Đối với thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam (Trang 37 - 39)

Lịch sử về thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc (KSE) ra đời và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1956. Ý tưởng thành lập sàn giao dịch CKPS của Hàn Quốc xuất hiện từ giữa những năm 1980 khi CKPS bắt đầu được giao dịch tập trung trên một số thị trường ở châu Á như Nhật Bản, Singapore và Hồng Kông. Quá trình chuẩn bị cho thị trường này kéo dài suốt 9 năm (từ năm 1988 - 1996). Năm 1993 đánh dấu sự kiện quan trọng TTCK phái sinh Hàn Quốc chính thức ra đời. Tháng 5/1996, lần đầu tiên các công cụ phái sinh và chỉ số các hợp đồng chứng khoán tương lai (KOSPI 200) được đưa ra dựa trên việc tính toán chỉ số giá cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc. Hơn 1 năm sau các cơ quan quản lý ngành chứng khoán Hàn Quốc quyết

định đưa thị trường quyền chọn KOSPI 200 vào hoạt động tháng 7/1997. Năm 1999, nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của TTPS đối với nền kinh tế, Hàn Quốc đã thành lập SGD phái sinh KOFEX (Korea Futures Exchange) để tổ chức giao dịch các CKPS, lúc này HĐTL/HĐQC trên chỉ số KOSPI 200 vẫn được tổ chức giao dịch trên SGD cổ phiếu KSE. Vào năm 2005 3 SGD gồm SGD cổ phiếu Hàn Quốc (KSE), SGD cổ phiếu KOSDAQ và KOFEX hợp nhất thành SGDCK Hàn Quốc (KRX- Korea Exchange). Tháng 7/2015, KRX đã giới thiệu và niêm yết mới HĐTL và HĐQC trên chỉ số cổ phiếu KOSPI 200 với quy mô nhỏ (Mini KOSPI 200 Futures&Options), mở ra cơ hội kinh doanh cũng như phòng vệ rủi ro cho nhiều đối tượng nhà đầu tư. Với chi phí gia nhập thị trường thấp (ký quỹ thấp hơn), HĐTL và HĐQC chỉ số KOSPI 200 mini được KRX kỳ vọng sẽ thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, thúc đẩy thanh khoản cũng như cải thiện cơ chế xác định giá trên thị trường.

Hiện tại trên KRX sản phẩm phái sinh được giao dịch với 2 dạng hợp đồng: HĐTL và HĐQC. Các tài sản được chọn làm hàng hóa cơ sở được đa dạng hóa như: chỉ số chứng khoán, lãi suất, tỷ giá, hàng hóa (vàng)...

Những chính sách nổi bật trên TTPS của Hàn Quốc

Nhằm gia tăng bảo vệ nhà đầu tư, cơ quan quản lý đã thực hiện tăng hệ số nhân của HĐQC chỉ số KOSPI 200 (vào năm 2011) kéo theo việc gia tăng giá trị hợp đồng và gia tăng mức ký quỹ giao dịch, tăng chi phí gia nhập thị trường để hạn chế các nhà đầu tư nhỏ. Bãi bỏ các tài khoản giao dịch đặc biệt để giao dịch HĐQC, tăng yêu cầu ký quỹ cơ bản (basic deposite requirement) đối với HĐTL (lên 30 triệu Won) và HĐQC (lên tới 50 triệu Won).

Đặc biệt, bất kỳ nhà đầu tư cá nhân mới nào cũng phải trải qua 30 giờ đào tạo và 50 giờ thực hành nếu muốn giao dịch trên thị trường, điều này đã phần nào hạn chế số lượng nhà đầu tư tham gia. Điều này đã khiến giao dịch phái sinh trở nên không hấp dẫn và làm giảm năng lực cạnh tranh của TTCKPS Hàn Quốc so với các thị trường khác trên thế giới.

TTCKPS của Hàn Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn bất ngờ từ những rủi ro phát sinh trong hệ thống giao dịch và quy trình bù trừ thanh toán.

Vào ngày 12 tháng 12 năm 2013, HanMag, thành viên của KRX, đã tham gia hơn 36,000 lệnh liên quan đến Kospi 200 Index Options. Tuy nhiên, do sử dụng sai

biến trong một thuật toán thương mại (nghĩa là, mã hoá số ngày sai cho đến khi hết hạn. HanMag bán chỉ một vài Won mỗi hợp đồng, trong khi mua lại hợp đồng một vài nghìn Won, nó kéo dài chỉ trong vài phút: Kết quả là HanMag đã giao dịch lỗ hơn 46 tỷ Won (43.6 triệu USD). Vào thời điểm đó, KRX không có quyền truy cập vào các thiết bị chuyển mạch ngắt kết nối thành viên và không có chính sách lỗi nào làm mất hiệu lực các giao dịch bên ngoài băng tần quy định. Vào ngày 3 tháng 1, KRX đã đưa ra một thông báo cho các thành viên của mình về vấn đề HanMag và yêu cầu các bên tự nguyện trả lại lợi nhuận cho các giao dịch sai lầm. Một vài đối tác đã trả lại lợi nhuận từ các giao dịch độc quyền, nhưng phần lớn tiền vẫn không được trả lại. Sự thất bại của HanMag có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế có hại cho các thành viên khác của KRX, bởi vì khoản đền bù đã bao gồm các khoản tiền gửi thành viên trong "Quỹ Đền bù Chung" số tiền HanMag không thanh toán cho KRX do lỗi của công ty 42.5 tỷ Won (39.6 triệu USD).

Vào ngày 16/01/2014, Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC), giám sát của FSS, thông báo rằng đến ngày 30/6/2014, sẽ có những quy định mới sẽ cho phép KRX có quyền huỷ bỏ lệnh nếu các giao dịch "bị coi là đe doạ đến an ninh của thương mại", và rằng những người đặt lệnh không đúng sẽ bị phạt tiền hoa hồng. FSC cũng có kế hoạch đưa ra các giới hạn về mức chênh lệch giá đối với giao dịch kỳ hạn và quyền chọn, cũng như khuyến khích các công ty chứng khoán tự nguyện tăng cường các tiêu chuẩn kiểm soát nội bộ của mình để ngăn cản các lệnh sai. Hàn Quốc đưa ra các quy định về kiểm soát giao dịch thuật toán (năm 2013); Tài liệu hướng dẫn về quản lý rủi ro trong giao dịch thuật toán (năm 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu việc vận hành và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)