Các tác dụng phụ của Amphotericin B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS (Trang 71 - 78)

Ở nghiên cứu này chúng tôi chỉ làm phép thống kê đơn giản chứ không đi sâu vào phân tích các tác dụng phụ của amphotericin B. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các tác dụng phụ chủ yếu của amphotericin B bao gồm thiếu máu, phản ứng sốt rét run khi truyền, suy thận và rối loạn điện giải. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của một số tác giả khác [59], [65], [69].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các trường hợp viêm màng não do nấm C.neoformans

trên bệnh nhân HIV/ AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm chung

* Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuổi mắc bệnh trung bình là 30,5 ± 5,6 tuổi

* Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa các nhóm nghề và các khu vực sống khác nhau.

* Bệnh nhân bị lây nhiễm HIV chủ yếu qua quan hệ tình dục và tiờm chích ma túy.

* Lao là nhiễm trùng cơ hội gặp nhiều hơn cả trong tiền sử.

* Rất ít bệnh nhân được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng nấm. * Gần ẵ số bệnh nhân được điều trị ARV trước đó.

2. Đặc điểm lâm sàng viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân HIV/ AIDS.

* Thời gian từ khi phát hiện nhiễm HIV đến khi phát hiện viêm màng não do nấm thường < 1 năm (66,7%).

* Thời gian bị bệnh trước khi đến viện trung bình là: 15,4 ± 15,9 ngày. * Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu bao gồm: đau đầu (100%), mệt mỏi (100%), sốt (86,7%), nôn (60,6%), dấu màng não (66,7%), rối loạn ý thức(40,0%), suy kiệt (26,7%), giảm thị lực (26,7%), rối loạn cơ tròn (13,3%), liệt thần kinh sọ(13,3%), tổn thương da(20,0%), nghe kém(6,7%), co giật (6,7%), sợ ỏnh sáng(3,3%).

3. Đặc điểm cận lâm sàng

* Hầu hết các bệnh nhân AIDS bị viêm màng não do nấm C. neoformans có số tế bào TCD4 < 100 TB/àl (chiếm 78,6%).

* Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu nhẹ (50,0%), 30,0 % bệnh nhõn cú hạ bạch cầu, 13,3 % bệnh nhân giảm tiểu cầu nhẹ và vừa, không bệnh nhân nào giảm tiểu cầu nặng.

* Phần lớn bệnh nhân không có hoặc có rất ít các rối loạn chức năng gan, thận.

* Các rối loạn điện giải chủ yếu là hạ K và hạ Na.

* Dịch não tủy: Biến loạn kiểu viêm màng não nước trong, áp lực tăng, có lượng protein trong dịch não tủy thường ≤ 2g/l, đường giảm, số lượng tế bào dịch não tủy thường < 200 TB/mm3, thành phần chủ yếu là lympho bào.

4. Kết quả điều trị

Có 28/30 (93,3%) bệnh nhân được điều trị khởi đầu với amphotericin B * Thời gian hết đau đầu trung bình là 23,6 ± 12,2 ngày

* Khỏi hoàn toàn chiếm tỉ lệ nhỏ (6,7%), tỉ lệ bệnh nhân nặng xin về là 16,7%, đa số bệnh nhân có triệu chứng bệnh thuyên giảm (66,6%).

* Các di chứng chủ yếu là giảm thị lực, giảm thính lực, động kinh, liệt thần kinh sọ và rối loạn tâm thần.

* Tác dụng phụ chủ yếu của amphotericin B là: thiếu máu, phản ứng sốt rét run khi truyền, suy thận, hạ K, hạ Na.

* Không có sự khác biệt nhiều về các đặc điểm nghiên cứu giữa 2 nhóm bệnh nhân có và không được điều trị ARV trước đó, có thể liên quan đến mức độ nặng của bệnh.

KIẾN NGHỊ

- Viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS là

một bệnh nặng, diễn biến dai dẳng và để lại nhiều di chứng, bệnh cần được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tránh di chứng.

- Nên tiến hành soi và cấy dịch não tủy tìm nấm đồng loạt ở những bệnh nhân HIV/AIDS có biểu hiện viêm màng não.

- Điều trị viêm màng não do nấm C. neoformans cần kết hợp điều trị

thuốc kháng nấm ở các giai đoạn tấn công, củng cố và duy trì kéo dài với các biện pháp làm giảm áp lực nội sọ như chọc dò nhiều lần.

- Điều trị ARV và điều trị dự phòng bằng thuốc kháng nấm có thể làm giảm tỉ lệ mắc, tái phát và giảm mức độ nặng của bệnh. Vì vậy cần tăng cường tiếp cận ARV và giáo dục bệnh nhân vai trò quan trọng của dự phòng bằng thuốc kháng nấm.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ... 3

1.1. Đặc điểm sinh vật học của nấm Cryptococcus neoformans ... 3

1.1.1 Lịch sử phát hiện ... 3

1.1.2. Đặc điểm sinh vật học. ... 4

1.1.3. Sức đề kháng ... 12

1.1.4. Khả năng gây bệnh ... 12

1.1.5. Chẩn đoán vi sinh vật. ... 14

1.2. Tình hình viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam. ... 16

1.2.1. Viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân AIDS trên thế giới. .... 16

1.2.2. Viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân AIDS tại Việt Nam .... 19

1.3. Các biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân AIDS. ... 20

1.3.1. Các biểu hiện lâm sàng. ... 20

1.3.2. Các biến đổi về cận lâm sàng : ... 22

1.3.3. Các biểu hiện ngoài hệ thần kinh ... 23

1.3.4. Điều trị viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS và tính nhạy cảm của nấm C. neoformans với các thuốc kháng nấm. ... 25

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ... 27

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. ... 27

2.1.2. Thời gian nghiên cứu. ... 27

2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. ... 27

2.2.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân. ... 27

2.3. Phương pháp nghiên cứu ... 27

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ... 27

2.3.2. Phương tiện thu thập số liệu ... 29

2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu ... 30

2.3.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán và đánh giá: ... 31

2.3.5. Các kỹ thuật xét nghiệm ... 34

2.3.6. Xử lý số liệu. ... 35

2.4. Hạn chế của đề tài ... 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 36

3.1. Đặc điểm chung. ... 36

3.1.1. Giới mắc bệnh ... 36

3.1.2. Tuổi mắc bệnh. ... 36

3.1.3. Nơi sinh sống ... 37

3.1.4. Nghề nghiệp. ... 37

3.1.5. Yếu tố phơi nhiễm với HIV. ... 38

3.1.6. Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội ... 38

3.1.7. Tiền sử có điều trị dự phòng bằng thuốc kháng nấm. ... 39

3.1.8. Tiền sử dùng ARV. ... 39

3.2. Đặc điểm lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS. ... 39

3.2.1. Thời gian từ khi phát hiện HIV đến khi bị viêm màng não do nấm. ... 40

3.2.2. Thời gian bị bệnh trước khi đến viện. ... 40

3.2.3. Các triệu chứng lâm sàng trước khi đến viện ... 41

3.2.4. Các triệu chứng lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS. ... 41

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans ... 42

3.3.1. Các biểu hiện về máu ... 42

3.4. Kết quả điều trị viêm màng não do nấm C. neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS. ... 49

3.4.2. Kết quả điều trị. ... 51

3.4.3. Các di chứng ... 51

3.5. So sánh giữa 2 nhúm cú và không có điều trị ARV ... 52

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ... 54

4.1. Bàn luận về một số đặc điểm chung của viêm màng não do nấm C.neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS. ... 54

4.1.1. Đặc điểm về giới. ... 54

4.1.2. Đặc điểm về tuổi mắc bệnh. ... 54

4.1.3. Nơi sinh sống ... 55

4.1.4. Về nghề nghiệp. ... 56

4.1.5. Các yếu tố phơi nhiễm với HIV ... 56

4.1.6. Tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. ... 56

4.1.7. Tiền sử điều trị dự phòng nhiễm nấm với fluconazole ... 57

4.2. Các đặc điểm lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans ở bệnh nhân HIV/AIDS. ... 58

4.2.1. Thời gian từ khi phát hiện HIV đến khi phát hiện viêm màng não. ... 58

4.2.2. Thời gian bị bệnh trước khi đến viện. ... 59

4.2.3. Các biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do nấm C. neoformans trên bệnh nhân HIV/AIDS. ... 59

4.3.1. Các biểu hiện về máu. ... 61

4.3.2. Các biểu hiện về dịch não tủy. ... 64

4.4. Kết quả điều trị viêm màng não do nấm C. neoformans trên bệnh nhân HIV/ AIDS. ... 68

4.4.1. Thời gian nằm viện trung bình. ... 68

4.4.2. Thời gian hết đau đầu. ... 68

4.4.3. Kết quả điều trị ... 69

4.4.4. Các di chứng ... 70

4.5. So sánh một số đặc điểm nghiên cứu giữa 2 nhúm cú và không có điều trị ARV trước đó. ... 71

4.6. Các tác dụng phụ của Amphotericin B ... 71

KẾT LUẬN ... 72

KIẾN NGHỊ ... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)