9. Bố cục luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank
2.2.3. Các tiêu chí đo lường rủi ro tín dụng tại Sacombank
2.2.3.1. Nhóm tiêu chí đo lường nợ q hạn
Từ số liệu bảng 2.9 tác giả tổng hợp được bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Thực trạng nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2014 - 2018
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ quá hạn 2.029.397 11.820.095 16.340.107 11.303.929 6.603.560
Tổng dư nợ 128.015.011 185.916.813 198.859.665 222.946.630 256.622.753
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,6 6,4 8,2 5,1 2,6
(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn của Sacombank là 1,6%, đến năm 2015 tỷ lệ nâng lên là 6,4% và đến năm 2016 tiếp tục tăng lên là 8,2%. Nhưng đến năm 2017 tỷ lệ giảm xuống còn 5,1% và tiếp tục giảm đến năm 2018 cịn 2,6%.
2.2.3.2. Nhóm tiêu chí đo lường rủi ro mất vốn
Từ số liệu bảng 2.9 tác giả tổng hợp được bảng số liệu sau:
Bảng 2.11: Thực trạng nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Nợ xấu 1.522.509 10.778.413 13.745.344 10.404.688 5.462.505
Tổng dư nợ 128.015.011 185.916.813 198.859.665 222.946.630 256.622.753
Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,2 5,8 6,9 4,7 2,1
(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Năm 2014, Sacombank thực hiện nhiều biện pháp triệt để: tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo dỡ khó khăn, chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu VAMC, áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn... Nên tình hình nợ xấu của Sacombank có chuyển biến tích cực khi tổng dư nợ xấu là 1.522.509 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,2%.
Năm 2015, do Sacombank nhận sáp nhập SouthernBank nên tỷ lệ nợ xấu tăng vọt do chất lượng tài sản của Southern Bank kém với tỷ lệ nợ xấu 55,31%, tương đương với 23.483 tỷ đồng tại thời điểm tháng 11/2015 (theo Thanh tra NHNN). Hết năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank là 5,8%, trong khi năm 2014 tỷ lệ nợ xấu chỉ có 1,2%.
Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu Sacombank tiếp tục tăng do sáp nhập SouthernBank chưa xử lý được hết mà còn tăng thêm. Hết năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank là 6,9%, tổng dư nợ xấu là 13.745.344 triệu đồng.
Năm 2017, công tác QLRR tập trung, phối hợp chặt chẽ từ CN/PGD đến Văn phòng Khu vực và Mảng nghiệp vụ đã theo dõi và đánh giá sát sao kết quả thu hồi nợ, đề ra các giải pháp tích cực, đẩy nhanh tiến độ cơ cấu và xử lý nợ xấu, vận dụng hiệu quả cơng cụ VAMC nhằm lưu động hóa nguồn vốn một cách tối ưu… đưa nợ xấu cuối năm 2017 về mức 4,7%, thấp hơn nhiều so với năm 2016 là 6,9%.
Năm 2018, Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ giúp cho cơng tác phân tích, đánh giá hoạt động luôn đảm bảo đúng bản chất, trên nguyên tắc thận trọng, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh ổn định. Công tác dự báo được nâng lên đáng kể về phương thức và chất lượng, các Bản tin Tín dụng, Bản tin QLRR, Bản tin Xử lý nợ được ban hành hàng Quý, cung cấp những thông tin tham khảo bổ ích, cảnh báo kịp thời các rủi ro ngành nghề, đưa ra những định hướng chung cho hoạt động tín dụng, cũng như các biện pháp xử lý nợ hiệu quả; Ngồi ra, qua cơng tác giám sát từ xa, kiểm toán nội bộ đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, các sai sót, vi phạm được phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh, khắc phục kịp thời, số lượng giao dịch có sai sót giảm đáng kể. Hết năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giảm xuống còn 2,1%, tổng dư nợ xấu là 5.462.505 triệu đồng.
Tuy nhiên, cũng phải lưu ý một điều là những khoản nợ xấu NH tuy giảm, nhưng thực chất lại “tồn” ở VAMC. Theo quy định, nếu VAMC không xử lý được thì các NH phải nhận lại sau 5 năm. Điều này có nghĩa nợ xấu vẫn là tiềm ẩn, chứ không hề “đẹp” như các tỷ lệ được báo cáo. Nếu sau 5 năm khoản nợ mà VAMC mua của NH không bán được để thu hồi vốn thì món nợ xấu đó sẽ quay trở lại NH. Khi đó, nợ xấu sẽ trở thành rất xấu, khơng thể xử lý được. Điều này có nghĩa dù nợ xấu được chuyển giao sang VAMC, song trách nhiệm chính về khoản nợ vẫn thuộc về NH.
2.2.3.3. Nhóm tiêu chí đo lường khả năng bù đắp rủi ro
Ngoài các chỉ tiêu trên, Sacombank thường dùng chỉ tiêu Tỷ lệ trích lập quỹ dự phịng RRTD trên tổng dư nợ và chỉ tiêu nghĩa vụ nợ tiềm ẩn trên dư nợ cho vay để đo lường RRTD.
Bảng 2.12: Tỷ lệ trích quỹ dự phịng RRTD trên tổng dư nợ của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Trích quỹ dự phịng RRTD 1.368.918 2.256.792 2.431.588 2.748.878 3.522.642 Tổng dư nợ 128.015.011 185.916.813 198.859.665 222.946.630 256.622.753 Tỷ lệ trích quỹ dự phịng RRTD/ Tổng dư nợ 1,1 1,2 1,2 1,2 1,4
(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)
Tỷ lệ trích quỹ dự phịng RRTD/ tổng dư nợ của Sacombank năm 2015, năm 2016 và năm 2017 đều là 1,2%, chủ yếu là do Sacombank đã bán một phần nợ cho VAMC làm giảm con số nợ xấu, nên tỷ lệ trích lập quỹ dự phịng được duy trì trong các năm này.
Năm 2018, tỷ lệ trích quỹ dự phòng RRTD/ tổng dư nợ của Sacombank tăng lên 1,4. Như vậy, bên cạnh việc bán bớt nợ xấu cho VAMC thì Sacombank cũng khá tích cực trong việc tăng cường trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu trong tương lai.
Thực hiện trích lập dự phịng đầy đủ giúp cho cơng tác phân tích, đánh giá hoạt động luôn đảm bảo đúng bản chất, trên nguyên tắc thận trọng, tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh ổn định. Công tác dự báo được nâng lên đáng kể về phương thức và chất lượng, các Bản tin Tín dụng, Bản tin quản lý rủi ro, Bản tin Xử lý nợ được ban hành hàng Quý, cung cấp những thơng tin tham khảo bổ ích, cảnh báo kịp thời các rủi ro ngành nghề, đưa ra những định hướng chung cho hoạt động tín dụng, cũng như các biện pháp xử lý nợ hiệu quả; Ngồi ra, qua cơng tác giám sát từ xa, kiểm toán nội bộ đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực, các sai sót, vi phạm được phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh, khắc phục kịp thời, số lượng giao dịch có sai sót giảm đáng kể.
Bảng 2.13: Tình hình nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Cam kết bảo lãnh vay vốn 190.294 1,6 32.404 0,3 34.126 0,3 17.766 0,1 22.784 0,1 Cam kết trong nghiệp vụ L/C 8.168.215 70,4 6.339.073 62,0 9.049.479 66,4 7.415.440 47,1 7.406.560 51,6 Cam kết bảo lãnh khác 3.242.532 28,0 3.854.693 37,7 4.543.363 33,3 8.314.266 52,8 6.932.154 48,3 Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 11.601.041 100 10.226.170 100 13.626.968 100 15.747.472 100 14.361.498 100 Dư nợ tín dụng 128.015.011 185.916.813 198.859.665 222.946.630 256.622.753 Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn/ Dư nợ cho vay (%) 9,1 5,5 6,9 7,1 5,6
(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Theo TT02/2013-NHNN quy định đối với các cam kết ngoại bảng, các NHTM chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, khơng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro. NH chỉ phải trích lập dự phịng khi rủi ro xảy ra. Điều này càng làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của các NH.
Đối với nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác, khi hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận. Lúc này NH sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn sẽ trở nghĩa vụ nợ thực sự. Thêm vào đó, nguy cơ trở thành nợ xấu đối với các khoản nợ này cũng rất cao.
Mặc dù các khoản bảo lãnh có thể yêu cầu tỷ lệ ký quỹ nhất định để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, đối với những doanh nghiệp lớn, uy tín thì ít NH yêu cầu ký quỹ hoặc ký quỹ 1 tỷ lệ rất nhỏ vì dịng tiền gửi của những doanh nghiệp này mở ở tài khoản NH lớn hơn nhiều so với hạn mức cam kết bảo lãnh.
2.3. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại Sacombank 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1. Những kết quả đạt được
(1) Sacombank thiết lập được bộ phận quản lý rủi ro
Theo Chính sách quản lý rủi ro của Sacombank, trách nhiệm chung đối với quản lý rủi ro là HĐQT. Bên cạnh đó, Sacombank đã thành lập các Ủy ban trực thuộc HĐQT như Ủy ban quản lý rủi ro, Ban chỉ đạo ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn.
(2) Xây dựng được hệ thống văn bản lập quy hoàn chỉnh
Hệ thống hành lang pháp lý của Sacombank được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở dự báo trước rủi ro, được điều chỉnh liên tục phù hợp với thực tế trên cở sở đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả trong giới hạn rủi ro chấp nhận được. Điển hình như các văn bản sau đây:
- Chính sách tín dụng: Là văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng do HĐQT ban hành, trong đó quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng từ đối tượng khách hàng, phương pháp thẩm định, cách thức kiểm tra giám sát,… cho đến các giới hạn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN và yêu cầu về quản lý rủi ro tín dụng của Sacombank, giúp Sacombank định hướng quản trị rủi ro cũng như chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro tổn thất có thể xảy ra.
- Quy chế quản lý nợ: quy định tất cả các biện pháp quản lý nợ và cơ chế xử lý nợ đối với từng khoản nợ cụ thể nhằm định hướng và hỗ trợ cho nhân sự thực hiện vận dụng được các phương án xử lý nợ hiện nay.
- Hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng: Sacombank xây dựng hệ thống phân quyền phán quyết câp tín dụng dựa trên nguyên tắc nhanh, an toàn, hiệu quả. Hệ thống phân quyền phán quyết dựa trên tiêu chí về chất lượng tín dụng, quy mơ tín dụng và địa bàn hoạt động.
- Ngồi ra cịn có các quy trình, hướng dẫn chi tiết cho từng sản phẩm giúp hoạt động cấp tín dụng được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, giúp hoạt động kiểm tra giám sát được dễ dàng góp phần hạn chế được rủi ro, tổn thất cho Sacombank.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ hiệu quả để Sacombank quản lý rủi ro tín dụng cho cả khách hàng doanh nghiệp, cá nhân và định chế tài chính. Hệ thống thực hiện chấm điểm khách hàng dựa trên các thơng tin định tính và định lượng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng cụ thể. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đáp ứng được yêu cầu hạn chế rủi ro ngay từ đầu. Từ khi tiếp cận khách hàng, hệ thống có thể tính tốn và định lượng mức độ rủi ro mà khách hàng này có thể gây ra cho Sacombank từ đó định hướng cho cá nhân, đơn vị có liên quan đến thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, với sự tư vấn của Công ty Ernst & Young, Sacombank cũng đã xây dựng Hệ thống tính tốn tổn thất dự kiến hỗ trợ việc phán quyết và cấp phát tín dụng, giúp hạn chế thấp nhất rủi ro. Đồng thời, các Chương trình CIC, Hệ thống Quản lý rủi ro hoạt động, Hệ thống đánh giá môi trường cũng được triển khai.
(4) Thực hiện triển khai áp dụng chuẩn Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
Sacombank là 1 trong 10 ngân hàng được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm Basel II. Trong năm 2014, Ban Chỉ đạo và Đội Dự án Basel II Sacombank đã tiến hành rà soát và ban hành báo cáo mức độ chênh lệch và kế hoạch tổng thể triển khai Basel II. Đây là chiến lược quan trọng trong dài hạn để hồn thiện đưa cơng tác quản trị rủi ro của Sacombank lên cấp độ cao hơn, tiến gần đến chuẩn mực quản trị rủi ro của các ngân hàng hiện đại trên thế giới.
(5) Cho vay theo sát tiến độ kế hoạch
Nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng của chính phủ và NHNN, Sacombank đã triển khai 13 gói cho vay ưu đãi trị giá khoảng 39.000 tỷ đồng và 100 triệu USD dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SMEs thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên cả nước. Cho vay củng tăng đáng kể, chủ yếu loại tiền VND, kỳ hạn trung dài hạn thuộc nhóm khách hàng cá nhân với sản phẩm chủ đạo là cho vay phân tán, nhỏ lẻ. Đồng thời, Sacombank cũng tăng cường cho vay đối với SMEs, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, có độ an tồn cao.
Cơ cấu cho vay luôn được phân bổ phù hợp với nguồn vốn, nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản. Tỷ trọng cho vay VND chiếm 95,4%, trung dài hạn chiếm 52%, cá nhân chiếm 60,9%. Trong bối cảnh giai đoạn đầu sáp nhập cịn nhiều khó khăn, Sacombank vẫn ln đặt trọng tâm hàng đầu là ngăn chặn nợ xấu phát sinh
cũng như tập trung giải quyết nợ xấu tồn đọng nhằm đảm bảo an tồn hoạt động. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của tồn NH vẫn đảm bảo dưới mức kế hoạch đề ra, tỷ lệ nợ quá hạn 2,6% và tỷ lệ nợ xấu 2,1%.
(6) Tập trung giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu
Giải quyết nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Sau khi sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đã tăng mạnh từ 1,2% năm 2014 lên 5,8% vào cuối năm 2015 và tiếp tục tăng lên 6,9% trong năm 2016.
Thế nhưng, chỉ sau nửa năm tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đến cuối năm 2017 đã được kéo giảm xuống cịn 4,7%, thơng qua việc xử lý và thu hồi gần 20.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Trong đó, có khá nhiều tài sản đảm bảo có giá trị lớn được Ngân hàng thanh lý thành cơng, điển hình như dự án bất động sản tại Khu cơng nghiệp Long An với giá trị 9.200 tỷ đồng. Năm 2018, Sacombank tiếp tục công bố đã xử lý thêm gần 12.500 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, cũng như các khoản nợ đã bán cho VAMC.
Không chỉ nỗ lực xử lý nợ xấu, Sacombank cịn kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng theo định hướng cho vay đa dạng và phân tán, đẩy mạnh cảnh báo rủi ro, nâng cao công tác thẩm định, quản lý và giám sát chặt chẽ sử dụng vốn vay. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu đã đạt mục tiêu giảm xuống dưới 3%, chỉ còn 2,1% và được xem là điểm sáng trong bức tranh xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng năm 2018.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế
Tình trạng nợ xấu có nguy cơ gia tăng: tiến độ xử lý nợ xấu qua công cụ được mong đợi là Công ty quản lý tài sản của các TCTD VAMC lại chậm. Lượng nợ xấu mua vào thấp, trong khi NH dự kiến bán nợ cũng không nhanh hoặc đổ dồn vào cuối năm. Sacombank là một trong số những NH có dư nợ VAMC cao nhất, tạo gánh nặng dự phòng lớn. Mặc dù NHNN cho các NH có điều kiện tài chính gặp khó khăn dự phịng trong 10 năm, nhưng dư nợ VAMC khá cao, đặc biệt khi so với các NH như ACB, sẽ ảnh hưởng đến Sacombank.