Thời gian hết đau đầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS (Trang 68 - 71)

Thời gian hết đau đầu trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 23,6 ± 12,2 (ngày), ngắn nhất là 7 ngày và dài nhất là 45 ngày. Kết quả này của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Verajit

Chotmongkol (trung bình 7 ngày, từ 2 - 21 ngày) [69]. Còn theo Susheel Kumar, thời gian đau đầu của bệnh nhân thay đổi từ 2 - 365 ngày [65].

Như vậy, thời gian đau đầu của bệnh nhân viêm màng não do nấm

C.neoformans rất thay đổi, tình trạng đau đầu kéo dài có lẽ liên quan đến tình

trạng tăng áp lực nội sọ mạn tính trong trường hợp có tắc nghẽn não thất do dày dính.

4.4.3. Kết quả điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết các bệnh nhân được theo dõi và điều trị trong thời gian tấn công tại viện, nếu sau 2 tuần điều trị tấn công mà bệnh thuyên giảm thì bệnh nhân có thể được chuyển tuyến dưới để tiếp tục điều trị củng cố và duy trì, vì vậy về kết quả điều trị chúng tôi chỉ đánh giá được một cách tương đối.

Tuy không có bệnh nhân tử vong tại viện nhưng những bệnh nhân được xếp vào nhóm nặng xin về hầu như được coi là tử vong, người nhà bệnh nhân muốn xin về với lý do liên quan đến tập quán (không muốn để chết tại viện).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả điều trị của bệnh nhân tại thời điểm ra viện chứ không theo dõi được bệnh nhân một cách lâu dài.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khỏi hoàn toàn chỉ có 2 trường hợp (chiếm 6,7 %), khỏi có để lại di chứng tại thời điểm xuất viện là 3 trường hợp (chiếm 10,0%), nặng xin về có 5 trường hợp (chiếm 16,7%), đa số bệnh nhân có tình trạng bệnh thuyên giảm (bệnh nhân còn triệu chứng hoặc còn xét nghiệm soi hoặc cấy nấm dương tính tại thời điểm xuất viện) chiếm 66,6%.

Trong số 5 trường hợp nặng xin về của chúng tôi, có 1 trường hợp bệnh nhân điều trị viêm màng não do nấm kéo dài, tình trạng bệnh không cải thiện, bệnh nhân có biểu hiện co giật, rối loạn thâm thần, mù, giảm thính lực và có ý thức xấu dần. Có 4 trường hợp bệnh diễn biến đột ngột và bệnh nhân hôn mê sâu dần ngay khi vào viện hoặc sau 1- 2 ngày.

Kết quả của tác giả Nguyễn Quang Trung trong nghiên cứu tương tự tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: tỉ lệ tử vong là 10,2 % (15/147) và trong vòng 2 tuần đầu [4]. Còn theo Susheel Kumar trong một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy tỉ lệ tử vong trong 2 tuần điều trị tại viện là 7,5 % (3/40) [65].

Theo phân tích của một số tác giả thì nguyên nhân tử vong trong viêm màng não do nấm C. neoformans chủ yếu là do tăng áp lực nội sọ [40].

4.4.4. Các di chứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ di chứng gặp ở 27,6% số bệnh nhân. Các di chứng bao gồm:

* Giảm thị lực chiếm tỉ lệ cao nhất là 16,7 % (5/30). Kết quả này của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của tác giả Nguyễn Quang Trung (tỉ lệ giảm thị lực là 46,3 % ( 68/147). Còn theo tác giả Susheel Kumar trong một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân, tỉ lệ này là 5 % [65], kết quả này tương đương so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Giảm thị lực là di chứng gặp nhiều nhất ở bệnh nhân viêm màng não do nấm C. neoformans. Tổn thương có thể ở nhiều mức độ từ nhìn mờ cho đến

mù hoàn toàn. Về nguyên nhân suy giảm thị lực, có một số giả thuyết như: sự thâm nhiễm trực tiếp của tế bào nấm vào dây thần kinh thị giác, chéo thị và dải thị, điều này thường gây suy giảm thị lực một cách nhanh chóng và bệnh nhân bị mù đột ngột; sự tắc nghẽn dịch não tủy bởi những chất kết dính màng nhện; tình trạng viêm các vi mạch do sự lắng đọng của các phức hợp kháng nguyên - kháng thể và tăng áp lực nội sọ [78]. Tình trạng tăng áp lực nội sọ gây suy giảm thị lực một cách từ từ và tổn thương thường không hồi phục [78].

Các di chứng khác như giảm thính lực (6,7%), rối loạn tâm thần (3,3%), động kinh ( 3,3%) và liệt thần kinh sọ (10,0%). Các di chứng này có lẽ cũng là hậu quả của tình trạng tăng áp lực nội sọ quá mức và có thể gây chèn ép cỏc dõy thân kinh hoặc do tổn thương trực tiếp vào dây thần kinh.

Khi thử tìm hiểu mối liên quan của di chứng với một số yếu tố khác chứng tôi thấy tỉ lệ mắc các di chứng không liên quan đến tuổi, có điều trị ARV hay không, lượng protein trong dịch não tủy, thời gian nằm viện, số tế bào TCD4. Có 1 điều chúng tôi nhận thấy rằng thời gian bị bệnh trung bình trước khi đến viện của nhúm cú di chứng dài hơn so với nhóm không có di chứng (24,0 ± 28,3 ngày so với 12,4 ± 6,7 ngày), tuy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,084 (có thể do cỡ mẫu quá nhỏ) nhưng có thể cho rằng thời gian đến viện cũng là một yếu tố liên quan, thời gian đến viện càng muộn thì tỉ lệ để lại di chứng càng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm màng não do nấm cryptococcus neoformans ở bệnh nhân HIVAIDS (Trang 68 - 71)