Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 34 - 36)

hàng thƣơng mại

Các chỉ tiêu quan trọng thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE).

2.5.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ số đo lƣờng khả năng các NHTMCP quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sẽ tạo đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã loại bỏ tác động của thuế. ROA đƣợc tính theo công thức:

ROA đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả cũng nhƣ thể hiện ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế. Ngƣợc lại, ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tƣ, cho vay không năng động hoặc do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao.

2.5.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE chính là chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Bản chất của chỉ số này là phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn mà nhà đầu tƣ đầu tƣ vào ngân hàng, cho nên luôn nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tƣ.

ROE cao thể hiện vị thế bền vững và an toàn của ngân hàng. Điều này cho thấy ngân hàng đang sử dụng hiệu quả đồng vốn cổ đông, hài hòa cân đối giữa dòng vốn đi vay và vốn chủ sở hữu, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh trong việc mở rộng quy mô hoạt động. Ngƣợc lại, ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, không hấp dẫn các nhà đầu tƣ rót vốn vào ngân hàng.

2.5.2.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng khác

Ngoài 2 chỉ tiêu ROA và ROE đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣ đã đề cập ở trên thì khi đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngƣời ta còn dùng các chỉ tiêu sau:

 Tỷ lệ thu nhập cận biên dùng để đo lƣờng khả năng sinh lời và hiệu quả của ngân hàng, bao gồm các chỉ tiêu nhƣ:

-Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin):

Tỷ lệ này đƣợc các ngân hàng quan tâm vì có thể giúp ngân hàng dự báo khả năng sinh lãi thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản có khả năng sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp. Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Ngƣợc lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.

-Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NM – Non Interest Margin):

Tỷ lệ NM càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ khác ngoài tín dụng cũng nhƣ hiệu quả của các sản phẩm dịch vụ này càng cao và ngƣợc lại.

-Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM – Net Profit Margin):

Chỉ số NPM phản ảnh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ. Tỷ lệ này càng càng cao càng tốt và ngƣợc lại.

 Thu nhập trên cổ phiếu (EPS – Earning per Share):

EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của ngân hàng càng tốt, khả năng trả cổ tức cho các cổ đông cao và giá cổ phiếu cũng có xu hƣớng tăng lên, từ đó thu hút vốn đầu tƣ nhiều hơn.

 Tỷ lệ tài sản sinh lời:

Trong đó, tổng tài sản sinh lời bao gồm các khoản cho vay, cho thuê, đầu tƣ chứng khoán. Tỷ lệ này càng cao thể hiện năng lực quản lý tài sản sinh lời của ngân hàng càng hiệu quả và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 34 - 36)