Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 63)

Bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài (FO) có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mô hình hồi quy ROA và ROE. Với hệ số ƣớc lƣợng -0.0033 ở mô hình hồi quy ROA cho thấy FO có tác động ngƣợc chiều đến ROA, có thể hiểu là nếu tăng 1% giá trị FO, sẽ làm giảm 0.0033% giá trị của ROA. Tƣơng tự, với hệ số ức lƣợng là - 0.0934 ở mô hình ROE cho thấy FO có tác động tiêu cực đến ROE, có nghĩa là nếu tăng 1% giá trị FO sẽ làm giảm 0.0934% giá trị ROE.

Theo Đỗ Thị Thủy (2013) việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài các NHTMCP có thể tận dụng ƣu thế của họ về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy các ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣ mong đợi. Kết quả này đƣợc lý giải nhƣ sau:

Có thể thấy thành phần sở hữu nƣớc ngoài tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại (đo lƣờng bằng chỉ số ROA và ROE). Kết quả này tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Grigol (2011), Hamada (2013), ủng hộ cho quan điểm của Berger (2005) cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài hay các ngân hàng hoạt động trong môi trƣờng trong nƣớc cũng phải chịu bất lợi về hoạt động quản lý từ xa, những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, khả năng tiếp cận và xử lý thông tin.

Điều này đƣợc thể hiện qua bảng thống kê một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam về số lƣợng tham gia cuộc họp của mỗi năm và thay đổi thành viên trong Hội đồng quản trị. Bảng thống kê cho thấy số lƣợng tham gia cuộc họp của các cổ đông nƣớc ngoài trong một năm là tƣơng đối ít, chủ yếu là tham gia các cuộc họp mang tính chiến lƣợc cần thiết thông qua họp trực tiếp hoặc qua email, trực tuyến vì bất lợi của hoạt động quản lý từ xa. Theo Thanh Thƣơng (2015), cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài chỉ họp ba tháng/lần và chỉ nghe báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian ngắn (vài tiếng đồng hồ), không thể biết hết đƣợc các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Vấn đề của HĐQT sẽ khác với ban điều hành, đó là chỉ nhìn về mặt chiến lƣợc, còn thực chất những rủi ro do hoạt động kinh doanh, điều hành, không thể biết hết. Hơn nữa ở nhiều ngân hàng, đại diện cổ đông chiến lƣợc thƣờng đƣợc cử vào vị trí xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, thiên về công nghệ, hơn là biết rõ nội tình các rủi ro của ngân hàng. Cũng có trƣờng hợp, theo cam kết, cổ đông chiến lƣợc sẽ cho cử ngƣời vào ban giám đốc, thƣờng là phó tổng giám đốc, nhƣng lại phụ trách một mảng không quá liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Nên cũng không thể nắm đƣợc hoạt động cũng nhƣ những rủi ro có thể xảy ra của ngân hàng để có thể ra quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bảng thống kê còn cho thấy sự thay đổi thành viên trong Hội đồng quản trị một số ngân hàng thƣơng mại của các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài là liên tục trong thời gian ngắn. Điều này có thể gây ra sự xáo trộn, giảm hiệu quả trong điều hành hoạt động ngân hàng do không hiểu rõ tình hình hoạt động của ngân hàng. Sự loay hoay thích nghi với môi trƣờng làm việc mới của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã tự tạo ra hạn chế không nhỏ cho việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị, quản lý rủi ro, cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng. Một ví dụ có thể kể đến là trƣờng hợp của công ty Gạch Đồng Tâm. Là một trong những doanh nghiệp thuê CEO ngƣời nƣớc ngoài đầu tiên ở Việt Nam. Tháng 8 năm 2008, ông Etienne Lucien Laude, ngƣời Pháp chính thức về làm Tổng Giám đốc của Đồng Tâm. Ông Laude trƣớc đó là Giám đốc Chất lƣợng Hệ thống Tiêu chuẩn Kỹ thuật khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng của Tập đoàn Schneider Electric. Ngoài Tổng Giám đốc ngƣời Pháp, năm 2008 một Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực bất động sản ngƣời nƣớc ngoài cũng đƣợc Đồng Tâm thuê. Ông là kiến trúc sƣ ngƣời Nhật Seiji Suzuki, có 30 năm làm quản lý tại Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, chỉ hơn một năm làm việc, hai lãnh đạo ngƣời nƣớc ngoài này đều đã thôi việc ở Đồng Tâm. Lý do thôi việc đƣợc ông Võ Quốc Thắng (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm và hiện nay cũng là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Kiên Long (bổ nhiệm 25/04/2013)) đƣa ra là phƣơng pháp điều hành của CEO ngoại không phù hợp với văn hóa Công ty (Ky Anh, 2013).

Bên cạnh đó quy định giới hạn về tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài đối với các NHTMCP trong nƣớc đã không cho phép sự tham gia sâu của các cổ đông chiến lƣợc vào quá trình điều hành, quản trị ngân hàng cũng nhƣ không tạo động lực cho các cổ đông thực hiện cam kết chuyển giao công nghệ, phƣơng thức

quản trị và quản lý rủi ro, đào tạo nguồn nhân lực một cách triệt để. Một ví dụ điển hình lý giải cho trƣờng hợp này là trƣờng hợp của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). ACB là một trong những ngân hàng thƣơng mại đƣợc Standard Chartered Bank đầu tƣ góp vốn và trở thành cổ đông chiến lƣợc từ năm 2005 Khi có sự tham gia điều hành của Standard Chartered Bank, ACB đã đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội. Từ 2005 đến nay mặc dù ACB vẫn giữ đƣợc vị thế cao trong nhóm NHTMCP trong thị phần huy động và cho vay (ACB, 2010) nhƣng trong hoạt động quản trị điều hành Standard Chartered Bank giữ vai trò khá mờ nhạt và chịu sự chi phối hoạt động của nhóm cổ đông trong nƣớc thể hiện qua việc ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt với 4 tội danh, trong đó tội danh cố ý làm trái quy định nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Kiên bị cáo buộc là đã thao túng, chi phối hoạt động quản trị, điều hành ngân hàng ACB và gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng (Truy tố của Viện kiểm soát 2012). Ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tƣ ACB, nguyên Phó chủ tịch HĐQT (1994 -2008) và giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng cổ đông sáng lập của ACB (2009 – 2012). Nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên gồm bà Đặng Ngọc Lan (vợ Ông Nguyễn Đức Kiên) và CTCP Đầu tƣ Châu Á nắm 13,89% cổ phần của ACB (ACB, 2012). Trong khi đó Ông Julian Fong Loong Choon đại diện của Standard Chartered (tỷ lệ sở hữu vốn góp 15%) giữ vai trò thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) giai đoạn 2008 - 2011 và trở thành Phó Chủ tịch HĐQT của ACB vào năm 2012. Điều đó chứng tỏ Standard Chartered với tỷ lệ sở hữu vốn góp là 15% vốn góp vào ACB nhƣng có vai trò rất thấp và ảnh hƣởng không đáng kể so với nhóm cổ đông trong nƣớc trong hoạt động điều hành và quản trị hoạt động ACB.

Tỷ lệ cổ phần bị giới hạn ở mức 30% cho các nhà đầu tƣ ngoại và 20% cho một đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài vẫn đƣợc coi là nhỏ để có một tiếng nói có thẩm quyền hơn trong HĐQT, không đủ khả năng hạn chế những ngƣợc chiều diễn ra tại một ngân hàng. Điều này giống nhƣ các nhà đầu tƣ ngoại mua cổ phần với mục đích

đầu tƣ tài chính chứ không phải đầu tƣ dài hạn vào hoạt động kinh doanh ngân hàng (Minh Huệ, 2014).

Bên cạnh đó, theo Minh Hằng (2014) cũng không ít các chuyên gia cho rằng mục đích của các ngân hàng toàn cầu tham gia ngân hàng nội là để tìm hiểu thị trƣờng, chứ không đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tƣ tài chính. Điển hình là trƣờng hợp HSBC, HSBC đã bỏ nhiều công sức nhƣng lợi nhuận đầu tƣ mà họ nhận đƣợc là không đáng kể khi đầu tƣ vào Techcombank nhƣng thực tế HSBC Việt Nam mỗi năm lại cho thấy sự trƣởng thành và phát triển của mình thể hiện qua việc ngân hàng HSBC Việt Nam đã đƣợc NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng (năm 2009) lên 7.528 tỷ đồng (năm 2014). Việc tăng vốn cho phép đƣợc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch đồng thời đảm bảo đƣợc các yêu cầu an toàn trong hoạt động. Động thái HSBC tuyên bố rút ngƣời khỏi Hội đồng quản trị của Techcombank tại Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên năm 2014 là dấu hiệu cho thấy ngân hàng này cũng đang từng bƣớc thoái vốn tại Techcombank.

Hay nhƣ ANZ với Sacombank cũng vậy, đầu tƣ vào Sacombank với thời gian khá dài, nhƣng mục đích của ANZ cũng giống nhƣ HSBC, đó là tìm hiểu thị trƣờng khi đƣợc phép mở ngân hàng con tại Việt Nam. Sau khi đƣợc cấp phép lập ngân hàng con 100% vốn ngoại tại Việt Nam, ANZ đã từng bƣớc thoái vốn tại Sacombank. Cụ thể, ANZ đã thoái toàn bộ vốn cổ phần sở hữu (gần 10%) tại Sacombank vào đầu năm 2012 ngay tại giai đoạn đầy sóng gió của ngân hàng này trƣớc làn sóng thâu tóm và đổi chủ.

Xung quanh những sự kiện thoái vốn của các nhà đầu tƣ ngoại đối với các ngân hàng trên cũng có nhiều ý kiến cho rằng giữa hai bên không tìm đƣợc tiếng nói chung do một số rào cản về sự khác nhau giữa văn hóa phƣơng Đông và văn hóa phƣơng Tây, khác biệt về ngôn ngữ… gây cản trở, hạn chế đối với các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài trong việc tham gia vào hoạt động điều hành và quản trị rủi ro

cũng nhƣ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý…gia tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng (Phƣơng Anh, 2014).

Đối với mô hình hồi quy của ROA, kết quả ở bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thƣơng mại thể hiện qua hệ số ƣớc lƣợng là -0.0033 với mức ý nghĩa 10% và ở mô hình ROE hệ số ƣớc lƣợng là -0.0934 với mức ý nghĩa 1%. Điều này có thể đƣợc giải thích trong quá trình nghiên cứu vấn đề này đã xảy ra một số cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có mức độ ảnh hƣởng lớn đến lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Thực tế cho thấy hầu hết các cổ đông nƣớc ngoài tham gia vào các NHTM kể từ sau năm 2007, thậm chí một số cổ đông chiến lƣợc tham gia vào ngân hàng năm 2011 – 2012 nhƣ Qũy Cấp vốn Ngân hàng IFC và Tổ Chức Tài chính Quốc tế (IFC) trở thành cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài của Vietinbank năm 2011, Muziho Bank Ltd trở thành cổ đông chiến lƣợc của Vietcombank năm 2012. Giai đoạn 2007 – 2012 là giai đoạn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia nhiều vào các NHTM Việt Nam nhƣng theo Vietinbank (2013) bối cảnh kinh tế Việt Nam giai đoạn năm 2010-2013 chịu ảnh hƣởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công Châu Âu, các nền kinh tế lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đạt tăng trƣởng rất thấp.

Hệ thống tài chính ngân hàng cũng bị đặt trƣớc sự báo động với việc một loạt ngân hàng hàng đầu trên thế giới bị các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt thời điểm năm 2012 là năm khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đỉnh điểm của nợ xấu, sở hữu chéo cũng nhƣ sai phạm của các lãnh đạo cấp cao ngân hàng, một số ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ đến sự xuống dốc của lợi nhuận dẫn đến ROA, ROE qua các năm 2012 – 2015 càng giảm và dần hồi phục nhƣng chƣa thể trở lại thời kỳ đỉnh cao.

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng (LNTA) và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn chƣa đi đến một kết luận đồng nhất về mối quan hệ này. Trong nghiên cứu này, từ kết quả của bảng 4.8 có thể thấy rằng LNTA có tác động đến ROE chứ không tác động đến ROA. Với hệ số ƣớc lƣợng trong mô hình hồi quy là 0.0239 (mức ý nghĩa thống kê là 5%) cho thấy quy mô ngân hàng cũng tác động tích cực đến ROE. Kết quả nghiên cứu này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Ahmad và Noor (2011), Gul và ctg (2011) và ngƣợc kết quả với Sufian và Chong (2008)

Thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua, quy mô của các ngân hàng liên tục đƣợc mở rộng. Vốn điều lệ của các ngân hàng cũng tăng liên tục để đáp ứng yêu cầu tăng vốn của nhà nƣớc nhƣ: Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng (yêu cầu tăng vốn lên 1000 tỷ đồng vào năm cuối 2008 và 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2010); Quyết định số 254/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (Phấn đấu đến năm 2015 hình thành đƣợc 1-2 ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh; Tăng vốn để bảo đảm đủ mức vốn tự có theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II; Khuyến khích và tạo điều kiện các TCTD sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh, …)

Theo nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) quy mô ngân hàng nếu tăng đến một mức nào đó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động ngân hàng tuy nhiên thực tế cho thấy quy mô của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay vẫn tƣơng đối nhỏ so với các nƣớc trong khu vực thể hiện qua hình 4.1.

Nguồn: Bussiness Monitor International

Do đó, kết quả nghiên cứu trên 183 quan sát từ 20 NHTMCP tại Việt Nam từ 2007 đến 2017 đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm rõ ràng, khẳng định một lần nữa tác động cùng chiều của việc tăng quy mô ngân hàng đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (LATA)

Nhìn vào Bảng 4.8, ta thấy hệ số của ƣớc lƣợng lần lƣợt là -0.0004 và 0.0160, tuy nhiên ở cả 2 mô hình LATA đều không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này ngƣợc với kỳ vọng của nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của Bashir (2003) và Grigol (2011).

Trong hoạt động của NHTMCP thì tính thanh khoản giữ vai trò rất quan trọng. Trần Huy Hoàng (2011) chỉ ra rằng, thực tế từ cuộc khủng hoảng năm 2008 của hệ thống ngân hàng Mỹ cho thấy, hiện tƣợng thiếu hụt thanh khoản thƣờng là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn về tài chính nghiêm trọng. Hậu quả tiếp theo có thể ngân hàng sẽ mất dần các khoản tiền gửi cũ vì áp lực rút tiền ngày càng gia tăng và không thể thu hút đƣợc các tiền gửi mới do thái độ dè dặt của khách hàng. Một số ngân hàng thì trong tình trạng

482 1,926 607 462 300 2,539 30,896 1,639 1,368 237 8,079 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000

Hình 4.1. So sánh quy mô ngân hàng với các nƣớc trong khu vực

Tổng tài sản

cho vay hỗ trợ một cách miển cƣỡng vì phải huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ra, càng làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy nhiên, kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chƣa tìm đƣợc bằng chứng chứng minh đƣợc LATA có ảnh hƣởng đến ROA và ROE tại Việt Nam.

Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập (TCTI)

TCTI phản ánh khả năng kiểm soát chi phí của NHTMCP. Đây là một trong chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc quản trị ngân hàng. Các nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa TCTI và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đều nhƣ Grigol (2011), Usman (2014) đều chỉ ra rằng TCTI có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)