Thị trường CKPS Việt Nam được triển khai chưa lâu, Các bài học từ các nước đi trước luôn là một việc hết sức quan trọng, từ 3 thị trường kể trên trong đó có 2 thị trường đã phát triển là TTCKPS Singapore và TTCKPS Hàn Quốc giúp chúng ta định hướng được tương lại dài hạn của thị trường. TTCKPS Trung Quốc đi vào hoạt động hơn 10 năm nhưng sản phẩm trên thị trường vẫn khá đơn giản (HĐTL chỉ số và HĐTL trái phiếu), những sai lầm từ thử nghiệm TTCKPS Trung Quốc giúp chúng ta tránh được và vận hành thị trường của mình một cách trơn tru và thành công.
Thứ nhất đảm bảo chất lượng nhà đầu tư tham gia TTCKPS. Trên TTCKPS Singapore quy định “Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái sinh chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về chứng khoán phái sinh, không yêu cầu vốn tối thiểu”. Còn trên TTCKPS Hàn Quốc quy định “Nhà đầu tư mới tham gia thị trường phải qua ít nhất 30 giờ đào tạo và 50 giờ thực hành giao dịch”. Cách làm của 2 thị trường đều là chọn lọc nhà đầu tư cho thị trường cũng như bảo vệ nhà đầu tư bằng cách nâng chuẩn hiểu biết để tham gia thị trường. Nhưng kết quả ban đầu của 2 thị trường là khác nhau trong khi SGX thu hút được khách hàng thì KRX lại sụt giảm khách hàng trong thời gian đầu sau khi ra quy định. Nguyên nhân của sự khác biệt này là thời điểm ra quy định, SGX ra quy định ngay khi thành lập thị trường còn KRX ra quy định năm 2011 sau khi xảy ra khủng hoảng kinh tế (2008) xảy ra. Quy định về nhà đầu tư thực sự cần thiết cho một thị trường mới như TTCKPS, để tránh những sai lầm đáng tiếc về con người Việt Nam cần xem xét đưa các điều kiện của nhà đầu tư vào thị trường.
Thứ hai đảm bảo hệ thống kỹ thuật đủ điều kiện để vận hành thị trường.
Lịch sử KRX cho thấy sai lầm lớn của Công ty chứng khoán HanMag đã có những tác động không nhỏ tới uy tín của thị trường Hàn Quốc. Những lỗi của hệ thống kỹ thuật làm SGX tạm dừng giao dịch gây hoang mang cho nhà đầu tư. Trên TTCKPS chỉ cần một lỗi nhỏ cũng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, Việt Nam cần đầu tư
hệ thống kỹ thuật một cách hợp lý để không bước vào các vết xe đổ của các thị trường đàn anh rất đáng học hỏi.
Thứ ba thị trường phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ không chồng chéo.
Tại TTCKPS Trung Quốc lý do chính cho sự thất bại của các thí điểm tại Trung Quốc là giá của các sản phẩm phái sinh tài chính trên thị trường tài chính Trung Quốc không phải là hoàn toàn quyết định của thị trường. Chính phủ vẫn kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ bất chấp việc sáp nhập hoàn toàn tỷ giá hối đoái; lãi suất thị trường thực đã không được hình thành bởi vì chính phủ kiểm soát tiền gửi và lãi suất cho vay và tỷ lệ lợi nhuận của tín phiếu kho bạc chính thức. Cho đến hiện nay sự chồng chéo giữa các cơ quan quản lý làm TTCKPS Trung Quốc khó phát triển như tốc độ phát triển của SGX hay KRX. Một cơ quan quản lý thống nhất nên được thành lập để giám sát và điều tiết thị trường các sản phẩm phái sinh của Việt Nam.
Thứ tư kiểm soát chặt thị trường không để các trường hợp thao túng giá, bong bóng giá xảy ra. Với kinh nghiệm thực tế từ TTCK Việt Nam tình trạng vỡ bong bóng chứng khoán năm 2017, cũng như tình trạng thao túng giá từ thử nghiệm TTCKPS tại Trung Quốc; Việt Nam cần phải có sự kiểm soát thường xuyên đến thị trường, đưa ra các quy định về ký quỹ chặt chẽ các mức cảnh báo và xử lý các tình trạng thiếu hụt thanh khoản kịp thời. Các trường hợp thiếu khả năng thanh toán cơ quan quản lý thị trường cần giải quyết ngay tránh đỗ vỡ dây chuyền.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về CKPS, TTCKPS, các điều kiện phát triển TTCKPS, nêu ra được TTCKPS ra đời là một điều tất yếu trong thị trường tài chính. Phần tiếp theo trong chương một trình bày về các sản phẩm phái sinh: HĐKH, HĐTL, HĐQC, HĐHĐ.
Đưa ra những lợi ích khi giao dịch chứng khoán phái sinh. Tiếp theo chương 1 trình bày các điều kiện để phát triển TTCKPS: điều kiện về hàng hóa, điều kiện về cơ sở pháp lý, điều kiện về kinh tế và điều kiện kỹ thuật. Đây là những điều kiện quan trọng cần khảo sát nhằm thấy được thực trạng sự hoạt động của TTCKPS tại Việt Nam, cũng như các giải pháp cần hướng tới nhằm xây dựng TTCKPS ngày càng lớn mạnh.
Chương 1 cũng giới thiệu sơ lược ba TTCKPS: SGX, KRX và CFFEX và các bài học kinh nghiệm từ ba thị trường trên. Đây là những bài học rất quan trọng nhất là bài học từ TTCKPS Trung Quốc bài học của thị trường thành lập sau nhưng gặp rất nhiều khó khăn để triển khai. Và các bài học từ hai TTCKPS của hai nước phát triển Singapore và Hàn Quốc cho chúng ta thấy những bước đi đúng đắn cũng như các cách phòng ngừa rủi ro trên thị trường. Tổng quan những vấn đề vừa trình bày sẽ là cơ sở để đi vào phân tích thực trạng TTCKPS Việt Nam và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường này.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN