8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm GDNN
3.2.1. Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN
GDTX Hịa An phù hợp với tình hình thực tiễn
3.2.1.1.Mục đích
Kế hoạch là cương lĩnh hành động của một tổ chức. Để đạt mục tiêu trên trong dự kiến, kế hoạch được xem như một công cụ quản lý, kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của người quản lý. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học của TTCM và GVBM là làm cho hoạt động dạy học theo định hướng để đạt được mục tiêu. Vì kế hoạch dạy học là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch.
Biện pháp này nhằm tạo điều kiện giúp cho GV có tính chủ động, “quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm” trong kế hoạch dạy học của mình. Kế hoạch dạy học phải làm sao vừa đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chương trình dạy học nghề phổ thông.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
* Lập kế hoạch dài hạn:
- Xác định thời gian cho cả khóa đào tạo cho một nghề cụ thể: tổng thời gian cho cả khóa học, thời gian học lý thuyết và thực hành, thời gian, địa điểm thi cấp chứng chỉ.
- Xác định các nội dung giảng dạy. - Xây dựng kế hoạch phân công GV.
- Xây dựng kế hoạch phân công địa điểm học tập và có kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị.
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm và học tập giữa GV và các cơ sở sử dụng lao động.
- Xây dựng kế hoạch công tác quản lý, kiểm tra kế hoạch, nội dung giảng dạy. * Lập kế hoạch ngắn hạn: cho từng năm học, từng học kỳ và từng giờ lên lớp của GV.
- Lập kế hoạch năm học phải là công việc thường xuyên trong quá trình phối hợp giữa trung tâm và các trường THC, THPT trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học trước và kế hoạch chiến lược phát triển trong quá trình dạy học ở những năm học mới.
- Lập kế hoạch chi tiết cho từng giờ lên lớp: xác định mục tiêu bài giảng; phân tích nội dung bài giảng; Phân phối thời gian và phương pháp hướng dẫn cho từng nội dung bài giảng; Chuẩn bị điều kiên, phương tiện cho hoạt động dạy và học.
3.2.1.3. Cách thực hiện
Để quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học nghề phổ thông, thông thường cán bộ quản lý trung tâm, phải tập trung thực hiện tốt các công việc như sau:
- Đối với Giám đốc trung tâm:
+ Giám đốc trung tâm tập hợp các văn bản pháp quy của Bộ Lao động thương bình và xã hội, Bộ GD&ĐT về quy chế chuyên môn như: quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm, các chỉ thị về nhiệm vụ năm học, qui định về khen thưởng, thi đua,... Từ đó cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của GV và học viên. Nguyên tắc của việc lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện trước tiên phải tuân thủ các quy chế văn bản pháp quy một cách nghiêm túc. Trên cơ sở xây dựng được mục tiêu kế hoạch, trung tâm chỉ đạo xây dựng được kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định quy chế và nề nếp dạy học sát với thực tiễn.
+ Trong việc lập kế hoạch xây dựng DHNPT, lãnh đạo trung tâm phải tìm hiểu và nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung quy chế văn bản pháp quy hướng dẫn để từ đó có thể lập được kế hoạch một cách toàn
diện. Trong kế hoạch nêu được các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ đã đề ra; bố trí sắp xếp lực lượng, phân cơng nhiệm vụ.
+ Phân công ban giám đốc, tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy thông qua sổ ghi đầu bài, vở ghi HS hàng tuần để nắm tiến độ thực hiện kế hoạch bộ môn. Đồng thời, thông qua kiểm tra và đề nghị của GV có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện kế hoạch. Đưa kết quả việc lập và thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV là một tiêu chí để đánh giá thi đua, xếp loại GV.
- Đối với giáo viên:
+ Lập kế hoạch chuyên môn theo kế hoạch cụ thể mà Ban giám đốc đưa ra. + Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc kế hoạch chuyên mơn của mình khi đã được Ban giám đốc phê duyệt.
+ Thường xuyên kiểm tra thực hiện đúng theo kế hoạch để kịp thời bổ sung, điều chỉnh sao cho phù hợp với từng nội dung chương trình và điều kiện thực tiễn của đơn vị.
- Đối với học viên: Thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch của giáo viên về nội dung chương trình mơn học cũng như các nội quy, quy định của Ban giám đốc và của giáo viên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- Các văn bản của các Bộ ngành cấp trên quy định về nhiệm vụ trọng tâm
của năm học, những chỉ tiêu, phong trào của ngành trong năm học.
- Trung tâm phải đưa ra những nguyên tắc cụ thể để đảm bảo kế hoạch, hiệu quả của các hoạt động.
- Kế hoạch dạy học cần phải linh hoạt có thể điều chỉnh được phù hợp với thực tiễn.