Xu hướng sử dụng chuỗi khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt (Trang 53 - 56)

Trên toàn cầu, trong 2 năm 2014 và 2015, vốn đầu tư vào công nghệ Blockchain đã nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 2013 (lên tới 600 triệu USD). Thậm chí năm 2017, con số này đã tăng vượt bậc, đạt gần 1 tỉ USD. Trong năm 2018, các quỹ đầu tư cho Blockchain và các công ty khởi nghiệp liên quan đến công nghệ Blockchain (không tính nguồn vốn gọi thông qua tiền ảo Initial Coin Offering - ICO) tiếp tục tăng (theo số liệu của Crunchbase).

Hình 1.11 Vốn đầu tư vào công nghệ Blockchain năm 2013 – 2018

Nguồn: Crunchbase

Theo một cuộc khảo sát của Công ty Tư vấn Accenture, hơn một nửa các nhà quản lý hàng đầu hiện nay thừa nhận rằng blockchain đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các ngân hàng cũng như công ty tài chính. Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh rằng, các ngân hàng trên toàn thế giới sẽ tiết kiệm được 20 tỷ USD vào năm 2022 nhờ áp dụng công nghệ blockchain. Một số nhà phân tích tài chính tin rằng, trong tương lai không xa, blockchain sẽ thay thế các hệ thống chuyển khoản

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2013 2014 2015 2016 2017 2018

ngân hàng hiện tại. Ảnh hưởng của Blockchain tới ngành ngân hàng được ví như ảnh hưởng của Internet tới ngành truyền thông. Công nghệ Blockchain có thể được áp dụng trong các dịch vụ tài chính cho hàng tỉ người trên khắp thế giới. Blockchain được xem như là một phương tiện để cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng, cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn

Một ứng dụng nữa mà blockchain mang đến cho các ngân hàng đó là hệ thống nhận diện khách hàng dựa trên sổ cái phân tán. Điều này thực sự hiệu quả vì tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều phải có quy trình xác thực KYC (Know Your Customer). Blockchain cho phép người dùng xác minh danh tính chỉ bằng một bước đơn giản và thông tin này được lưu trữ và được cấp quyền cho các ngân hàng khác trong hệ thống. Các hoạt động tài chính và ngân hàng có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm tiền gửi và cho vay. Nhưng tại một số ngân hàng lớn hiện nay trên thế giới, việc đảm bảo vẫn chưa chắc chắn.

Bảng 1.2 Một số tác dụng khi ứng dụng Blockchain trong ngân hàng Vấn đề hiện tại Tác dụng khi ứng dụng Blockchain Ngân

hàng

- Chứng từ thủ công, quy trình phức tạp

- Chứng từ tự động: Toàn bộ giao dịch đều tự động hóa không cần giấy tờ. Các giao dịch được theo dõi thời gian thực

- Khả năng gian lận

- Chống gian lận: Hợp đồng thông minh (Smart contract) giúp xác định giao dịch phòng ngừa gian lận. - Chi phí cao - Tích hợp công nghệ, giảm thời gian và chi phí: Tự động thẩm định và phân tích thông tin về bảo lãnh khoản vay, chứng từ minh bạch và đồng bộ, phòng ngừa gian lận.

Khách hàng

- Ít tương tác - Khả năng tương tác cao và ngay tức thì: Mọi thông tin được mã hóa, các giao dịch được theo dõi theo thời gian thực giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi sang khách hàng trung thành cao hơn. - Bảo mật thấp,

hệ thống không hiệu quả

- Bảo mật cao hơn, hệ thống tích hợp: Mọi giao dịch đều được bảo mật cao hơn, hạn chế gian lận và đánh cắp tài khoản, hệ thống thống nhất tất cả điểm giao dịch giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)