Tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 107 - 127)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.2. Tính khả thi

Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi ở câu 2 (phục lục 3) với các chuyên gia, kết quả thu được qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thăm dị tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp quản lý

Rất khả

thi Khả thi Không khả thi Điểm TB X Thứ bậc SL % SL % SL % 1

Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN -GDTX Hòa An phù hợp với tình hình thực tiễn 31 86,11 5 13,89 0 0,00 2,86 3 2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX

34 94,44 2 5,56 0 0,00 2,94 1

3

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng 30 83,33 6 16,67 0 0,00 2,83 4 4

Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh

33 91,67 3 8,33 0 0,00 2,91 2

5

Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An

28 77,78 8 22,22 0 0,00 2,78 5

6

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông

27 75,00 9 25,00 0 0,00 2,75 6

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Tính khả thi của các biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức rất khả thi với điểm trung bình của nhóm là 2,85. Tất cả các biện pháp được đánh giá ở mức độ rất khả thi với điểm trung bình từ 2,75 đến 2,94; trong các biện pháp đề xuất khơng có ý kiến nào đánh giá là khơng khả thi.

Biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX (bằng 94,44%) đánh giá là rất khả thi, 2 ý kiến (bằng 5,56%) đánh giá là khả thi và điểm trung bình là 2,94.

Biện pháp được đánh giá ít khả thi hơn cả là biện pháp 6 với 27 ý kiến (chiếm 75%) đánh giá ở mức rất khả thi, 9 ý kiến (bằng 25%) đánh giá là khả thi và điểm trung bình là X = 2,75.

Căn cứ kết quả về thứ bậc của các biện pháp ta thấy được sự tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất là rất thống nhất, rất chặt chẽ. Điều đó chứng tỏ việc đề xuất các biện pháp quản lý của Giám đốc đối với DHNPT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An là khoa học và hợp lý.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý và qua việc phân tích kết quả khảo sát thực tế ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng, luận văn đã đề xuất tám biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm đối với DHNPT ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An trong giai đoạn hiện nay đó là: Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX Hịa An phù hợp với tình hình thực tiễn; Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHNPT cho giáo viên tại trung tâm GDNN - GDTX; Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng; Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh; Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học nghề

phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thông.

Các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm đối với hoạt động dạy học mà luận văn đưa ra trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn quản lý Trung tâm của Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lượng DHNPT của trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An những năm tiếp theo.

Các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Vì vậy, Giám đốc Trung tâm cần phân tích, nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhằm khai thác triệt để thế mạnh riêng của mỗi biện pháp sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm trong từng thời điểm khác nhau. Cả 6 biện pháp đề xuất ở trên đều được các chuyên gia đánh giá là cần thiết và khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu tạo điều kiện cho mọi người được học tập để nước ta trở thành một xã hội học tập thì vai trò, nhiệm vụ của Trung tâm GDNN - GDTX ngày càng quan trọng và rộng lớn. Do đó, hoạt động của Trung tâm GDNN - GDTX phải mở ra nhiều lĩnh vực giáo dục và các trình độ khác nhau đáp ứng mọi nhu cầu học tập của cộng đồng đặc biệt là công tác DHNPT. Tuy nhiên, hiện nay DHNPT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hịa An. Vì vậy cơng tác quản lý phải chú trọng đến hoạt động DHNPT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả DNPT ở GDNN - GDTX là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản nhất.

Với nhận thức đó, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn nhằm đề ra được những biện pháp cơ bản khả thi trong công tác quản lý của Trung tâm GDNN - GDTX đối với hoạt động DHNPT của đội ngũ giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, thành phố Cao Bằng. Tuy nhiên các biện pháp quản lý không phải là biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống. Do vậy việc vận dụng các biện pháp ấy như thế nào đạt hiệu quả nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, bản lĩnh và nhạy cảm của Giám đốc Trung tâm.

1.1 Lý luận

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm về dạy học, nghề phổ thông, dạy học nghề phổ thông, quản lý DHNPT, biện pháp quản lý DHNPT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý DHNPT. Quản lý DHNPT ở Trung tâm nhằm để lãnh đạo, tổ chức và điều khiển sao cho hoạt động này đạt được mục đích đảm bảo nội dung chương trình do Bộ GD&ĐT quy định đối với DHNPT, đồng thời chỉ đạo giáo viên vận dụng phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt dạy học truyền thống và hiện đại, kết hợp với kiểm tra đánh giá một

cách khoa học, chính xác từng bước nâng cao hiệu quả DHNPT đáp ứng yêu cầu mục tiêu GD& ĐT đối với hoạt động DHNPT.

1.2. Thực trạng

Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ về tình hình quản lý của Trung tâm đối với DHNPT của giáo viên và học sinh trung tâm. Đặc biệt luận văn đã chỉ rõ thực trạng quản lý DHNPT ở Trung tâm với mỗi nội dung, tác giả đã thu thập được những ý kiến đánh giá tin cậy từ hai nhóm khách thể điều tra (Cán bộ quản lý và giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng) qua kết quả điều tra có thể khẳng định công tác quản lý của Trung tâm đối với DHNPT nói chung.

Qua nghiên cứu thực trạng DHNPT của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hịa An tơi thấy được các nhà quản lý trung tâm đã sử dụng rất nhiều biện pháp quản lý về thực hiện chương trình, thực hiện quy chế chuyên môn, thường xuyên quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc DHNPT... Song việc giám sát thường xuyên của Giám đốc Trung tâm đối với DHNPT còn nhiều bất cập, chủ yếu là dựa vào sự tự giác của giáo viên, CBQL chưa lắng nghe ý kiến học sinh, chưa tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm ít qua việc học tập kiến thức về quản lý. Từ đó chưa tạo nề nếp DHNPT ở trung tâm.

1.3. Đề xuất các biện pháp

Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, luận văn đã đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của DHNPT như sau:

- Lập kế hoạch quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX Hịa An phù hợp với tình hình thực tiễn;

- Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý DHNPT cho đội ngũ cán bộ quản lý tại trung tâm GDNN - GDTX;

- Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức DHNPT ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng;

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trung tâm với các trường phổ thông theo hướng gắn dạy nghề phổ thông với hoạt động hướng nghiệp cho học sinh;

- Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá dạy học nghề phổ thông;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực để nâng cao hiệu quả dạy học nghề phổ thơng.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng bổ sung cho nhau trong việc đẩy mạnh nâng cao hiệu quả trong công tác DHNPT.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo Cao Bằng và UBND huyện Hòa An

- Hằng năm cần tổ chức các cuộc Hội thảo về đề tài quản lý DHNPT để cán bộ quản lý các trung tâm có điều kiện học tập kinh nghiệm và giao lưu.

- Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên; tổ chức hội thảo về đổi mới phương pháp DHNPT; phương pháp sử dụng thiết bị dạy học, kĩ năng thực hành nghề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các giờ học lý thuyết và thực hành.

- Tham mưu tốt hơn nữa với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các Trung tâm.

2.2. Đối với Trung tâm GDNN - GDTX huyện Hòa An

- Giám đốc trung tâm cần vận dụng những kiến thức lý luận về khoa học quản lý giáo dục, quản lý trung tâm và quản lý DHNPT trong trung tâm, phân tích sâu sắc thực tiễn trung tâm để có những biện pháp quản lý thích hợp nâng cao hiệu quả DHNPT của trung tâm.

- Giám đốc trung tâm cần xây dựng và duy trì tốt kỷ cương, nề nếp dạy học nói chung và DHNPT nói riêng trong trung tâm, coi đây là nền tảng cơ sở để có thể thực hiện tốt các biện pháp quản lý khác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động DHNPT, hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra.

- Giám đốc trung tâm cần xây dựng kế hoạch tổ chức cho giáo viên, học sinh tham quan, học tập tại các cơ sở sản xuất, giao lưu học hỏi kinh nghiệm

các đơn vị làm tốt công tác DHNPT trên địa bàn thành phố. Hàng năm DHNPT cần được coi trọng và được đưa vào tiêu chí thi đua trong năm học.

- Cấp ủy, chính quyền cần thực hiện tốt quy chế dân chủ trong trung tâm, xây dựng khối đồn kết nhất trí trong tồn Trung tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chỉ thị số 33/2003 ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2004), Xây dựng mơ hình liên kết

dạy nghề giữa nhà trường và doanh nghiệp, CB 2004 - 02 - 03, trường Kỹ

thuật và Công nghệ, Hà Nội.

3. Đỗ Văn Cương, Mạc Văn Tiến (2004), “Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - luận và thực tiễn”, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

4. Phạm Tất Dong (2005), Đổi mới công tác hướng nghiệp cho phù hợp với kinh tế thị trường. Quán triệt chủ trương đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, đẩy mạnh việc củng cố phát triển các trung tâm KTTH - HN - DN, Hà Nội.

5. Nguyễn Minh Đạo (1996), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Đắc (1997), Cơ sở tâm lý của cơng tác giáo dục ngồi giờ lên lớp trên địa bàn dân cư, Luận án phó tiến sĩ khoa học, Hà Nội.

7. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay, Luận

án tiến sĩ Giáo dục, Đại học sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Hộ (1984), Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

9. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

10. Mai Công Khanh (2013), Quản lý dạy học ở trường dự bị Đại học dân tộc

quan điểm và giải pháp, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

11. Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục Hà Nội.

12. Bùi Sỹ Tuấn (2010), "Chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài: Thực trạng và kiến nghị", Tạp chí Lao động và xã hội, (Số 397), trang 26-27. 13. Từ điển Tiếng việt (1992), Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản. 14. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp

hóa, hiện địa hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Phan Chính Thức (2003), Luận án Tiến sĩ kinh tế “Những giải pháp phát

triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Phan Chính Thức, Nâng cao năng lực cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên)

Để nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm GDNN - GDTX huyện Hịa An, tỉnh Cao Bằng. Kính đề nghị q xin Thầy/Cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hoặc hoặc ghi phần

trả lời theo yêu cầu của câu hỏi theo thang điểm dưới đây có 3 mức độ, tăng

dần từ 1 đến . Mức 1: là mức thấp nhất/yếu nhất/kém nhất; mức 3: là mức

cao nhất/tốt nhất. Ý kiến của Thầy/Cơ chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu

khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của Thầy/Cô.

Thầy/Cô cho ý kiến bằng cách đánh dấu “X” vào ô lựa chọn.

Trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Đánh giá của Thầy, Cô về tầm quan trọng của DHNPT?

TT Tầm quan trọng Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

1 Điều chỉnh động cơ chọn nghề của học viên 2 Sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi

cho đất nước

3 Tạo môi trường để người học trải nghiệm 4 Phát huy tính chủ động, tích cực của người học 5 Từng bước hoàn thiện năng lực và phẩm chất

Câu 2. Đánh giá của Thầy, Cô về nội dung dạy học nghề phổ thông? TT Tầm quan trọng Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Điện dân dụng

2 Nghề sửa chữa xe máy

3 Nghề thêu tay

4 Tin học văn phòng

Câu 3. Đánh giá của Thầy, Cô đối với việc thực hiện các phương pháp dạy học nghề phổ thông trong giai đoạn hiện nay?

TT Phương pháp dạy học

Mức độ nhận thức Thường

xuyên

Đôi khi Chưa sử dụng

1 PP vấn đáp, đàm thoại

2 PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề

3 PP hợp tác trong nhóm nhỏ

4 PPDH định hướng hành động

5 PPDH theo dự án

Câu 4. Đánh giá của Thầy, Cô đối với việc sử dụng các hình thức tổ chức dạy học? TT Hình thức tổ chức Mức độ nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học nghề phổ thông tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện hòa an, tỉnh cao bằng​ (Trang 107 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)