Thứ nhất, CMCN 4.0 được xây dựng trên nền tảng cuộc CMCN 3.0, là hợp nhất các công nghệ, làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, trong đó các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với sự phát triển của IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, phục vụ con người thông qua mạng Internet dịch vụ. Công nghệ hiện tại đã cho phép hàng tỷ người kết nối mạng mọi lúc, nơi thông qua các thiết bị di động, cho phép xử lý, lưu trữ và tiếp cận tri thức không giới hạn.
Thứ hai, CMCN 4.0 có thể mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, năng suất và mức sống gia tăng. Sự áp dụng thành công trong lĩnh vực khoa học robot, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện thoại di động và công nghệ in 3D sẽ thúc đẩy năng suất lao động toàn cầu như những gì mà máy tính cá nhân và mạng Internet đã làm được vào cuối những năm 1990. Đối với các nhà đầu tư, cuộc CMCN 4.0 này sẽ mở ra cơ hội cho lợi nhuận khổng lồ tương tự những gì các cuộc CMCN trước mang lại.
Thứ ba, CMCN 4.0 không chỉ đơn thuần là sự kéo dài của cuộc CMCN 3.0 mà có một sự khác biệt lớn về tốc độ phát triển, phạm vi mà mức độ tác động của nó.
Tốc độ của những đột phá hiện nay chưa hề có tiền lệ trong lịch sử. So với các cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0 này đang phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi hầy hết nền công nghiệp ở mọi quốc gia cả về chiều rộng và chiều sâu trong toàn bộ các hệ thống sản suất, quản lý và quản trị. Ai cũng có thể tham gia vào cuộc cách mạng này, không chỉ là tốc độ, mà còn là quy mô phát triển đáng kinh ngạc.
Thứ tư, với cuộc CMCN 4.0 bên cạnh việc tìm ra những nguồn/dạng năng lượng mới và công nghệ sử dụng và khai thác nguồn/dạng năng lượng mới này cong có các công nghệ nhắm tới việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có bằng các công nghệ nhúng, công nghệ phái sinh. Dựa trên nền tảng là những thành công rực rỡ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học, khoa học xã hội và nhân văn, các lĩnh vực khoa học và công nghệ như công nghệ tin học, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ nông nghiệp, y dược, nhân loại đã có nhiều đổi mới sáng tạo và ứng dụng phục vụ hiệu quả lợi ích của con người.
Thứ năm, CMCN 4.0 còn dẫn tới những thay đổi trong khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất. Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào việc gia công vật liệu thành sản phẩm, đưa vào đó phần mềm hoặc hệ thống điều khiển. Tuy nhiên, trong tương lai dựa vào thu nhập nhu cầu của khách hàng qua hệ thống kết nối Internet, nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm chứ không bán sản phẩm phần cứng khác. Thêm vào đó, không chỉ sản phẩm mà cả thiết bị sử
dụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để thêm tính năng mới mà không cần phải thay đổi chi tiết hay bộ phận. [4]
1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1.2.1 Khái niệm về Ngân hàng
Cụm từ “ngân hàng” (bank) xuất phát từ tiếng Ý là “banco”, có nghĩa là “chiếc ghế băng dài”. Nguồn gốc của từ này là để chỉ hoạt động của những nhà buôn bán tiền tệ tại các cảng ở Genoa, Venice và Naples thường ngồi trên một chiếc ghế băng dài gần cảng hay chợ để cấp vốn cho những thương gia và những người kinh doanh. Đó là khi mà hoạt động ngân hàng bắt đầu manh nha.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn. [13]
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một định chế tài chính trung gian tiêu biểu, đóng góp một vai trò quan trọng trong việc khai thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chủ thể trong nền kinh tế vận hành nhịp nhàng.
Chức năng của Ngân hàng thương mại:
- Trung gian tín dụng
- Trung gian thanh toán
Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại:
- Huy động vốn
- Cho vay
1.2.2 Ngân hàng số
Ngân hàng số (Digital Banking) là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet. Giao dịch của ngân hàng số không phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động.
Với ngân hàng số, chỉ bằng ứng dụng tài chính hoặc website bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng như:
- Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế.
- Thanh toán hóa đơn.
- Vay nợ ngân hàng
- Gửi tiền tiết kiệm.
- Tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu tư,…
- Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp.
Đương nhiên là khả năng bảo mật của những ứng dụng và website này phải luôn tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ bởi ngân hàng.
1.2.3 Kênh phân phối ngân hàng
Kênh phân phối là một chuỗi các hệ thống phân phối có thể có sự tương tác lẫn nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau để cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm – dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối ngân hàng gồm 2 loại:
- Kênh phân phối truyền thống : Chi nhánh, đội ngũ bán hàng, ngân hàng đại lý, các công ty thành viên.
- Kênh phân phối hiện đại : ATM, pos, call – center, Internet banking, mobile banking...
Vai trò của kênh phân phối ngân hàng:
- Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm ngân hàng đến khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời.
- Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng để từ đó ngân hàng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm.
- Kênh phân phối tốt, hiện đại sẽ trở thành công cụ hữu hiệu khuếch trương hình ảnh của ngân hàng.
1.2.4 Sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Trên thực tế, “dịch vụ” và “sản phẩm” không phải là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, đối với NHTM, sản phẩm mà các ngân hàng kinh doanh thực chất là các dịch vụ-một loại lợi ích không tồn tại dưới dạng vật chất liên quan đến tài chính. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, “dịch vụ” và “sản phẩm” của ngân hàng sẽ được hiểu tương tự nhau và gọi chung là dịch vụ ngân hàng hoặc sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Về cơ bản, một sản phẩm được cung cấp ra thị trường phải có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng vậy, như dịch vụ thanh toán, cho phép khách hàng rút tiền ra bất cứ lúc nào, tính an toàn khi tiền được bảo quản tại ngân hàng, tính tiện lợi về việc ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán với khách hàng bằng công nghệ hiện đại…. Trong quá trình thực hiện, mỗi một sản phẩm dịch vụ ngân hàng như vậy đã thể hiện các thuộc tính và đặc điểm của nó.
Theo cách hiểu này, ta có thể định nghĩa sản phẩm dịch vụ ngân hàng là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính (Nguyễn Thị Minh Hiền, 2007)
Hiện nay, ngân hàng đã, đang và sẽ cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.
1.2.5 Nguồn nhân lực ngân hàng
Nhân lực được hiểu một các khái quát là sức người. Cụ thể hơn, nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, nằm trong mỗi con người và cho con người hoạt động.
Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng”.
Nguồn nhân lực của một ngân hàng là toàn bộ người lao động làm việc trong ngân hàng đó theo một cơ cấu có tính kế thừa; với nòng cốt là đội ngũ nhân sự trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo và có đạo đức nghề nghiệp; được tổ chức quản lý và phát triển nhằm làm tốt vai trò chủ thể trong quá trình thực thi chiến lược của ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong ngân hàng thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược; thiết lập các kế hoạch, chương trình, dự án; xây dựng các quy trình nghiệp vụ, các quy tắc ứng xử; là nền tảng định hướng cho toàn bộ các hoạt động trong ngân hàng.
Thứ hai, nguồn nhân lực là chủ thể vận hành hệ thống: điều khiển hạ tầng công nghệ; thực thi các kế hoạch theo quy trình đã định; làm việc với cơ quan Nhà nước, với đối tác và các khách hàng; tương tác với đồng nghiệp; kiểm soát các dòng luân chuyển tiền tệ và các nguồn lực khác thuộc trách nhiệm quản lý của ngân hàng.
Thứ ba, nguồn nhân lực là nguồn sản sinh các ý tưởng mới, các sáng kiến giúp ngày càng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu suất hệ thống, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Thứ tư, nguồn nhân lực là năng lượng để từng bước kết tinh lên các giá trị văn hoá doanh nghiệp; dựng xây và gìn giữ thương hiệu, bản sắc của ngân hàng.
Thứ năm, nguồn nhân lực với khả năng vận động tự thân kết hợp với chính sách phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, liên tục thay đổi để thích nghi với môi trường mới, công nghệ mới; đặc biệt, thông qua đó, bồi dưỡng lên những cá nhân ưu tú, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tài chính; là kế cận cho sự phát triển bền vững của ngân hàng.
Có thể thấy, cũng giống như ở hầu khắp các lĩnh vực, ngành nghề khác của cuộc sống, nguồn nhân lực vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển trong ngân hàng.
1.2.6 Công nghệ tài chính
Công nghệ tài chính (Financial Technology - Fintech) là các chương trình máy tính và công nghệ được sử dụng để hỗ trợ hoặc kích hoạt các dịch vụ ngân hàng và tài chính. Hiểu một cách đơn giản, công ty Fintech là những công ty tham gia cung cấp dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ.
Business Insider Intelligence phân loại các nhóm dịch vụ tài chính công nghệ/ Fintech sau: Rô-bốt tư vấn và tài chính cá nhân (Robo-advisors and Personal Finance)
- Công nghệ Blockchain và tiền ảo Bitcoin (Blockchain and bitcoin)
- Công nghệ bảo hiểm (Insurtech = Insurance Technology)
- Công nghệ quản lý (Regtech = Regulatory Technology)
- Ngân hàng số (Digital Banks)
- Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền (Payments & Remittances)
Các công ty Fintech có thể tối đa lợi thế công nghệ, từ đó cung cấp dịch vụ tài chính thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn rõ ràng đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với dịch vụ tài chính truyền thống.
1.3 XU HƯỚNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cuộc CMCN 4.0 đã tác động lên hệ thống tài chính ngân hàng thế giới một cách toàn diện, không chỉ ở cách thức giao dịch, kênh phân phối sản phẩm mà cả trong cách thức quản trị ngân hàng, quan hệ khách hàng, kiểm soát rủi ro… Các ngân hàng đã và đang triển khai nhiều ứng dụng công nghệ liên quan đến kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) hay dữ liệu lớn (Big Data),… vào các hoạt động quản lý, cung cấp sản phẩm dịch vụ của mình. Cũng nằm trong xu hướng phát triển của ngành ngân hàng toàn cầu, ngân hàng Việt Nam đã, đang và sẽ làm gì để bắt kịp với cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra. Có thể kể đến một số xu hướng chính sau:
1.3.1 Xu hướng hợp tác với công nghệ tài chính
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự bùng nổ của hoạt động đầu tư vào lĩnh vực Fintech trên toàn cầu. Theo thống kê của Fintech Global, sự gia tăng đầu tư vào Fintech đặc biệt mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2014 trở lại đây. Nếu như trong giai đoạn 2010 – 2013, lượng đầu tư vào Fintech giao động trong khoảng 2 – 4 tỷ USD thì đến năm 2017, lượng đầu tư vào Fintech đã tăng lên gấp 10 lần đạt xấp xỉ 40 tỷ USD. Đáng chú ý nửa đầu năm 2018, tổng đầu tư vào Fintech trên toàn cầu đã đạt 41,7 tỷ USD, vượt con số kỷ lục đã đạt được trong cả năm 2017. Điều này cho thấy lĩnh vực này tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Trong hoạt động ngân hàng, Fintech thâm nhập vào nhiều lĩnh vực, từ hoạt động cho vay, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro, đến các giao dịch tần suất cao, dữ liệu lớn. Phần lớn các khoản đầu tư này tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa vào nhỏ với hai lĩnh vực nổi bật là thanh toán và cho vay, những lĩnh vực vốn là thế mạnh của ngân hàng. Xu hướng và mức độ phát triển của Fintech tại các khu vực và trên thế giới cũng có sự khác nhau. Tuy vậy, có thể thấy rằng mặc
dù ở các khu vực khác nhau với mức độ tiếp cận và chấp nhận thị trường khác nhau nhưng không thể phủ nhận rằng Fintech đã và đang dần tạo ra những tác động rất lớn tới thị trường ngân hàng và xu hướng phát triển ngành tài chính ngân hàng trong tương lai. Ngân hàng BBVA của Tây Ban Nha đã tổng kết một số xu hướng phát triển chính của Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng trong thời gian tới sẽ đi theo hai hướng chính:
Hình 1.3 Thống kê đầu tư vào Fintech trên toàn cầu giai đoạn 2013 – H1/2018
Nguồn: Fintech Global Thứ nhất, Fintech sẽ ngày càng thâm nhập mạnh mẽ hơn vào các lĩnh vực dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, trong đó bên cạnh những lĩnh vực truyền thống vốn là thế mạnh của ngân hàng là thanh toán và cho vay, Fintech sẽ tiếp tục phát triển sang những lĩnh vực có nhiều tiềm năng khác như dịch vụ chuyển tiền quốc tế, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng,…
Thứ hai, Fintech sẽ tiếp tục đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao tiện ích cho người sử dụng cũng như mức độ bảo mật cho khách hàng. Ví dụ như, việc phát triển các công cụ tự phục vụ như Internet Banking và Mobile
10.1 15.4 26.1 23.3 31.8 23.7 3.4 4.5 1 6.7 7.6 18.06 897 1,901 2,251 2,139 1,798 783 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2013 2014 2015 2016 2017 H1/2018
Banking; cung cấp các giải pháp số hóa cho ngành ngân hàng; cung cấp các giải pháp