Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín003 (Trang 106 - 107)

9. Bố cục luận văn

3.2. Kiến nghị

3.2.2. Đối với ngân hàng nhà nước

Thứ nhất là hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động ngân hàng. Để hoàn thiện khn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro, an tồn hoạt động của các ngân hàng, NHNN cần ban hành, triển khai và áp dụng các quy định về quản trị rủi ro của ngân hàng theo nguyên tắc Basel; hồn thiện khn khổ pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và các ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN định hướng chiến lược hoạt động tín dụng theo hướng an tồn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng là yếu tố then chốt nhằm phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng. Tăng cường tính cơng khai, minh bạch của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, hạn chế tập trung tín dụng vào một số nhóm khách hàng/ngành nghề hoặc tập trung vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ hai là tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động các ngân hàng. Đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, giám sát các ngân hàng và bảo đảm an toàn hệ

thống các ngân hàng; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng; kiểm sốt chặt chẽ tốc độ và chất lượng tín dụng, định hướng tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ ba là tăng vốn điều lệ của VAMC để hoạt động của VAMC thực chất tuân theo cơ chế thị trường. Để giải quyết tình trạng này, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2015/TT - NHNN, mở ra kỳ vọng mới về tiến trình xử lý nợ xấu của VAMC thông qua việc quy định chi tiết về việc mua lại nợ xấu theo giá thị trường. Tuy nhiên, với vốn điều lệ mới 2.000 tỷ đồng, việc mua nợ theo giá thị trường của VAMC vẫn gặp nhiều hạn chế ở giá trị và khối lượng các khoản nợ xấu có thể mua. Chính vì vậy, mới đây VAMC cũng đã đề xuất NHNN tăng vốn điều lệ thêm 1.500 tỷ đồng để tạo điều kiện cho phương án mua nợ theo giá thị trường. Cùng với đó, theo thơng tư, VAMC có quyền chủ động hơn đối với việc định giá các khoản nợ và bán nợ xấu. Tuy nhiên, các quy định về pháp lý liên quan đến xử lý TSBĐ (đặc biệt là TSBĐ bằng BĐS) vẫn gây cản trở đối với việc bán nợ của VAMC.

Thứ tư là nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thơng tin tín dụng. NHNN cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng có tính hữu ích cao hơn theo hướng dựa trên cơ sở hợp tác. NHNN thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để tăng tính đầy đủ và chính xác của kho dữ liệu. Kho dữ liệu khơng chỉ có thơng tin về khách hàng mà còn đánh giá, dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín003 (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)