá.

+ Tăng cƣờng các biện pháp xúc tiến bán hàng. + Xây dựng, củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín. + Làm tốt công tác quản trị quan hệ khách hàng.

- Các biện pháp nhằm hợp lý hóa cơ cấu tiền gửi phù hợp với các mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh.

- Các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí.

1.4.2 Một số tiêu chí thể hiện sự phát triển hoạt động huy động vốn

Sự phát triển của hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng và quyết định đến quá trình kinh doanh của một ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng rất quan tâm và chú trọng đến những yếu tố, tiêu chí phản ánh sự phát triển trong công tác huy động vốn của mình nhằm đƣa ra đƣợc những chính sách, định hƣớng phù hợp, góp phần thúc đẩy và ngày càng phát triển hoạt động huy động vốn của mình. Khi nghiên cứu sự phát triển hoạt động huy động vốn, chúng ta cần chú ý phân tích các vấn đề sau:

1.4.2.1 Mức tăng trƣởng về quy mô huy động vốn

Đây là chỉ tiêu đánh giá tổng số dƣ huy động vốn/ Tổng nguồn vốn của một NHTM tại một thời điểm nhất định. Quy mô huy động vốn là một chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng hoạt động của NHTM. Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ của ngân hàng không ngừng tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng hoạt động, thanh khoản đƣợc cải thiện và nguồn vốn hoạt động của ngân hàng đƣợc ổn định. Công thức tính

VHĐ của một NHTM

Quy mô VHĐ của một NHTM = x 100%

Tổng nguồn vốn của một NHTM

1.4.2.2 Mức tăng trƣởng về thị phần huy động vốn trên địa bàn

Thị phần huy động vốn là tỷ trọng của vốn huy động của một NHTM/ Tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn. Thị phần đƣợc hiểu là phần thị trƣờng mà các sản phẩm, dịch vụ của NHTM đã thâm nhập một cách thành công và mang lại phần lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Một NHTM đang nắm giữ thị phần đối với một sản phẩm nào đó tức là đã thu hút đƣợc một số lƣợng khách hàng khá lớn ƣa thích sử dụng sản phẩm đó hơn so với các đối thủ cạnh tranh cung cấp sản phẩm cùng loại.

Tăng trƣởng huy động vốn đồng nghĩa với việc tăng trƣởng thị phần cung cấp sản phẩm này và các dịch vụ đi kèm trên thị trƣờng huy động vốn. Công thức tính:

VHĐ của một NHTM

Thị phần VHĐ của một NHTM = x 100%

Tổng VHĐ của các NHTM trên địa bàn

1.4.2.3 Mức tăng trƣởng ổn định của vốn huy động

Tăng trƣởng ổn định là mục tiêu mà các ngân hàng luôn hƣớng tới, do đó đầu vào của hoạt động kinh doanh ngân hàng là nguồn vốn huy động luôn đƣợc các ngân hàng đặt lên hàng đầu trong việc đảm bảo duy trì mức tăng trƣởng ổn định nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng cũng nhƣ hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Vốn huy động tăng trƣởng ổn định sẽ khẳng định đƣợc vị thế, uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng có đủ tiềm năng về tài chính cũng nhƣ uy tín mới có thể giữ đƣợc mức tăng trƣởng về huy động vốn ổn định qua các năm. Tính ổn định của vốn huy động quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng. Nó phản ánh khả năng tìm kiếm các khoản nợ mới nhanh chóng và với lãi suất nhằm tăng cƣờng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động đƣợc một lƣợng vốn đủ lớn phù hơp với quy mô và nhu cầu của mình thì khi có sự biến động lớn về việc rút tiền cũng không gây ảnh hƣởng quá lớn đến hoạt động ngân hàng, không gặp khó khăn trong thanh khoản.

Vốn huy động tăng trƣởng ổn định sẽ tạo lập và định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh cụ thể của ngân hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả, góp phần tăng trƣởng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này đƣợc đánh giá thông qua tốc độ tăng trƣởng vốn huy động, tốc độ tăng trƣởng vốn theo kỳ hạn, theo đối tƣợng khách hàng…cụ thể nhƣ:

- Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng tiền gửi và Tiền gửi có kỳ hạn/Tổng tiền gửi: phản ánh tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn và không kỳ hạn trong tổng tiền gửi. Công thức tính:

Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn = x 100% Tổng tiền gửi

Tiền gửi có kỳ hạn

+ Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn = x 100% Tổng tiền gửi

- Tiền gửi của từng đối tƣợng khách hàng/Tổng tiền gửi không kỳ hạn: Phản ánh tỷ trọng tiền gửi theo từng đối tƣợng khách hàng trên tổng tiền gửi không kỳ hạn. Công thức tính:

Tiền gửi của từng đối tƣợng

Tỷ trọng tiền gửi của từng đối tƣợng = x 100% Tổng tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi của từng đối tƣợng khách hàng/Tổng tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tỷ trọng tiền gửi theo từng đối tƣợng khách hàng trên tổng tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi của từng đối tƣợng

Tỷ trọng tiền gửi của từng đối tƣợng = x 100% Tổng tiền gửi có kỳ hạn

- Tổng vốn huy động/tổng dƣ nợ: Phản ánh nguồn vốn huy động đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng.

- Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền.

Tiền gửi từng loại tiền

+ Tỷ trọng tiền gửi từng loại tiền = x 100% Tổng tiền gửi Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong việc cân đối, phát hiện tiềm năng và sự thiếu hụt để kịp thời đẩy mạnh công tác huy động vốn theo từng tiêu chí, theo cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Ngoài quy mô vốn huy động lớn còn có các tiêu chí đánh giá tính ổn định của tiền gửi trong ngân hàng nhƣ: mức độ đa dạng các hình thức huy động đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mức độ thuận tiện trong nghiệp vụ huy động…

1.4.2.4 Quản lý các loại rủi ro liên quan đến huy động vốn

- Kỳ hạn vốn: Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn vốn huy động phù hợp với yêu cầu kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn huy động. - Quản lý rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất phụ thuộc vào sự tƣơng quan giữa độ nhạy cảm lãi suất của việc sử dụng vốn với độ nhạy cảm lãi suất của huy động vốn. Rủi ro này làm thu nhập từ lãi ròng của ngân hàng giảm xuống (chi phí trả lãi lớn hơn chi phí thu từ lãi).

Lãi suất luôn biến động, các nhà quản lý ngân hàng khi đầu cơ trên những biến động này, cách thức họ làm là sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay đầu tƣ vào tài sản có thời hạn dài hơn với kỳ vọng lãi suất hạ để hƣởng các khoản thu nhập cao

hơn thị trƣờng. Đƣơng nhiên là tình trạng ngƣợc lại khi lãi suất tăng đến chừng mực nào đó thu nhập lãi không đủ bù đắp chi phí vốn.

Những thay đổi khó đoán trƣớc của lãi suất có thể làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tùy thuộc đặc điểm của nguồn vốn và danh mục tài sản thay đổi về lãi suất có thể làm tăng hay giảm thu nhập ròng từ lãi. Vì vậy, song song với việc quản lý rủi ro lãi suất các ngân hàng rất quan tâm đến các cơ hội đầu tƣ nếu lãi suất biến động theo hƣớng có lợi.

- Tính thanh khoản của nguồn vốn và quản lý rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản tức là ngân hàng mất khả năng chi trả cho các nguồn huy động từ bên ngoài. Tính thanh khoản của nguồn vốn đƣợc đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Nhiều ngân hàng lớn do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn nguồn và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn trong ngắn hạn. Sở dĩ nhƣ vậy vì khả năng rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra. Có thể thấy các nguồn dài hạn nhƣ tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn ổn định ít bị rủi ro thanh khoản hơn các nguồn ngắn hạn, nhất là tiền gửi thanh toán…

Để hạn chế, quản lý rủi ro thanh khoản căn cứ vào tính thanh khoản của nguồn tùy thuộc rất lớn vào thị trƣờng nợ của mỗi ngân hàng và chính sách tiền tệ đƣợc vận hành. Hơn nữa, sự phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn, đa dạng hóa nguồn vốn huy động để phân tán rủi ro.

Ngoài ra còn có một vài chỉ tiêu khác thể hiện sự phát triển của hoạt động huy động vốn: sự đa dạng và mức độ hấp dẫn của phƣơng thức huy động…

1.4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thƣơng mại

Nhƣ đã đề cập ở trên, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mặc dù các NHTM luôn tìm cách để duy trì và phát triển quy mô nguồn vốn, nguồn vốn của các ngân hàng này vẫn thƣờng xuyên b iến động. Lý do là hoạt động huy động vốn của các NHTM bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố mà các yếu tố n ày đƣợc chia thành hai nhóm chính nhƣ sau:

1.4.3.1 Nhóm yếu tố khách quan

- Yếu tố thứ nhất là tình hình chính trị-xã hội. Tình hình chính trị ổn định thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tƣ. Nhờ đó, hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ phát triển theo. Ngƣợc lại, tình hình chính trị bất ổn sẽ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động kinh tế, các hoạt động đầu tƣ, giảm thu nhập quốc dân, giảm tỷ lệ tiết kiệm. Vì thế, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các yếu tố về văn hóa, xã hội nhƣ tầng lớp dân cƣ, tâm lý, thói quen cũng tác động đến nguồn vốn huy động của các NHTM. Ở các nƣớc phát triển

nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngƣời dân có thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng, gửi tiền tại ngân hàng hơn là giữ tiền ở nhà, thanh toán qua tài khoản ngân hàng hơn là thanh toán tiền mặt. Nhƣ vậy, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ có nhiều thuận lợi. Ngƣợc lại, ở Việt Nam, tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng cùng với thói quen sử dụng tiền mặt gây trở ngại cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng.

- Yếu tố thứ hai là sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế đang trong chu kỳ phát triển hay suy thoái có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Trong thời kỳ kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi, thu nhập quốc dân tăng lên; khả năng cung cấp vốn và nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn. Các ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn từ nền kinh tế và cũng dễ dàng để cho vay. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, khả năng cấp vốn cũng nhƣ nhu cầu vốn của nền kinh tế giảm xuống, khách hàng có xu hƣớng rút tiền gửi từ ngân hàng, tích trữ vàng, ngoại tệ hay các loại tài sản khác; hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm xuống. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Yếu tố thứ ba là các chính sách quản lý của Nhà nƣớc. Hoạt động của các NHTM chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, mà trực tiếp là của NHNN. Chính sách của các cơ quan này đƣợc thực hiện thông qua việc ban hành và áp dụng các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Các văn bản này gồm có luật, nghị định, thông tƣ,

quyết định nhƣ Luật các tổ chức tín dụng, nghị định của chính phủ về mức vốn pháp định tối thiểu của các NHTM, các thông tƣ, quyết định của NHNN về hoạt động của các NHTM, hoạt động huy động vốn của các NHTM. Chẳng hạn, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.

- Yếu tố thứ tƣ là cơ cấu dân cƣ và vị trí địa lý: ở những địa điểm dân cƣ đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động đƣợc nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trƣờng sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi. Ngoài ra còn các yếu tố khách quan khác nhƣ: lạm phát, thất nghiệp …

Trên đây là những yếu tố khách quan chính tác động đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Sau đây, tác giả sẽ đề cập đến những yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM.

1.4.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan

- Yếu tố thứ nhất là lãi suất huy động. Lãi suất huy động là yếu tố đầu tiên mà khách hàng gửi tiền quan tâm, cân nhắc trƣớc khi gửi. Khách hàng luôn mong muốn số tiền lãi ngoài việc phải bù đắp đƣợc trƣợt giá còn phải sinh lời ở một tỷ lệ nhất định. Một mặt, khách hàng so sánh lãi suất tiền gửi của ngân hàng này với các ngân hàng khác, thậm chí với cả các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Mặt khác, khách hàng còn so sánh lãi suất tiền gửi với tỷ lệ sinh lời ở các kênh đầu tƣ khác nhƣ đầu tƣ vào vàng, đầu tƣ vào cổ phiếu, trái phiếu, đầu tƣ vào nhà, đất… Nếu phải lựa chọn giữa hai ngân hàng có uy tín nhƣ nhau, có dịch vụ tiện ích nhƣ nhau trong khi lãi suất khác nhau để gửi tiền thì khách hàng sẽ chọn ngân hàng trả lãi suất cao hơn. Nhƣ vậy, duy trì lãi suất huy động cạnh tranh là yếu tố then chốt để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì các khoản tiền gửi hiện có; lãi suất huy động là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

- Yếu tố thứ hai là các sản phẩm huy động vốn. Nếu so sánh các sản phẩm ngân hàng với các sản phẩm hàng hóa thì các sản phẩm ngân hàng rất đơn điệu, mang tính chất vô hình, chủ yếu dựa trên các sản phẩm truyền thống, sẵn có, dễ bị bắt chƣớc… Tuy nhiên, khách hàng đến ngân hàng gửi tiền cũng rất đa dạng nhƣ

khách hàng là các tổ chức, khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là các cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh sa đéc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)