8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông tại Trung tâm GDNN
3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông
hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh
3.2.3.1.Mục đích
- Tạo mối liên hệ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa trung tâm với các trường phổ thơng để tìm tiếng nói chung, sự đồng thuận trong các hoạt động dạy học
và giáo dục nhất là dạy học nghề phổ thông gắn với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.
- Trung tâm và các trường phổ thơng có kế hoạch phối hợp trong quản lý giờ tự học, kế hoạch, nội dung học tập của học sinh.
- Góp phần thực hiện đào tạo thế hệ trẻ thông qua môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
- Huy động được cộng đồng sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT nói chung và chất lượng dạy học nghề phổ thơng nói riêng đặc biệt phát huy sự phối hợp giữa trung tâm và các trường phổ thông đối với học viên xa nhà, trọ học.
3.2.3.2. Nội dung
Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của q trình phát triển nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp tiên tiến. Hướng nghiệp có tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược giáo dục quốc gia, nhất là trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước. Trong trường phổ thông, thực chất của công tác hướng nghiệp cho học sinh là quá trình giáo dục nhằm điều chỉnh động cơ hứng thú nghề nghiệp của các em nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các nhân với xã hội, giữa cá nhân với nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và đạt năng suất cao.
Bởi vậy, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là một hệ thống biện pháp giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý ý thức, kĩ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú và năng lực của bản thân.
Quá trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng là q trình định hướng nghề nghiệp, là quá trình giáo dục liên tục: giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng, giáo dục lao động, thơng tin định hướng nghề… đó là q trình theo đơi, phát hiện, bồi dưỡng tri thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, quá trình củng cố sức khỏe và khả năng tâm sinh lý để định hướng nghề cho các em.
3.2.3.3.Cách thực hiện
- Đối với trung tâm:
+ Chọn phương án dạy nghề tốt nhất. Vấn đề tổ chức, quản lý dạy học nghề phổ thơng có 1 trong các phương án sau:
Phương án 1: Tổ chức dạy học tại trường phổ thông, giáo viên trung tâm dạy Phương án 2: Trường phổ thông tự tổ chức dạy
Phương án 3: Tổ chức dạy nghề tại trung tâm GDNN- GDTX
Đối tượng học sinh theo học ở trung tâm là “ một trị hai trường”. Tình trạng phức tạp này địi hỏi phải có sự phối kết hợp chắt chẽ giữa trung tâm với các trường phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh.
+ Trung tâm xem xét và lựa chọn thực hiện dưới các hình thức sau: giáo dục hướng nghiệp qua dạy các mơn văn hóa, giáo dục hướng nghiệp qua dạy các môn kỹ thuật, giáo dục dạy nghề phổ thông và lao động sản xuất; giáo dục hướng nghiệp qua tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp trong các tiết học với nội dung, chương trình; giáo dục hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan, ngoại khóa, các phương tiện thơng tin đại chúng, gia đình và các tổ chức xã hội. Dạy nghề phổ thông được thuận lợi khi quá trình giáo dục hướng nghiệp được tiến hành liên tục trong nhà trường. Nhờ có giáo dục hướng nghiệp học sinh có sự nhận thức, định hướng về nghề và sự phù hợp nghề của xã hội với bản thân. Chọn nghề đúng sẽ giúp cho học sinh thích ứng được với nghề và tin tưởng, phấn khởi học nghề. Trong quá trình học nghề giúp học sinh có quan điểm nghề nghiệp đúng mức, tạo cho học sinh có cơ hội hành nghề về sau.
+ Tổ chức các hội nghị của trung tâm với các trường phổ thông để lấy ý kiến. Các đơn vị thống nhất chung việc dạy học nghề phổ thông tại các trường phổ thông theo một hợp đồng trách nhiệm giữa hai bên. Sau đó, trung tâm kiểm tra cơ sở vật chất ở các trường phổ thơng xem có đảm bảo u cầu để dạy học nghề hay khơng, có kế hoạch kiểm tra, thông báo thời gian cụ thể cho các trường phổ thông chuẩn bị.
- Đối với các trường phổ thông:
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học về dạy học nghề phổ thông cho các em học sinh gắn với việc định hướng nghề nghiệp cho các em.
+ Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để trung tâm kiểm tra, đảm bảo việc dạy nghề phổ thông đạt chất lượng.
+ Thực hiện theo bản hợp đồng trách nhiệm đã thống nhất với trung tâm. - Trong các năm học trước, việc dạy học nghề phổ thông đều được trung tâm chủ động về thời gian, địa điểm tổ chức dạy học nghề phổ thông, làm cho các trường phổ thông thường bị động trong công tác dạy học nghề cho các em học sinh. Nếu cả hai bên có sự thơng hiểu và nhận thấy rõ trách nhiệm của mình, thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau, thông qua kế hoạch cụ thể và một mẫu hợp đồng trách nhiệm đào tạo thì cơng tác dạy học nghề phổ thơng với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho các em học sinh sẽ đạt kết quả cao. Chúng tôi xin đưa ra mẫu hợp đồng giữa trung tâm và các trường phổ thông như sau:
Hợp đồng trách nhiệm
Trường phổ thông Trung tâm GDNN- GDTX
- Cử giáo viên tham gia quản lý học sinh học nghề tại trung tâm
- Bố trí, sắp xếp học sinh một lớp nghề không nên vượt quá 3 lớp học văn hóa, khơng nên tách nam riêng, nữ riêng.
- Thường xuyên quan tâm, nhắc nhở đơn đốc học sinh của mình chấp hành tốt nội quy học tập của trung tâm
- Thu học phí theo quy định của UBND huyện (nếu đơn vị nào thu giúp trung tâm,
- Tiếp nhận học sinh đến học, lập sổ kiểm danh, sổ điểm, hồ sơ hướng nghiệp và hồ sơ phạm quy của học sinh để hàng tháng nhà trường tham khảo. Trung tâm gửi về trường bảng điểm có ghi nhận xét ý thức học tập của học sinh.
- Trung tâm trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ thực hành cho
Hợp đồng trách nhiệm
Trường phổ thông Trung tâm GDNN- GDTX
trung tâm sẽ trích % học phí thu được theo quy định trả lại cho nhà trường).
- Nếu nhà trường huy động, hoặc có nhu cầu cho học sinh nghỉ học nghề tham gia các hoạt động khác của trường cứ giáo viên tham gia quản lý học sinh học nghề tại trung tâm.
học sinh thực hành.
- Phục vụ nước uống, thuốc y tế, trông coi bảo vệ tài sản, đảm bảo an ninh cho học sinh.
- Cuối khóa tổ chức thi xác nhận và cấp chứng chỉ NPT cho học sinh đạt yêu cầu.
Trách nhiệm chung: Hai bên phải thường xuyên trao đổi thông tin và cùng nhau phối hợp giải quyết các trường hợp vi phạm nội quy, nề nếp học tập…
Ngồi ra trung tâm cịn liên kết chặt chẽ với các trường chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp để đưa học sinh tới tham quan. Mặt khác, chủ động đề xuất, tham mưu với chính quyền địa phương, với Sở GD&ĐT để tổ chức hội nghị giám đốc các cơng ty, các xí nghiệp Nhà nước và tư nhân, chủ nhiệm các hợp tác xã… để thống nhất các biện pháp liên kết, tạo điều kiện cho công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh.
Với huyện Hòa An, thời gian qua chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp với DHNPT. Giáo dục hướng nghiệp chưa đi sâu vào tìm hiểu thực tế địa phương, tìm hiểu nguyện vọng của học sinh. Trong thời gian tới cần sử dụng hình thức thăm quan ngoại khóa, tìm hiểu các thơng tin đại chúng, lấy ý kiến của các gia đình về định hướng nghề trong tương lai để đề xuất học nghề cho phù hợp.
Nội dung tư vấn cho học sinh và phụ huynh cần cụ thể: dự báo trong thời gian tới xã hội cần phát triển những ngành nghề gì?
Đối với huyện Hịa An trong q trình dịch chuyển cơ cấy nên kinh tế, cần lựa chọn dạy những nghề phù hợp, vừa có lợi trước mắt vừa có lợi lâu dài.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Giám đốc trung tâm phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài và phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.
- Mọi thành viên trong trung tâm, đặc biệt là các giáo viên dạy học nghề phổ thơng phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan khi dạy tại các trường phổ thông trong việc bảo quản, sử dụng và đề xuất mua sắm các thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Phải có đủ các phịng học bộ mơn, phịng thực hành, phịng học tin học và phịng đựng các thiết bị thí nghiệm của trung tâm khi đi dạy học nghề tại các trường phổ thông.
- Đưa việc thực hiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông là một tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại thi đua của hai đơn vị.