Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín003 (Trang 51 - 52)

9. Bố cục luận văn

2.1. Tổng quan về hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gịn Thương Tín

2.1.2.3. Tình hình hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng dư nợ cho

vay 128.015.011 185.916.813 198.859.665 222.946.630 256.622.753 Dự phòng rủi ro (1.368.918) (2.256.792) (2.431.588) (2.748.878) (3.522.642) Dư nợ cho vay

thuần 126.646.093 183.660.021 196.428.077 220.197.752 253.100.111 Dư nợ cho vay/

Nguồn vốn huy động (%)

75,9 70 66 65,9 70,3

Dư nợ cho vay/

Tổng tài sản (%) 67,4 63,7 59,9 60,5 63,2

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)

Với định hướng tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo quản lý rủi ro trong giới hạn đề ra, tổng dư nợ cho vay của Sacombank năm 2014 đạt 128.015.011 triệu đồng. Năm 2015 đạt 185.916.813 triệu đồng, tăng 45,2% so với năm 2014. Năm

Chỉ tiêu 2014/2015 (%) 2015/2016 (%) 2016/2017 (%) 2017/2018 (%) Tổng dư nợ cho vay 45,2 7 12,1 15,1 Dự phòng rủi ro 64,9 7,7 13 28,1

Dư nợ cho vay

thuần 45 7 12,1 14,9

Dư nợ cho vay/ Nguồn vốn huy động (%) Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản (%)

2016 đạt 198.859.665 triệu đồng, tăng 7% so với năm 2015. Năm 2017 đạt 222.946.630 triệu đồng, tăng 12,1% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 256.622.753 triệu đồng, tăng 15,1% so với năm 2017. Nguyên nhân là trong các năm này nguồn vốn huy động của Sacombank có sự tăng trưởng tốt nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm này cũng là điều dễ hiểu.

Khoản trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản vay của Sacombank năm 2014 là 1.368.918 triệu đồng. Nhưng đến năm 2015 trích lập dự phịng rủi ro tăng đáng kể là 2.256.792, tăng 64,9% so với năm 2014. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay trong năm 2015 tăng mạnh, ngoài ra điều này cũng đồng nghĩa với việc năm 2015 tỷ lệ các khoản vay của Sacombank có khả năng xảy ra rủi ro cao hơn so với năm 2014. Khoản dự phòng trong năm 2016 vẫn tăng nhưng không mạnh khi ở mức 2.431.588 triệu đồng, tăng 7,7% so với năm 2015, tăng thấp hơn rất nhiều so với năm 2015. Năm 2017 dự phòng rủi ro vẫn tăng khi ở mức 2.748.878, tăng 13% so với năm 2016. Đến năm 2018 dự phòng rủi ro tăng đáng kể khi ở mức 3.522.642, tăng 28,1% so với năm 2017. Dự phòng RRTD tăng chủ yếu do nhờ các biện pháp xử lý nợ hiệu quả mà Sacombank đã thực hiện, khả năng xảy ra rủi ro thấp hơn.

Hiện tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động của Sacombank có xu hướng giảm. Năm 2014 chỉ tiêu này đạt 75,9%, năm 2015 là 70%, năm 2016 là 66%, năm 2017 là 65,9% và đến năm 2018 có tăng trở lại là 70,3%. Nguyên nhân là do tổng dư nợ cho vay có mức tăng thấp hơn so với mức tăng của nguồn vốn huy động. Tương tự như vậy, dư nợ cho vay trên tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2014 – 2016 cũng có xu hướng giảm dần với tỷ lệ lần lượt 67,4%, 63,7% và 59,9%, nhưng từ năm 2017-2018 có xu hướng tăng trở lại với tỷ lệ là 60,5%, 63,2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín003 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)