- Kỳ hạn vốn: Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn vốn huy động phù hợp với yêu cầu kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn huy động. - Quản lý rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất phụ thuộc vào sự tƣơng quan giữa độ nhạy cảm lãi suất của việc sử dụng vốn với độ nhạy cảm lãi suất của huy động vốn. Rủi ro này làm thu nhập từ lãi ròng của ngân hàng giảm xuống (chi phí trả lãi lớn hơn chi phí thu từ lãi).
Lãi suất luôn biến động, các nhà quản lý ngân hàng khi đầu cơ trên những biến động này, cách thức họ làm là sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay đầu tƣ vào tài sản có thời hạn dài hơn với kỳ vọng lãi suất hạ để hƣởng các khoản thu nhập cao
hơn thị trƣờng. Đƣơng nhiên là tình trạng ngƣợc lại khi lãi suất tăng đến chừng mực nào đó thu nhập lãi không đủ bù đắp chi phí vốn.
Những thay đổi khó đoán trƣớc của lãi suất có thể làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tùy thuộc đặc điểm của nguồn vốn và danh mục tài sản thay đổi về lãi suất có thể làm tăng hay giảm thu nhập ròng từ lãi. Vì vậy, song song với việc quản lý rủi ro lãi suất các ngân hàng rất quan tâm đến các cơ hội đầu tƣ nếu lãi suất biến động theo hƣớng có lợi.
- Tính thanh khoản của nguồn vốn và quản lý rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản tức là ngân hàng mất khả năng chi trả cho các nguồn huy động từ bên ngoài. Tính thanh khoản của nguồn vốn đƣợc đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Nhiều ngân hàng lớn do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn nguồn và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn trong ngắn hạn. Sở dĩ nhƣ vậy vì khả năng rủi ro thanh khoản rất dễ xảy ra. Có thể thấy các nguồn dài hạn nhƣ tiền gửi tiết kiệm, có kỳ hạn ổn định ít bị rủi ro thanh khoản hơn các nguồn ngắn hạn, nhất là tiền gửi thanh toán…
Để hạn chế, quản lý rủi ro thanh khoản căn cứ vào tính thanh khoản của nguồn tùy thuộc rất lớn vào thị trƣờng nợ của mỗi ngân hàng và chính sách tiền tệ đƣợc vận hành. Hơn nữa, sự phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn, đa dạng hóa nguồn vốn huy động để phân tán rủi ro.
Ngoài ra còn có một vài chỉ tiêu khác thể hiện sự phát triển của hoạt động huy động vốn: sự đa dạng và mức độ hấp dẫn của phƣơng thức huy động…
1.4.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thƣơng mại
Nhƣ đã đề cập ở trên, nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mặc dù các NHTM luôn tìm cách để duy trì và phát triển quy mô nguồn vốn, nguồn vốn của các ngân hàng này vẫn thƣờng xuyên b iến động. Lý do là hoạt động huy động vốn của các NHTM bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố mà các yếu tố n ày đƣợc chia thành hai nhóm chính nhƣ sau:
1.4.3.1 Nhóm yếu tố khách quan
- Yếu tố thứ nhất là tình hình chính trị-xã hội. Tình hình chính trị ổn định thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tƣ. Nhờ đó, hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ phát triển theo. Ngƣợc lại, tình hình chính trị bất ổn sẽ kìm hãm sự phát triển của các hoạt động kinh tế, các hoạt động đầu tƣ, giảm thu nhập quốc dân, giảm tỷ lệ tiết kiệm. Vì thế, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các yếu tố về văn hóa, xã hội nhƣ tầng lớp dân cƣ, tâm lý, thói quen cũng tác động đến nguồn vốn huy động của các NHTM. Ở các nƣớc phát triển
nhƣ Mỹ, các nƣớc Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngƣời dân có thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng, gửi tiền tại ngân hàng hơn là giữ tiền ở nhà, thanh toán qua tài khoản ngân hàng hơn là thanh toán tiền mặt. Nhƣ vậy, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ có nhiều thuận lợi. Ngƣợc lại, ở Việt Nam, tâm lý ngại giao dịch với ngân hàng cùng với thói quen sử dụng tiền mặt gây trở ngại cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng.
- Yếu tố thứ hai là sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế đang trong chu kỳ phát triển hay suy thoái có ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM. Trong thời kỳ kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuận lợi, thu nhập quốc dân tăng lên; khả năng cung cấp vốn và nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn. Các ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn từ nền kinh tế và cũng dễ dàng để cho vay. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, khả năng cấp vốn cũng nhƣ nhu cầu vốn của nền kinh tế giảm xuống, khách hàng có xu hƣớng rút tiền gửi từ ngân hàng, tích trữ vàng, ngoại tệ hay các loại tài sản khác; hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm xuống. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Yếu tố thứ ba là các chính sách quản lý của Nhà nƣớc. Hoạt động của các NHTM chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, mà trực tiếp là của NHNN. Chính sách của các cơ quan này đƣợc thực hiện thông qua việc ban hành và áp dụng các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Các văn bản này gồm có luật, nghị định, thông tƣ,
quyết định nhƣ Luật các tổ chức tín dụng, nghị định của chính phủ về mức vốn pháp định tối thiểu của các NHTM, các thông tƣ, quyết định của NHNN về hoạt động của các NHTM, hoạt động huy động vốn của các NHTM. Chẳng hạn, khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động huy động vốn của các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.
- Yếu tố thứ tƣ là cơ cấu dân cƣ và vị trí địa lý: ở những địa điểm dân cƣ đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động đƣợc nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển... Đặc biệt ở những thị trƣờng sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi. Ngoài ra còn các yếu tố khách quan khác nhƣ: lạm phát, thất nghiệp …
Trên đây là những yếu tố khách quan chính tác động đến hoạt động huy động vốn của các NHTM. Sau đây, tác giả sẽ đề cập đến những yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM.
1.4.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan
- Yếu tố thứ nhất là lãi suất huy động. Lãi suất huy động là yếu tố đầu tiên mà khách hàng gửi tiền quan tâm, cân nhắc trƣớc khi gửi. Khách hàng luôn mong muốn số tiền lãi ngoài việc phải bù đắp đƣợc trƣợt giá còn phải sinh lời ở một tỷ lệ nhất định. Một mặt, khách hàng so sánh lãi suất tiền gửi của ngân hàng này với các ngân hàng khác, thậm chí với cả các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Mặt khác, khách hàng còn so sánh lãi suất tiền gửi với tỷ lệ sinh lời ở các kênh đầu tƣ khác nhƣ đầu tƣ vào vàng, đầu tƣ vào cổ phiếu, trái phiếu, đầu tƣ vào nhà, đất… Nếu phải lựa chọn giữa hai ngân hàng có uy tín nhƣ nhau, có dịch vụ tiện ích nhƣ nhau trong khi lãi suất khác nhau để gửi tiền thì khách hàng sẽ chọn ngân hàng trả lãi suất cao hơn. Nhƣ vậy, duy trì lãi suất huy động cạnh tranh là yếu tố then chốt để thu hút các khoản tiền gửi mới và duy trì các khoản tiền gửi hiện có; lãi suất huy động là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
- Yếu tố thứ hai là các sản phẩm huy động vốn. Nếu so sánh các sản phẩm ngân hàng với các sản phẩm hàng hóa thì các sản phẩm ngân hàng rất đơn điệu, mang tính chất vô hình, chủ yếu dựa trên các sản phẩm truyền thống, sẵn có, dễ bị bắt chƣớc… Tuy nhiên, khách hàng đến ngân hàng gửi tiền cũng rất đa dạng nhƣ
khách hàng là các tổ chức, khách hàng là các doanh nghiệp, khách hàng là các cá nhân; trong nhóm khách hàng cá nhân lại bao gồm khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng có thu nhập trung bình, khách hàng có thu nhập cao, khách hàng thanh niên, khách hàng trung niên, khách hàng là ngƣời cao tuổi… Mỗi loại khách hàng này lại có những đặc điểm riêng, những yêu cầu và sở thích riêng. Chính vì vậy, ngân
hàng phải đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm thỏa mãn nhu cầu của từng
nhóm khách hàng đến gửi tiền. Có nhƣ thế, ngân hàng mới có thể tăng đƣợc quy mô huy động vốn của mình.
- Yếu tố thứ ba là hoạt động truyền thông. Hoạt động truyền thông bao gồm quảng cáo hình ảnh của ngân hàng, giới thiệu về các hoạt động dịch vụ, về các sản phẩm huy động vốn, về chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng, giới thiệu về các chƣơng trình khuyến mại, tặng quà… Thông qua hoạt động truyền thông, ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng sẽ đƣợc biết đến. Chính sách huy động, chƣơng trình huy động vốn, tặng quà, khuyến mại… sẽ đƣợc biết đến và sẽ đƣợc đem ra so sánh với sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng khác. Hoạt động truyền thông giúp khách hàng biết đến ngân hàng, hiểu rõ về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Hoạt động truyền thông còn giúp cho ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng, nhu cầu của khách hàng, về điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng. Nhƣ thế, ngân hàng có thể đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện chất lƣợng dịch vụ, điều chỉnh chính sách giá, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện tại và thu hút thêm các khách hàng mới. Do đó, hoạt động truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động huy động vốn nói riêng.
- Yếu tố thứ tƣ là cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng. Cơ sở vật chất của ngân hàng bao gồm hệ thống mạng lƣới của ngân hàng, trụ sở của ngân hàng, địa điểm giao dịch của các chi nhánh, phòng giao dịch, trình độ công nghệ của ngân hàng, hệ thống các điểm rút tiền tự động (ATM)… Nếu cơ sở vật chất của ngân hàng tốt, hệ thống mạng lƣới rộng khắp, tiện lợi cho giao dịch, ngân hàng sẽ có khả năng huy động vốn tốt hơn. Bên cạnh đó, một ngân hàng có uy tín sẽ đƣợc nhiều khách hàng lựa chọn để giao dịch hơn một ngân hàng thiếu uy tín. Uy tín của ngân hàng là một yếu tố vô hình, nó đƣợc tích lũy dần dần cùng với quá trình hoạt động và phát triển của ngân hàng. Uy tín của ngân hàng đƣợc khách hàng đánh giá dựa
trên nhiều yếu tố nhƣ quy mô của ngân hàng về vốn, về tài sản, về chất lƣợng quản lý, về chất lƣợng dịch vụ, về khả năng thanh toán, về mức độ thâm niên, về quản trị rủi ro, về nguy cơ bị đổ vỡ… Nhƣ vậy, cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động huy động vốn.
- Yếu tố thứ năm là chất lƣợng dịch vụ của đội ngũ nhân viên. Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, các ngân hàng có thể đƣa ra các loại sản phẩm tƣơng tự nhau, các biểu phí dịch vụ, lãi suất gần nhƣ nhau thì chất lƣợng dịch vụ là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng, nâng cao tính cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Chất lƣợng dịch vụ thể hiện ở quy trình nghiệp vụ đơn giản, tính đa dạng của các sản phẩm dịch vụ, các biểu phí cạnh tranh, lãi suất huy động hấp dẫn, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, thái độ phục vụ nhiệt tình, sự chuyên nghiệp, khéo léo, linh hoạt của nhân viên giao dịch trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lƣợng dịch vụ mà đội ngũ nhân viên, nhất là nhân viên giao dịch cung cấp, có ảnh hƣởng rất lớn đến việc thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng, khách hàng giới thiệu khách hàng cho ngân hàng. Nhƣ vậy, chất lƣợng dịch vụ, mà đội ngũ nhân viên cung ứng đóng vai trò then chốt, sẽ tác động trực tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã nêu đƣợc tổng quan về NHTM và cơ cấu nguồn vốn của NHTM. Từ đó đề cập đến hoạt động huy động vốn của NHTM, các hình thức huy động vốn, vai trò và các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động huy động. Cuối cùng, tác giả đã đƣa ra và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM mà chủ yếu bao gồm hai nhóm yếu tố chính là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan bao gồm tình hình chính trị- xã hội, sự phát triển ổn định của nền kinh tế quốc dân và các chính sách quản lý của Nhà nƣớc. Các yếu tố chủ quan bao gồm lãi suất huy động, sản phẩm huy động, các hoạt động truyền thông, cơ sở vật chất và uy tín của ngân hàng và chất lƣợng dịch vụ của đội ngũ nhân viên. Nội dung đã trình bày trong Chƣơng 1 này sẽ đƣợc sử dụng làm cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn của Vietinbank Chi nhánh Sa Đéc trong Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH SA ĐÉC 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK CHI NHÁNH SA ĐÉC
2.1.1 Khái quát về VietinBank Chi nhánh Sa Đéc
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam Chi nhánh Sa Đéc
Tên viết tắt: VietinBank Chi nhánh Sa Đéc
Địa chỉ trụ sở chính: Số 209A, đƣờng Trần Hƣng Đạo, khóm 3, phƣờng 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
Tiền thân VietinBank Chi nhánh Sa Đéc là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Chi nhánh Đồng Tháp (VietinBank Chi nhánh Đồng Tháp), đƣợc thành lập theo quyết định số 38/NH-TCCB ngày 23/06/1988 của Tổng Giám Đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống Đốc NHNN Việt Nam).
Thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi mô hình tổ chức và triển khai chƣơng trình hiện đại hóa hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (INCAS), đến ngày 04/07/2006, VietinBank Chi nhánh Sa Đéc đƣợc tách và nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam theo Quyết định số 184/QĐ- HĐQT-NHCT1 của HĐQT Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.
Tháng 7/2009, theo yêu cầu của Thủ tƣớng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh, toàn hệ thống ngân hàng Công thƣơng Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTM nhà nƣớc sang mô hình NHTM cổ phần. Theo đó,