Các biểu hiện lâm sàng của viêm màng não do nấm C.neoformans trên bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS (Trang 59 - 64)

trên bệnh nhân HIV/AIDS.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng gặp nhiều nhất bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, sốt, nôn và những biểu hiện của màng não.

Đau đầu gặp ở 100% bệnh nhân nghiên cứu, kết quả này của chúng tôi giống với kết quả của Nguyễn Quang Trung nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh (tỉ lệ đau đầu gặp 100%), cũng gần tương đương với kết quả của Susheel Kumar tại Ấn Độ (đau đầu là 90 %) [4], [65].

Như vậy đau đầu là một triệu chứng nổi bật của viêm màng não do nấm

C. neoformans. Triệu chứng đau đầu thường diễn biến mạn tính, thường xuất

hiện đầu tiên và cũng chỉ mất đi khi bệnh thuyên giảm. Đau đầu thường gặp cả 2 bên, mức độ thay đổi nhưng phần lớn đau ở mức độ nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả khác đều cho thấy mức độ đau đầu

của bệnh nhân có liên quan đến mức độ tăng áp lực nội sọ, bằng chứng là bệnh nhân đỡ đau đầu rất nhiều khi được chọc dò thường xuyên [4], [65].

Sốt là triệu chứng cũng gặp khá cao trong các nghiên cứu, trong nghiên cứu của chúng tôi sốt chiếm 86,7 %, kết quả này tương đương với kết quả của tác giả Susheel Kumar nghiên cứu tại Ấn Độ (sốt chiếm 77,5%), cao hơn kết quả của Nguyễn Quang Trung (sốt chiếm 64,6%) [4], [65]. Sốt trong viêm màng não do nấm C. neoformans thường ở mức độ nhẹ và vừa, có khi lửng

dửng không rõ sốt, hiếm khi bệnh nhân sốt cao. Điều này giải thích tính chất bán cấp của bệnh và bệnh nhân thường không nhập viện ngay khi có triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng nôn gặp ở 60,6% trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, còn theo tác giả Nguyễn Quang Trung là 74,8 %, theo Susheel Kumar là 72,5%, không khác biệt so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi [4], [65]. Nôn là một biểu hiện của tăng áp lực nội sọ và phự nóo nhiều.

Các triệu chứng khác như dấu màng não (chiếm 66,7%), kết quả này của chúng tôi cao hơn so với của các tác giả Susheel Kumar (32,5%) và Nguyễn Quang Trung ( 33,8%). Các biểu hiện thần kinh trong nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu là giảm thị lực, giảm thính lực, liệt thần kinh sọ hay động kinh cũng là những biểu hiện thần kinh thường thấy trong kết quả nghiên cứu của các tác giả khác [4], [53], [65].

Tổn thương da gặp ở 20,0% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu là tổn thương dạng sẩn lõm trung tâm, triệu chứng này cũng gặp trong nghiên cứu của các tác giả khác. Theo một số tác giả, tổn thương da còn có thể gặp dưới dạng ban hoặc các vết chàm [4], [5]. Đõy không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh nhưng nó có giá trị gợi ý chẩn đoán căn nguyên.

Các biểu hiện về ý thức: Trong nghiên cứu của chúng tôi số bệnh nhân có rối loạn ý thức khi vào viện hoặc trong quá trình nằm viện chiếm 40% bao

gồm các biểu hiện từ lơ mơ, li bì, kích thích, vật vã đến hôn mờ sâu. Tỉ lệ này cao hơn so với của tác giả Nguyễn Quang Trung (13,6%) và của P Mwaba (13%) [4], [53].

Các triệu chứng lâm sàng có xu hướng giảm dần theo thời gian điều trị, các tổn thương thần kinh có xu hướng diến biến kéo dài và tăng dần về sau trở thành di chứng.

4.3. Các biểu hiện cận lâm sàng

4.3.1. Các biểu hiện về máu.

4.3.1.1. Các biểu hiện về công thức máu.

* Lượng Hb trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 118,13 ± 16,99 (g/l) (thay đổi từ 83 – 156 g/l). Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với kết quả của tác giả Susheel Kumar (lượng Hb trung bình là 103 ± 24 g/l (50 -163 g/l) [65]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thiếu máu chiếm 56,7%, phần lớn bệnh nhân ( 50,0%) có biểu hiện thiếu máu nhẹ (Hb từ 90 – 120 g/l), chỉ có 2 trường hợp (6,7%) thiếu máu vừa (Hb< 90g/l), không có trường hợp nào có biểu hiện thiếu máu nặng. Kết quả này của chúng tôi tương tự so với kết quả của tác giả P Mwaba ( thiếu máu chiếm 70,0%) [53].

Như vậy thiếu máu trong viêm màng não do nấm C. neoformans

thường chỉ thiếu máu nhẹ, hiếm có trường hợp nào thiếu máu nặng.

* Hầu hết bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có số lượng bạch cầu nằm trong giới hạn bình thường (66,7%). Có 30,0 % bệnh nhân có số lượng bạch cầu hạ ( < 4 G/l) và chỉ có 1 bệnh nhân có số lượng bạch cầu tăng trên 10 G/l. Số lượng bạch cầu trung bình ở các bệnh nhân nghiờn cứu là 5,33 ± 2,47 G/l ( 1,73 – 13,2 G/l). Kết quả này của chúng gần giống với kết quả của tác giả Verajit Chotmongkol trong một nghiên cứu tại Thái Lan (số bạch cầu trung bình là 5,48 ± 2,41 G/l ) [69].

* Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân có số lượng tiểu cầu nằm trong giới hạn bình thường (86,6%), có 13,4 % số bệnh nhân có số tiểu cầu giảm nhẹ và vừa (từ 50 đến dưới 150 G/l), không có bệnh nhân nào giảm tiểu cầu nặng.

Số lượng tiểu cầu trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu là 236,53 ± 84,62 G/l (70 - 446 G/l). Kết quả này của chúng tôi cao hơn kết quả của SusheelKumar (số lượng tiểu cầu trung bình là 170,9 ± 99,1 G/l [65].

Như vậy ở các bệnh nhân viêm màng não do nấm, xét nghiệm công thức máu phần lớn không có biến loạn nhiều, có biểu hiện của thiếu máu nhẹ, một số ít có giảm nhẹ bạch cầu và giảm nhẹ tiểu cầu.

4.3.1.2. Số lượng tế bào TCD4

Phần lớn bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có số lượng tế bào TCD4 < 100 TB/ àl. Số lượng tế bào TCD4 trung bình là 58,8 ± 40,7 TB/àl (3 – 153 TB/àl). Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với của Nguyễn Quang Trung (số lượng TCD4 trung bình là 28,2 TB/mm3) hay tác giả Sara A. Mirza trong một nghiên cứu tại Mỹ (số tế bào TCD4 trung bình là 29 TB/mm3, thay đổi từ 1 – 412 TB/mm3, trong đó 83 % bệnh nhân có số TCD4 < 100 TB/mm3). Tác giả Suthat Chottanapund trong một nghiên cứu tại Thái lan cho thấy số lượng tế bào TCD4 trung bình của nhúm cú ART là 20 TB/àl (6 – 74 TB/àl), của nhúm khụng ART là 24 TB/à ( 9 – 72 TB/àl)[66].

Còn theo kết quả của tác giả Susheel Kumar trong một nghiên cứu tại Ấn Độ (số TCD4 trung bình là 109 TB/ àl, thay đổi từ 16 – 299 TB/àl), kết quả này cao hơn so với kết quả của chúng tôi [4], [51], [65].

Như vậy hầu hết bệnh nhân viêm màng não do nấm C. neoformans có

số tế bào TCD4 < 100. Tác giả Suthat Chottanapund trong một nghiên cứu tại Thái Lan năm 2002-2004 cho thấy nguy cơ tử vong do viêm màng não nấm C. neoformans trên bệnh nhân AIDS có số tế bào TCD4 < 50 TB/àl cao

gấp 1,16 lần (0,7-2,37) [66]. Điều này chứng tỏ đây là bệnh lý cơ hội xảy ra trong giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng và số lượng tế bào TCD4 có liên quan đến tỉ lệ nhiễm và tử vong của bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.1.3 Các biểu hiện về sinh hóa mỏu

Hầu hết các bệnh nhân nghiên cứu không có biểu hiện về rối loạn chức năng gan. Trong số các bệnh nhân được làm xét nghiệm, không có bệnh nhân nào có giảm prothrombin mỏu, cú 4/16 bệnh nhân được làm xét ngiệm có bilirubin máu > 17 àmol/l, cú 1/22 bệnh nhân làm xét nghiệm có albumin máu < 35 g/l , có 3/29 bệnh nhân làm xét nghiệm có AST tăng trên 2 lần và có 2/29 bệnh nhân có ALT tăng trên 2 lần. Như vậy có thể thấy hầu như các rối loạn chức năng gan ở bệnh nhân viêm màng não do nấm C.neoformans tại

thời điểm nhập viện là rất ít.

Trong số các bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân nào nào có biểu hiện suy thận tại thời điểm nhập viện, chỉ có 2/30 bệnh nhân có ure máu > 7,5 mmol/l. Điều này có nghĩa rằng hầu như không có rối loạn chức năng thận ở các bệnh nhân viêm màng não do nấm C. neoformans.

Các rối loạn điện giải máu ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu gặp chủ yếu là hạ Na ( 20/28 bệnh nhân chiếm 71,4% có Na máu < 135 mmol/l), kết quả này của chúng tôi tương đương với kết quả của Nguyễn Quang Trung ( tỉ lệ Na máu < 135 mmol/l là 72,9%)[4]. Hạ K mỏu (cú 4/28 chiếm 14,3 % bệnh nhân cú K máu < 3,5 mmol/l), thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Quang Trung (42,4%)[4]. Tình trạng hạ Na máu này liệu có liên quan đến tình trạng phự nóo nhiều và gây tăng áp lực nội sọ?

4.3.1.4. Kết quả cấy mỏu tỡm nấm

Có 23 trong số 30 bệnh nhân được làm xét nghiệm cấy mỏu tỡm nấm, kết quả dương tính ở 13 bệnh nhân (chiếm 56,5%). Kết quả này của chúng tôi giống với kết quả của tác giả Nguyễn Quang Trung (cấy máu dương tính

chiếm 58,2%)[4], cũng tương đương với kết quả của Verajit Chotmongkol nghiên cứu tại Thái Lan ( tỉ lệ cấy mỏu tỡm nấm dương tính là 45 %)[69].

Cấy mỏu tỡm nấm tuy có độ nhạy không cao bằng cấy dịch não tủy nhưng cũng cho một tỉ lệ dương tính khá cao. Vì vậy nên tiến hành cấy mỏu tỡm nấm đồng loạt cho các bệnh nhân AIDS có sốt vào viện để tránh bỏ sót trong những trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện màng não rõ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS (Trang 59 - 64)