Giải pháp cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt (Trang 108 - 110)

Thứ nhất, cần tích cực hơn nữa trong việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, công nghệ mới đột phá như: các giải pháp thanh toán đổi mới, sáng tạo (thanh toán di động qua mã QR chuẩn hóa, số hóa thông tin thẻ - Tokenization, công nghệ thanh toán thẻ chíp đối với thẻ nội địa…), nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (open API), các công nghệ mới như Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), Trí tuệ nhân tạo (A.I)… nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện lợi, giá cả hợp lý theo hướng số hóa, thông minh, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng trong kỷ nguyên số, Đầu tư thích đáng để có được nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng cường thu thập, phân tích, khai thác dữ liệu khách hàng từ việc ứng dụng, triển khai các công nghệ mới, đột phá như phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chia sẻ dữ liệu mở...và từ hợp tác, tạo dựng hệ sinh thái số, kết nối mới với các nền tảng số bên ngoài, các công ty Fintech...qua đó nắm bắt hành vi, sở thích, thấu hiểu nhu cầu, mong muốn khách hàng để tăng cường trải nghiệm, tạo sự hài lòng và gắn kết khách hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp: Thông qua việc chú trọng nhiều hơn đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách

hàng. Tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao tác phong làm việc và văn hóa giao dịch của nhân. Ngân hàng cũng cần nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng của mìn. Tăng cường phương tiện hữu hình để tạo độ tin cậy đối với khách hàng. Giảm thiểu các sai sót trong quá trình triển khai.

Thứ 3, phát triển công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng cần xây dựng một chiến lược phát triển công nghệ dài hạn, đi đôi với phát triển nguồn lực hiện có. Việc thay đổi công nghệ ngân hàng khá tốn kém, vì thế nếu không có chiến lược phát triển công nghệ đúng đắn có thể tạo ra sự lãng phí lớn. Chiến lược công nghệ cần đi sâu vào các mặt, như: trình độ công nghệ, kỹ thuật, khả năng cải tiến, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ, ứng dụng, khai thác công nghệ thông tin, kỹ thuật số, điện tử và viễn thông trong hoạt động kinh doanh (giao dịch, thanh toán, quản trị điều hành…) của ngân hàng.

Thứ tư, hạn chế các rủi ro trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Việc quản lý và phòng ngừa các loại rủi ro là điều hết sức cần thiết và quan trọng khi triển khai các sản phẩm dịch vụ. Hoạt động này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, năng lực hoạt động của ngân hàng và tác động trực tiếp tới quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, gồm: Xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong việc giám sát xây dựng và duy trì các chính sách an ninh của ngân hàng; Thực hiện kiểm tra trực tiếp đầy đủ để ngăn ngừa các hành vi truy cập thực tế chưa được phép trong môi trường máy tính; Các mối quan hệ với các đối tác thứ ba cũng phải được giám sát chặt chẽ…

Thứ năm, phát triển hạ tầng dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại. Kết hợp viễn thông – ngân hàng cũng là một trong những bước đột phá để phát triển các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng điện tử trên nền tảng di động là xu hướng tăng trưởng của Việt Nam, sẽ vượt qua ngân hàng điện tử trên thiết bị truyền thống trong tương lai gần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)