Các nghiên cứu trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 36)

Nghiên cứu của J. S. Crystal và ctg (2001), về ảnh hƣởng của sở hữu nƣớc ngoài đối với các ngân hàng ở các thị trƣờng mới nổi. Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu từ các báo cáo tài chính công bố hàng năm và các đánh giá của Moody’s về sức mạnh tài chính của các ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings – BFSRs) cho 3 nhóm ngân hàng (tƣ nhân, nhà nƣớc và nƣớc ngoài) tại 7 quốc gia ở Khu vực Châu Mỹ La-tinh gia đoạn từ giữa thập niên 1990 đến năm 2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài có tác động tích cực đến sự bền vững, phát triển và hiệu quả của các các tổ chức tài chính.

Bwire (2012), đã nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của sở hữu nƣớc ngoài đến lợi nhuận của các NHTM niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Nairobi. Bài nghiên cứu dùng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng của 9 NHTM (trong đó bao gồm 3 NHTM nƣớc ngoài và 6 NHTM trong nƣớc) đƣợc niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng

Khoán Nairobi trong giai đoạn 2001-2010. Kết quả thực nghiệm cho thấy sự gia nhập của nƣớc ngoài vào hệ thống ngân hàng ở Kenya có tác động tích cực giúp thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của các NHTM nội địa.

Kiruri (2013) nghiên cứu ảnh hƣởng cấu trúc sở hữu đến chỉ số sinh lời của các NHTM ở Kenya.Với dữ liệu thu thập từ 43 NHTM từ năm 2007 đến 2011, nghiên cứu đã sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất lợi tức trên vốn tự có (ROE) để đo lƣờng kết quả hoạt động của ngân hàng, các biến độc lập là mức độ tập trung vốn, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài, tỷ lệ sở hữu trong nƣớc và tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sở hữu lớn có tác động ngƣợc chiều đến ROE, trong khi đó tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài tỷ lệ thuận với ROE. Đồng thời, tác giả cũng phát hiện ra mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ sở hữu trong nƣớc và khả năng sinh lời của các ngân hàng ở Kenya. Ngƣợc lại, sở hữu nhà nƣớc có quan hệ ngƣợc chiều với khả năng sinh lời.

Uwuigbe và ctg (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với tình hình hoạt động của 31 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Nigeria từ năm 2006 đến năm 2010. Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy với 218 quan sát, biến phụ thuộc là tỷ suất lợi tức trên tổng tài sản, biến độc lập là tỷ lệ sở hữu của cổ đông là thành viên của ban giám đốc, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài và tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, nghiên cứu này đã chỉ ra: (1) Hiệu quả hoạt động của công ty tỷ lệ thuận với tỷ lệ sở hữu của cổ đông là thành viên của ban giám đốc, tức là những công ty có tỷ lệ cổ đông là thành viên của ban giám đốc cao thì sẽ hoạt động tốt hơn; (2) Cổ đông nƣớc ngoài cũng mang lại những hiệu quả tích cực trong hoạt động của công ty, do sự quản lý công ty hiệu quả hơn, và nhờ những kỹ năng và kỹ thuật mới mà các cổ đông nƣớc ngoài này mang đến cho công ty; (3) Tầm quan trọng của cổ đông tổ chức đối với hiệu quả hoạt động của công ty, nhờ vào vai trò giám sát tốt của các cổ đông tổ chức.

Kobeissi (2012) đã nghiên cứu 249 ngân hàng ở 20 quốc gia Trung Đông và Bắc Phi trong 3 năm từ năm 2000 đến năm 2002 với 567 quan sát về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ông cũng sử dụng ROA, ROE để đo lƣờng kết quả hoạt động của ngân hàng và các biến sở hữu tƣ nhân, sở hữu nƣớc ngoài và sở hữu trong nƣớc cùng một số biến giả khác để đánh giá tác động đến ROA, ROE. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những ngân hàng tham gia vào thị trƣờng chứng khoán và những ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài chiếm đa số có hiệu quả hoạt động tốt hơn. Nghiên cứu cũng đề xuất các nhà hoạch định nên tạo điều kiện khuyến khích các ngân hàng nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ vào các ngân hàng trong nƣớc, ngân hàng nƣớc ngoài sẽ làm tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả của các ngân hàng trong nƣớc và thúc đẩy việc nâng cấp các khuôn khổ thể chế cho hoạt động ngân hàng.

Bonin và ctg (2004) đã sử dụng các dữ liệu từ năm 1996 đến năm 2000 để nghiên cứu những tác động của cấu trúc sở hữu, đặc biệt là sở hữu của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại 11 quốc gia chuyển đổi. Nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng bất cân đối của 225 ngân hàng với 856 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho rằng, các ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài, đặc biệt là có cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài thì có tác động tích cực đến lợi nhuận. Các ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài thu hút đƣợc nhiều tiền gửi và khách hàng vay hơn do chất lƣợng dịch vụ tốt hơn. Nghiên cứu cũng khẳng định, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đóng vai trò quan trọng trong tái cấu trúc các ngân hàng quốc doanh tại các quốc gia chuyển đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu đã không giải thích đƣợc nguyên nhân giảm hiệu quả phi tuyến với kích cỡ của các ngân hàng.

Nghiên cứu của Classens và ctg (2001) về ảnh hƣởng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến thị trƣờng ngân hàng trong nƣớc, với hơn 7900 quan sát từ hơn 80 quốc gia trong giai đoạn 1988-1995 đã kiểm tra sự ảnh hƣởng và mức độ tác động của sự tham gia của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến thị trƣờng ngân hàng trong nƣớc.

Nghiên cứu đã điều tra mức lãi suất ròng, chi phí, thuế và lợi nhuận giữa ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng trong nƣớc. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ngân hàng nƣớc ngoài có lợi nhuận cao hơn các ngân hàng trong nƣớc ở các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên, ở các nƣớc đã phát triển thì ngƣợc lại.

Nghiên cứu của Berger và ctg (2005) về hiệu quả hoạt động ngân hàng dƣới tác động của sở hữu tƣ nhân trong nƣớc, sở hữu nƣớc ngoài và sở hữu nhà nƣớc tại các ngân hàng Argentina trong thập niên 1990. Đề tì sử dụng phƣơng pháp hồi quy OLS với robust cluster cho bộ dữ liệu nghiên cứu là 2.290 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động sở hữu nƣớc ngoài kém hiệu quả hơn so với sở hữu tƣ nhân trong nƣớc. Kết quả này ủng hộ quan điểm của Buch (2003) trích trong Berger (2005) khi cho rằng cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài phải chịu bất lợi hoạt động quản lý từ xa, những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, môi trƣờng pháp lý, kinh tế, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin mềm với những điều kiện địa phƣơng.

Nghiên cứu của Lensink và ctg (2008) về hiệu quả ngân hàng và sở hữu nƣớc ngoài với toàn bộ dữ liệu nghiên cứu 2095 ngân hàng thƣơng mại cổ phần của hơn 105 quốc gia từ năm 1998 đến 2003. Sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng biến ngẫu nhiên (SFA), nghiên cứu tìm thấy sở hữu nƣớc ngoài tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Kết quả này cũng đƣợc giải thích nhƣ một lý thuyết thực nghiệm đầu tiên cho giả thuyết rằng các ngân hàng nƣớc ngoài có thể khó khăn hơn các ngân hàng trong nƣớc về đối phó với những quy định của nƣớc chủ nhà, các quy tắc giám sát ngân hàng, các cơ quan tƣ pháp địa phƣơng nói chung và sự tham nhũng. Vì thế, đặc biệt ở những quốc gia có quản trị điều hành yếu kém, mối quan hệ giữa sở hữu nƣớc ngoài và hiệu quả hoạt động ngân hàng là ngƣợc chiều.

Nghiên cứu của Yi và ctg (2009) nghiên cứu về tác động của việc tăng sở hữu nƣớc ngoài ở các ngân hàng trong nƣớc. Mẫu nghiên cứu là các ngân hàng ở Hàn Quốc từ năm 2001 đến năm 2006 nhằm xem xét tác động của sở hữu nƣớc ngoài đối

với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các khía cạnh: hành vi cho vay, hiệu quả quản lý, chuyển giao các kỹ thuật tài chính tiên tiến và lợi nhuận. Nghiên cứu cho thấy: Tăng sở hữu nƣớc ngoài không trực tiếp làm tăng các khoản cho vay đối với các công ty lớn. Không có bằng chứng đáng kể cho thấy tăng sở hữu nƣớc ngoài làm giảm các khoản cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; Không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa thu nhập ngoài lãi và sở hữu nƣớc ngoài. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, ở những ngân hàng có tổ chức nƣớc ngoài nắm giữ cổ phần cao, có các hoạt động liên quan đến yếu tố nƣớc ngoài cao và các hoạt động liên quan đến phái sinh thấp. Cho thấy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn có một sự quản lý ngân hàng ổn định và an toàn hơn, đặc biệt là quản lý ngoại hối, chứ không phải là biện pháp quản lý cùng chiều hơn; Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quyền sở hữu nƣớc ngoài và lợi nhuận đƣợc đo lƣờng bởi ROA. Tuy nhiên có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa sở hữu nƣớc ngoài và ROE.

Dƣới góc độ công ty khi nghiên cứu tác động của tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Võ Xuân Vinh (2014) cho rằng tỷ lệ sỡ hữu nƣớc ngoài cao thì hiệu quả hoạt động doanh nghiệp càng cao.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu dựa trên số liệu của các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007-2014. Các tác giả đã sử dụng mô hình định lƣợng đƣợc xây dựng trên mối quan hệ tƣơng quan giữa cấu trúc sở hữu, đòn bẫy tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Kết quả thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài có tác động cùng chiều đối với hiệu quả hoạt động của công ty.

Tƣơng tự các nghiên cứu trƣớc đây, đề tài cũng sử dụng ROA, ROE để làm thƣớc đo cho hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Để góp phần tăng thêm mức ý nghĩa của mô hình nghiên cứu, đề tài sẽ bổ sung thêm những biến nội

tại của ngân hàng và biến vĩ mô của nền kinh tế (lạm phát) thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng này, những vấn đề lý luận chủ yếu tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đã đƣợc luận giải thông qua việc trình bày các lý thuyết liên quan. Đồng thời tác giả cũng tìm ra đƣợc các kết quả của các bài nghiên cứu trƣớc để làm cơ sở lý thuyết cho bài luận văn. Thông qua tiếp thu các điểm cùng chiều của các bài nghiên cứu trƣớc, tác giả tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của một số NHTMCP tại Việt Nam (20 ngân hàng) và xây dựng mô hình hồi quy, quy trình hồi quy để ƣớc lƣợng mô hình đánh giá tác động của sở hữu nƣớc ngoài đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP tại Việt Nam. Điều này sẽ đƣợc trình bày cụ thể tại Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mô hình của Grigol (2011), Yi và ctg. (2009) và Kiruri (2013) làm nền tảng. Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

(1) ROA = α + β1FO + β2DG + β3LNTA + β4LATA + β5TCTI+ β6ETA + β7INF + e (2) ROE = α + β1FO + β2DG + β3LNTA + β4LATA + β5TCTI+ β6ETA + β7INF + e

Trong đó:

ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

FO Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài

DG Tăng trƣởng huy động

LNTA Quy mô ngân hàng

LATA Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản TCTI Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập ETA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

INF Tỷ lệ lạm phát

e Sai số

Giải thích và đo lƣờng các biến Biến phụ thuộc

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân

Tỷ số cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận tƣơng ứng.

Nếu tỷ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa là công ty có lãi. Tỷ số ROA càng cao cho thấy công ty làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0 cho thấy công ty

làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ đƣợc đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của công ty. Tỷ số này cũng cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân

Tỷ số cho biết mỗi đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận tƣơng ứng.

Nếu tỷ số này mang giá trị dƣơng, công ty làm ăn có lãi, nếu mang giá trị âm công ty đang thua lỗ

Hai chỉ số này đƣợc sử dụng rất phổ biến để đại diện cho hiệu quả hoạt động của các NHTMCP trong các nghiên cứu về lĩnh vực này. Grigol (2011), Hamada (2013), Yi & ctg(2009), Bonin & ctg (2003),... đã sử dụng ROA và ROE để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Do đó nghiên cứu này cũng chọn ROA và ROE để đại diện cho hiệu quả hoạt động củ các NHTMCP tại Việt Nam.

Biến độc lập

Tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FO)

Đƣợc đo bằng tỷ lệ giữa số cổ phần mà nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ so với tổng số cổ phần ngân hàng. Chỉ tiêu này đƣợc Grigol (2011), Yi & ctg (2009), Kiruri (2013) sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đây.

Nghiên cứu của Micco & ctg (2004), nghiên cứu của Crystal & ctg (2001) cho rằng sở hữu nƣớc ngoài có thể ảnh hƣởng cùng chiều vào sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng ở những thị trƣờng mới nổi.

Đối với một quốc gia đang trong quá trình phát triển nhƣ Việt Nam hiện nay, nhu cầu về vốn trong mọi lĩnh vực kinh tế là rất lớn. Ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam còn khá non trẻ và thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý điều hành hoạt động ngân hàng, quản trị các rủi ro. Nhiều ngân hàng chỉ mới hoạt động trong khoảng thời gian 20 năm, cách thức hoạt động còn khá lạc hậu chƣa tiếp cận đƣợc

các công nghệ hiện đại trên thế giới, quy mô vốn tƣơng đối thấp nên các NHTMCP Việt Nam còn một khoảng cách tƣơng đối xa so với các nƣớc khác trong khu vực và thế giới. Chính vì thế vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam ngoài việc cung cấp vốn giúp các ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh, nguồn vốn này còn có ý nghĩa trong việc tạo cơ hội cho các ngân hàng tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và tổ chức hoạt động. Ngoài ra, những nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trên thế giới cũng cho thấy kết quả những nền kinh tế tƣơng đồng với Việt Nam, sở hữu nƣớc ngoài cũng có tác động tích cực, góp phần trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP.

Từ những cơ sở đó, nghiên cứu này kỳ vọng FO có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Tăng trưởng huy động(DG)

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của ngân hàng qua từng năm. Ngân hàng nào có nguồn vốn tốt sẽ có khả năng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập và củng cố vị thế trên thị trƣờng,… Nhận thức đƣợc vai trò to lớn của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, các NHTMCP luôn tìm cách thúc đẩy hiệu quả của công tác huy động vốn.

Grigol (2011) cũng dùng DG nhƣ là một chỉ tiêu đại diện cho hoạt động hiệu quả của NHTMCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)