8. Cấu trúc của luận văn
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Quản lý dạy học nghề phổ thông
Dạy học nghề phổ thông được thực hiện trong các trường phổ thông và trong các trung tâm GDNN - GDTX, nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, nên việc quản lý DHNPT cũng tuân theo 4 chức năng quản lý cơ bản, đó là: Xây dựng kế hoạch DHNPT, tổ chức DHNPT, DHNPT và kiểm tra đánh giá DHNPT.
Quá trình dạy học là quá trình trang bị,cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, những kĩ năng nghề nghiệp nhất định, đó là cơ sở tạo nguồn nhân lực cho xã hội, phục vụ xã hội. Do vậy, để quá trình dạy học đạt kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu nguồn năng lực, nó địi hỏi phải có một nền khoa học, kĩ thuật tiên tiến, mơi trường giáo dục lành mạnh, đó là mối quan hệ hữu cơ thống nhất và hỗ trợ nhau trong một hệ thống.
Quản lý dạy học nghề phổ thơng có tính chất độc lập tương đối đối với các nhiệm vụ khác trong trung tâm, bởi vậy công tác quản lý dạy học nghề phổ thơng thực hiện có hình thái riêng, mọi chức năng quản lý đều bám sát mục tiêu DHNPT do nhà trường đặt ra. Công tác quản lý DHNPT cần được xem xét có thực hiện được hiệu quả khi cơng tác quản lý dạy học nghề phổ thông được chú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trọng, các nhà quản lý bổ sung và thực hiện mục tiêu DHNPT.Chính vì vậy quản lý dạy học nghề phổ thông được thực hiện liên tục và ngày càng hoàn thiện, những người quản lý lĩnh vực này phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển trước thực tiễn, luôn bổ sung kinh nghiệm và cách thức quản lý mới.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý dạy học nghề phổ thông là sự tác động có
chủ đích của chủ thể quản lý (Giám đốc trung tâm dạy nghề phổ thông) đến hoạt động dạy học nghề phổ thông thông qua các chức năng quản lý, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu dạy học nghề phổ thơng.