2.3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
- Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn. Sự phát sinh của các khoản nợ quá hạn có thể tác động nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí đe doạ sự tồn tại của NHTM. Để hạn chế các tác hại đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn hiện có cho công tác tín dụng, việc phân tích nợ quá hạn có ý nghĩa rất quan trọng.
Bảng 2.16: Cơ cấu dư nợ theo nhóm của DNNVV tại BIDV Bảo Lộc giai đoạn 2013 – 2015.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
Nhóm 1 484.198 98,29 576.801 98,56 814.472 99,34 Nhóm 2 4.870 0,99 4.870 0,83 5.370 0,66 Nhóm 3 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Nhóm 4 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Nhóm 5 3.540 0,72 3.540 0,60 0 0,00 Tổng dư nợ 492.608 100,00 585.211 100,00 819.842 100,00
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 BIDV Bảo Lộc [17]
Theo quyết định của NHNN, BIDV Bảo Lộc đã thực hiện phân lọai nợ kể từ năm 2005, theo đó dư nợ của BIDV Bảo Lộc được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1 là các Khoản nợ đủ tiêu chuẩn, Nhóm 2 là Nợ cần chú ý, Nhóm 3 là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 là Nợ nghi ngờ, Nhóm 5 là Nợ có khả năng mất vốn.
Nhìn chung nguyên nhân nợ quá hạn phát sinh do phía khách hàng vay vốn là chủ yếu. Trong số các nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân do kinh doanh thua lỗ và do hàng hoá chậm tiêu thụ được coi là 2 nguyên nhân cơ bản gây
nên tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại BIDV Bảo Lộc. Các nguyên nhân này thường bắt đầu từ việc người quản lý thiếu sót trong khả năng tổ chức kinh doanh, trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp lạc hậu,…dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phảm kém, giá thành cao không đáp ứng được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu,…hàng hoá làm ra có sức tiêu thụ chậm và khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ. Tiếp theo 2 nguyên nhân trên cũng phải kể đến các nguyên nhân khác như: phá sản, lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích,…Về phía các DVVNN, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của họ cũng không loại trừ khỏi các phân tích trên đây.
Cụ thể, theo Bảng 2.17, dư nợ của các DNNVV thuộc nhóm 1 tại BIDV Bảo Lộc chiếm tỷ lệ rất cao, giảm nhẹ qua các năm. Năm 2013 dư nợ nhóm 1 đối với DNNVV chiếm 98,29%, giảm xuống 98,56% năm 2014, năm 2015 ở mức 99,34%. Dư nợ nhóm 2 của chi nhánh năm 2013 là 4.870 triệu đồng chiếm 0,99%, năm 2014 dư nợ nhóm 2 là 38 tỷ đồng chiếm 0,83% , đến năm 2015 dư nợ nhóm 2 lên 5.670 triệu đồng và chiềm 0,66%. Dư nợ nhóm 2 chủ yếu là do khách hàng chậm trả một số ngày gốc và lãi chưa kịp thu xếp trả Ngân hàng nên toàn bộ dư nợ bị chuyển sang dư nợ quá hạn nhóm 2, về bản chất những khoản nợ này là tương đối an toàn. Nợ nhóm 3, nhóm 4 chi nhánh không phát sinh. Năm 2013 dư nợ nhóm 5 là 3.540 triệu đồng, năm 2014 nợ nhóm này không thay đổi, sang năm 2015 chi nhánh đã xử lý bán tài sản của khách hàng để trả toàn bộ khoản vay này. Đã có những sự chỉ đạo sát sao của BIDV và ban lãnh đạo chi nhánh xây dựng chính sách hợp lý, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong công tác thu nợ, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu xấu trong quá trình cấp tín dụng. So với các chi nhánh cũng như ngân hàng khác thì lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng tăng lên trong năm 2015 một phần là do ngân hàng hạn chế đáng kể trong việc trích lập các khoản dự phòng rủi ro bù đắp các khoản nợ quá hạn.
Bảng 2.17: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu các DNNVV tại BIDV Bảo Lộc giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %
Nợ xấu 3.540 0,72 3.540 0,60 0 0,00
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013 - 2015 BIDV Bảo Lộc [17]
Theo Bảng 2.18, tỷ lệ nợ xấu DNNVV giảm qua các năm, năm 2013 là 0,72%, năm 2014 là 0,6% và năm 2015 không có nợ xấu. Chất lượng tín dụng DNNVV của chi nhánh ở mức cao.
- Chỉ tiêu sinh lời
Bảng 2.18: Tỷ lệ thu nhập hoạt động tín dụng của BIDV Bảo Lộc giai đoạn 2013 – 2015. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu/năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thu nhập từ các hoạt động tín dụng của các DNNVV 2.845 3.178 8.397
Tổng thu nhập tín dụng 21.575 20.174 58.074
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng của các DNNVV
/Tổng thu nhập(%) 13,19% 15,75% 14,46%
Tỷ lệ thu nhập tín dụng của các DNNVV /Tổng dư nợ (%) 0,11% 0,09% 0,18%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 BIDV Bảo Lộc [17]
Có thể thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng của các DNNVV của các DNNVV qua các năm đều tăng do tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các DNNVV tăng, mặt khác chất lượng tín dụng cũng được quản lý chặt chẽ góp phần nâng cao tổng thu nhập toàn Ngân hàng.
Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng của các DNNVV /Tổng thu nhập tín dụng qua các năm luôn đạt mức cao. Theo Bảng 2.19, năm 2013 là 13,19%, năm
2014 là 15,75% và năm năm 2015 là 14,46%, điều này cho thấy việc cho vay đối với DNNVV tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó tỷ lệ thu nhập hoạt động tín dụng/ Tổng dư nợ cũng chiếm tỷ lệ khá ổn định và có sự tăng trưởng trong năm 2013, năm 2014 và 2015 tỷ lệ này là 0,11%, 0,09% và 0,18%. Nếu xét tương quan những chỉ số này với tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm thì có thể thấy việc sử dụng vốn vay các DNNVV của BIDV Bảo Lộc đã đảm bảo chất lượng và có hiệu quả.
Bảng 2.19: Mức sinh lời vốn tín dụng của BIDV Bảo Lộc giai đoạn 2013 – 2015.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu/năm Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Thu nhập từ các hoạt động tín dụng của các DNNVV 2.845 3.178 8.397
Tổng xdư nợ DNNVV 492.608 585.211 819.842
Mức sinh lời vốn tín dụng của các DNNVV (%) 0,58% 0,54% 1,02%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 BIDV Bảo Lộc [17]
Theo Bảng 2.20, Mức sinh lời vốn tín dụng của các DNNVV tại BIDV Bảo Lộc trong thời gian quan dao động từ 0,54% – 1,02%, nhìn chung là khá ổn định và có xu hướng sẽ tăng trong thời gian tới. Đây là tỷ lệ được coi là tương đối khả quan nếu so sánh với mức trung bình của toàn bộ dư nợ tín dụng của Ngân hàng.
Biểu đồ 2.6: Mức sinh lời vốn tín dụng của các DNNVV của BIDV Bảo Lộc giai đoạn 2013 - 2015
Kết quả này có được là do trong thời gian qua chi nhánh đã chủ động triển khai có hiệu quả các chiến dịch huy động vốn, các đợt tiết kiệm dự thưởng, thường xuyên nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra các sản phẩm mới, hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nên số khách hàng cũ ổn định, khách hàng mới ngày càng gia tăng. Cộng vào đó, chi nhánh cũng rất chú trọng vào công tác tư vấn, chăm sóc khách hàng nên gửi hình thức nào để có lợi nhất. Ngoài ra chi nhánh có rất nhiều nỗ lực trong công tác Marketing nhằm giới thiệu phẩm, tiện ích của họ tới khách hàng nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
2.3.3.2. Những kết quả đạt được
Kết quả của hoạt động tín dụng được đánh giá trên cả 2 phía là DNNVV và cả Chi nhánh. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được những thành quả hết sức to lớn:
Đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Qua phần thực trạng về hoạt động tín dụng của Chi nhánh đối với DNNVV nhận thấy: số lượng và dư nợ đối với nhóm khách hàng này ngày càng gia tăng trong cả ba năm nghiên cứu. Các doanh nghiệp đến với BIDV để được hỗ trợ về vốn ngày càng tăng và các ngành được BIDV cam kết tài trợ cũng ngày một đa dạng hơn.
BIDV Bảo Lộc thực sự đã là nguồn cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng, qua đó góp phần làm thay đổi tích cực cho khách hàng và những bên có liên quan thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất: Nguồn vốn tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh đã kịp thời đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thời vụ, các doanh nghiệp chế biến nông sản, Công ty xây dựng). Nhờ có nguồn vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản xuất, kịp thời đưa ra được những sản phẩm phù hợp với thời vụ tiêu thụ của sản phẩm, đem lại thu nhập lớn cho khách hàng.
thiếu hụt của nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và đã là nguồn vốn kịp thời quan trọng giúp một số doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Thứ hai: Thông qua việc đầu tư vốn dài hạn của BIDV trình độ kỹ thuật
công nghệ của nhiều DNNVV được nâng cao, nhiều dây chuyền sản xuất mới, hiện đại như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất bia... và đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu trong dân cư.
Thứ ba: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tăng liên tục qua các
năm, chứng tỏ rằng hiệu quả của việc đầu tư vốn tín dụng đã tăng lên vì một phần lớn khách hàng đóng góp nê dư nợ này là những khách hàng truyền thống của Chi nhánh, nếu như làm ăn không hiệu quả chắc chắn Doanh nghiệp không thể vay vốn lâu dài ở BIDV được. Nhờ vậy mà nhiều DNNVV đã nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, thâm nhập vào thị trường mới cũng như mở rộng thị phần... kết quả là lợi nhuận của các công ty tăng lên, không những đủ trả nợ mà còn tạo ra lượng tích luỹ cho bản thân doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín, đáp ứng ngày càng cao điều kiện vay vốn của ngân hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày một tốt đẹp khăng khít hơn.
Thứ tư: Thông qua dịch vụ tư vấn cho DNNVV, nhiều doanh nghiệp đã xây
dựng được phương án sản xuất một cách tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao, trình độ lập các báo cáo tài chính và lập dự án đầu tư cũng được nâng cao. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng được xây dựng hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của doanh nghiệp, không quá lạm dụng vốn vay.
Thứ năm: Vốn tín dụng của BIDV đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các
DNNVV sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như hạn chế những tiêu cực xã hội.
Tỷ trọng đầu tư hoạt động tín dụng do DNNVV chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đối tượng chính mà BIDV mà BIDV tập trung hướng tới. Nó được thể hiện ở sự tăng lên cả số tuyệt đối về dư nợ và số tương đối về tỷ trọng dư nợ cho vay các DNNVV trên tổng dư nợ qua các năm. Việc gia tăng này đã tạo ra hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của BIDV. Cụ thể:
Tín dụng DNNVV đã góp phần không nhỏ làm tăng thu nhập cho chi nhánh và đóng góp chung cho cho cả hệ thống Ngân hàng.
BIDV Bảo Lộc trong 4 năm trở lại đây đều có lãi, trong 3 năm liền Hoàn thành xuất sắc kế hoạch trung ương giao, trong đó năm 2013 đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Điều này đã chứng minh cho một luận điểm: Sự thành công của khách hàng quyết định sự thành đạt của ngân hàng. Bằng việc mở rộng quan hệ rộng rãi, chặt chẽ với các DN VVN thuộc mọi thành phần kinh tế đã giúp ngân hàng dần dần khắc phục được tình trạng khó khăn của giai đoạn trước, và dần lấy được uy tín trong lòng khách hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng với các DNNVV những năm qua đã rèn luyện cán bộ ngân hàng có thêm nhiều kinh nghiệm:
Về quản lý điều hành, chống lại những tiêu cực để tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Thị trường tín dụng ngày càng được mở rộng, khách hàng ngày càng đa dạng:
Trong những năm qua kết hợp với việc mở rộng mạng lưới hoạt động của mình (từ 02 phòng giao dịch năm 2013 đến nay BIDV Bảo Lộc đã có 05 phòng giao dịch) thì BIDV Bảo Lộc đã không ngừng đẩy mạnh mở rộng thị phần tín dụng đối với DNNVV ngày càng rộng hơn trên vùn đất cao nguyên. Đây là một hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn. Mặt khác, việc mở ra một thị trường mới cũng đồng nghĩa với sự đa dạng hoá đối tượng khách hàng, giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro khi tập trung quá mức vào một nhóm khách hàng, tạo nên tính năng động và linh hoạt trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Đây là một mục tiêu quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt.
Tín dụng đối với DNNVV góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm, phân tán rủi ro cho ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường:
Một đặc trưng hoạt động kinh doanh ngân hàng là luôn tiềm ẩn rủi ro, bên cạnh đó cùng với sự xuất hiện của rất nhiều các ngân hàng, các định chế tài chính khác trong và ngoài nước đã làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt. Mặt khác nền kinh tế đang ngày càng có những biến động lớn thì cho vay kinh doanh cũng bắt đầu gặp nhiều khó khăn. Thông qua việc mở rộng loại hình, phương thức của cho vay nhóm khách hàng DNNVV đã góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm của chi nhánh. Một mặt giúp chi nhánh giảm thiểu rủi ro, mặt khác nó còn là động lực thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm (mở rộng các dịch vụ phù hợp khác cho khách hàng – bán chéo sản phẩm) làm tăng thêm thu nhập cho Chi nhánh, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, cũng như tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng hơn, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trên thị trường.
Tín dụng đối với DNNVV nâng cao hình ảnh của BIDV Bảo Lộc và tăng khả năng huy động vốn:
Một trong những đặc điểm của tín dụng DNNVV là họ có các đối tác với mối quan hệ kinh tế mật thiết với nhau. Vì vậy khả năng được biết đến và quảng bá rộng rãi hình ảnh của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng là rất cao. Từ đó