Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 56 - 58)

Bƣớc đầu tiên của việc phân tích kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành phân tích thống kê mô tả để có cái nhìn khái quát về kết quả nghiên cứu. Bộ dữ liệu gồm 183 quan sát đƣợc thu thập từ 20 NHTM trong khoảng thời gian 11 năm từ 2007- 2017, các số liệu chủ yếu đƣợc lấy từ BCTC của các NHTM. Sau khi xử lý số liệu với phần mềm Stata 12.0, đƣợc thống kê mô tả ở bảng 4.1 dƣới đây:

Bảng 4.1 Bảng thống kê mô tả các biến Biến Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn ROA 183 0.0001 0.0257 0.0084 0.0051 ROE 183 0.0020 0.2923 0.1065 0.0660 FO 183 0 0.3000 0.1139 0.1186 LNTA 183 3.8614 6.0800 5.0776 0.4472 LATA 183 0.0330 0.7006 0.3132 0.1280 TCTI 183 0.7072 0.9978 0.9012 0.0578 ETA 183 0.0373 0.2930 0.0861 0.0373 DG 183 -0.4915 1.4054 0.2916 0.3204 INF 183 0.0090 0.2310 0.0827 0.0598

Nguồn: Kết quả truy xuất của tác giả từ STATA 12.0 - Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP:

+ Dựa vào bảng 4.1, suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu khá đồng đều đƣợc thể hiện qua độ lệch chuẩn tƣơng đối nhỏ

0,0051. Trong giai đoạn này, ROA trung bình của các NHTMCP là 0,84% và giá trị cao nhất là 2,57%. Đây là ROA của Ngân hàng TMCP SHB khi mới thành lập vào năm 2007. Giá trị ROA nhỏ nhất là 0,01%, là giá trị ROA của ngân hàng Ngân Hàng Quốc Dân năm 2015, một năm đầy những khó khăn đối với Ngân hàng Quốc Dân sau khi thực hiện tái cơ cấu và đổi từ Ngân Hàng Nam Việt.

+ Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTMCP nằm trong khoảng từ 0,20% đến 29,23%, giá trị trung bình là 10,65% . Giá trị ROE cao nhất là giá trị mà ngân hàng Á Châu đạt đƣợc năm 2008 và giá trị nhỏ nhất là giá trị của ngân hàng Quốc Dân năm 2015. So sánh giữa ROA và ROE ta thấy sự biến động của ROE giữa các ngân hàng mạnh hơn sự biến động của ROA với độ lệch chuẩn là 0,0051 và 0,0660.

- Tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài (FO): Dựa vào bảng 4.1 có thể thấy, tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài ở Việt Nam ở các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 nằm trong khoảng từ 0% đến 30% và tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài trung bình đối với 183 quan sát này là 11,39%. Tỷ lệ sở hữu tối đa là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã thu hút một lƣợng lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Cụ thể: nếu trƣớc khi gia nhập WTO năm 2007 chỉ có 6 NHTM có nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài tham gia thì sau hội nhập, Việt Nam đã có thêm 17 NHTM có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia góp vốn (Nguyễn Thị Mùi (2013)).

- Quy mô ngân hàng (LNTA): Quy mô của các ngân hàng thƣơng mại trong nghiên cứu này nằm trong khoảng từ 3,8614 đến 6,0800, trung bình là 5,0776. Với quy mô lớn nhất thuộc về các NHTMCP có vốn nhà nƣớc: Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam.

- Vốn chủ sở hữu so với tống tài sản (ETA): Vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của các ngân hàng đƣợc nghiên cứu nằm trong khoảng từ 3,49% đến 29,30% và giá trị trung bình là 8,55% . Do kế hoạch sử dụng đòn bẩy tài chính của mỗi ngân

hàng khác nhau nên có sự chênh lệch lớn giữa các ngân hàng ở chỉ tiêu này. Giá trị ETA lớn nhất thuộc về ngân hàng An Bình và giá trị ETA nhỏ nhất là của ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2017.

- Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA): Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản trong bài nghiên cứu nằm trong khoảng từ 3,30% đến 70,06%. Giá trị trung bình là 31,32% cho thấy 30,31% giá trị tài sản ngân hàng là giá trị thanh khoản cao đáp ứng đƣợc nhu cầu vay mới hay biến động nhu cầu rút tiền một cách kịp thời của khách hàng. Tùy từng tình hình thực tế cụ thể và phong cách điều hành của nhà quản trị mà mỗi ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ này ở một mức nhất định khác nhau. Ngân hàng giữ tỷ lệ này cao nhất là ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt với mức 70,06% năm 2008 và ngân hàng giữ tỷ lệ này thấp nhất là ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2017 ở mức 3,31%.

- Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập (TCTI): Tổng chi phí trên tổng thu nhập trong bài nghiên cứu nằm trong khoảng từ 70,72% đến 99,78. Giá trị trung bình là 90,12%, giá trị này càng cao thì lợi nhuận sẽ thấp và ngƣợc lại. Ngân hàng giữ tỷ lệ này cao nhất là ngân hàng TMCP Quốc Dân với mức 99,78% năm 2015 và ngân hàng giữ tỷ lệ này thấp nhất là ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín năm 2007 ở mức 70,72%.

- Tốc độ tăng trƣởng huy động (DG): Tốc độ tăng trƣởng huy động có mức biến động khá rộng từ -49,15% đến 140,54%. Giá trị trung bình của tốc độ tăng trƣởng huy động trung bình của ngân hàng là 19,16%, với độ lệch chuẩn là 32,04%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 56 - 58)