Một số kinh nghiệm cho Hệ thống ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt (Trang 58 - 62)

Nắm bắt các xu hướng chung toàn cầu và những kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới, Hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi cũng như áp dụng, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại. Từ thực trạng tác động của CMCN 4.0 tác động đến Hệ thống ngân hàng của một số nước trên thế giới cho thấy:

Một là, có cơ chế chính sách và hành lang pháp lý phù hợp. Cơ quan quản lý nhà nước nhận biết được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ của CMCN 4.0, NHNN chủ động thực hiện, hành động nhằm tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 của Hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng trong Hệ thống ngân hàng cũng cần nắm bắt và tìm hiểu những quy định mới để sử dụng cho ngân hàng mình.

Hai là, công tác tiếp thị truyền thông. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, giảm thiểu rủi ro cho người dân khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Ba là, có tổ chức các hội thảo chuyên đề nghiên cứu công nghệ ngân hàng.

Tập trung công tác nghiên cứu khoa học về ứng dụng CMCN 4.0 trong Hệ thống ngân hàng.

Bốn là, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. CMCN 4.0 tác động đến sản phẩm dịch vụ ngân hàng nên ngân hàng cần thay đổi và nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ hiện tại để thích nghi. Nếu chưa thể tự phát triển một sản phẩm dịch vụ mới sáng tạo, các ngân hàng Việt Nam có thể sự chủ động hợp tác với Fintech (các công ty cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ tài chính) và phát triển, tích hợp ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, giải pháp thanh toán,… mới nhằm tăng cơ sở khách hàng, nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng, đưa những sản phẩm, dịch vụ thanh toán.

Năm là, đào tạo nguồn nhân lực cao cấp. Để đem đến sự hài lòng cho khách hàng và phát triển ngân hàng thì đào tạo nguồn nhân lực là điều không thể thiếu. Ngoài việc nâng cao chất lượng kiến thức, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xử lý thì còn phải trau dồi về tư duy, khả năng tiếp cận công nghệ.

Sáu là, nâng cấp cơ sở hạ tầng ngân hàng. Cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết hiện nay để sử dụng công nghệ trong ngân hàng.

Bảy là, công tác an toàn bảo mật và phòng ngừa rủi ro. Trước sự phát triển mạnh của CMCN 4.0 thì công tác an toàn bảo mật và phòng ngừa rủi ro ngày càng đòi hỏi cao bởi tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi, khó lường. Do đó các ngân hàng cần tăng cường hơn nữa hệ thống an ninh để đảm bảo cho khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần cập nhật các thông tin khuyến cáo về bảo mật thông tin tới khách hàng để họ biết mà phòng ngừa.

Từ thực trạng tác động của CMCN 4.0 tác động đến Hệ thống ngân hàng của một số nước trên thế giới cho thấy: Các quốc gia trên thế giới có những hướng tiếp cận khác nhau đối với Cách mạng công nghiệp 4.0, phản ứng của các quốc gia có thể chia thành hai dạng tiếp cận: phản ứng chủ động và phản ứng thụ động. Trong đó, các quốc gia chọn hướng phản ứng tiếp cận chủ động thường quan tâm tương tác chặt chẽ với các nhà sáng tạo để nắm bắt các phát triển mới của công nghệ tài chính (Fintech), các trở ngại pháp lý đối với sự đổi mới và hỗ trợ khởi nghiệp nhằm giải quyết những thách thức đặt ra. Các chính sách phổ biến được hướng tới, như khuôn khổ pháp lý thử nghiệm, ký kết các thỏa thuận hợp tác đa quốc gia và xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo... Các quốc gia theo cách tiếp cận này thường có thị trường phát triển, công nghệ đổi mới rất cao. Đối với các quốc gia chọn hướng tiếp cận phản ứng thụ động, các nhà hoạch định chính sách đóng vai trò tích cực trong việc cố gắng làm cho Fintech thành công, nhưng phản ứng thường không tích cực và sẵn sàng điều chỉnh các quy định pháp lý khi cần thiết. Tiếp cận này chủ yếu được áp dụng ở các quốc gia cho rằng CMCN 4.0 không gây ảnh hưởng quá lớn tới thị trường của họ. Các quốc gia này thường có nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và thể chế. Thực tế này trở thành trở ngại của tiến trình đổi mới, khó đưa công nghệ của CMCN 4.0 vào ứng dụng. Do đó, các nhà quản lý thường ít bị áp lực hơn trong việc điều chỉnh khuôn khổ pháp lý, trong khi mức độ thay đổi của công nghệ là quá nhanh so với sự thay đổi của khuôn khổ pháp lý.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã khái quát các khái niệm cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành phần, bản chất, đặc điểm và các xu hướng lớn của CMCN 4.0 từ đó đưa ra bức tranh tổng quan của CMCN 4.0 trên thế giới. Với thời thế đó, trong ngân hàng đã có những xu hướng phù hợp để thay đổi và phát triển như: ngân hàng số, Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Sinh trắc học, Blockchain. Một số nước trên thế giới đã và đang chịu ảnh hưởng bởi CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng và có sự chuyển mình đáng kể. Từ đó Việt Nam có thể nhìn nhận và rút ra được những bài học kinh nghiệm cần học tập. Trong chương 2, luận văn sẽ phân tích rõ hơn các tác động của CMCN 4.0 với Hệ thống ngân hàng Việt Nam.

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)