Trong nền kinh tế thị trƣờng, phần lớn các doanh nghiệp là các công ty cổ phần và có nhiều nhà đầu tƣ cùng tham gia đầu tƣ vào cùng một công ty. Do đó, cơ cấu sở hữu của các công ty cũng đa dạng hơn. Cơ cấu sở hữu của một công ty thể hiện sự tham gia góp vốn của các cổ đông vào công ty. Cơ cấu sở hữu của một công ty đƣợc cấu thành bởi tỷ trọng cổ phần sở hữu của các cổ đông, có thể bao gồm: cổ đông trong nƣớc – cổ đông nƣớc ngoài, cổ đông cá nhân – cổ đông tổ chức,...
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này. Theo Demsetz & Villalonga (2001), không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa cơ cấu sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty. Quan điểm này cho rằng những lợi thế có đƣợc từ một cơ cấu sở hữu phân tán sẽ đƣợc bù đắp bởi những vấn đề phát sinh, chẳng hạn nhƣ vấn đề ngƣời đại diện. Tuy nhiên, theo Srivastava (2011) lại cho rằng cơ cấu sở hữu phân tán sẽ có những tác động nhất định đến hiệu quả hoạt động của công ty (ROA và ROE)
Cũng nghiên cứu về mối quan hệ này, Pevan & ctg (2012) kết luận rằng, cơ cấu sở hữu tập trung sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. Đồng quan điểm kết luận trên, Võ Xuân Vinh (2013) cho rằng, sở hữu tập trung cao sẽ có tác động tiêu cực đến giá trị công ty.
Liệu việc gia tăng tỷ lệ sở hữu trong cơ cấu sở hữu có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP hay không? Chính vì thế, lý thuyết cấu trúc sở hữu tối ƣu đƣợc đƣa vào để góp phần giải thích vấn đề này.
2.5 Lý thuyết về hiệu quả hoạt động 2.5.1 Khái niệm