9. Bố cục luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam
Qua những kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM trong nước và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam như sau:
- Một là xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng. Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản trị rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên trách.
- Hai là thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện. Đổi mới luôn là một yêu cầu để theo kịp với thực tiễn; thông qua đổi mới dần từng bước tiến tới cải tổ toàn diện đối với các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro. Việc chuyển đổi mô hình tín dụng này phải theo từng giai đoạn và có lộ trình cụ thể, phù hợp với tình hình hoạt động và đặc thù từng ngân hàng.
- Ba là xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: Nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; Liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; Theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; Miêu tả được yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.
- Bốn là Hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
- Năm là thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách, từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng.
- Sáu là chú trọng hơn việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng.
- Bảy là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà các ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, chương 1 đã làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng của NHTM qua các khía cạnh khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại, các nguyên nhân gây ra, các tiêu chí đo lường cùng nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến RRTD của NHTM. Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước và trên thế giới, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM Cổ phần Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 luận văn sẽ tiến hành phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN. 2.1. Tổng quan về hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Tín.
Tên tiếng Việt: NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch: Sacombank
Ngày thành lập: 21/12/1991. Giấy phép thành lập và hoạt động số 0006/NH- GP do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 05/12/1991 đã được thay thế bởi giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng số 111/NH-GP được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 09 tháng 11 năm 2018 và có giá trị trong vòng 99 năm kể từ ngày 05 tháng 12 năm 1991.
Vốn điều lệ: 18.852.157 triệu đồng (tại thời điểm 31/12/2018) Thời điểm niêm yết: 02/06/2006
SWIFT code: SGTTVNVX
Trụ sở chính: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Quận 3, TP.HCM Điện thoại: + 848 39 320 420
Fax: + 848 39 320 424
Email: info@sacombank.com Website: www.sacombank.com.vn
NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sau 27 năm không ngừng phát triển, Sacombank đã tạo dựng được một nền tảng vững mạnh không chỉ về tài chính, nhân lực mà cả về hệ thống quản trị, cơ sở hạ tầng...
Ngày 01 tháng 10 năm 2015 Ngân hàng TMCP Phương Nam đã chính thức được sát nhập vào NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín theo Quyết định số 1844/QĐ-NHNN ngày 14 tháng 09 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến nay, Sacombank đã phát triển lớn mạnh với một mạng lưới hoạt động rộng khắp trong nước và ở nước ngoài gồm điểm giao dịch, trong đó Ngân hàng có 1 hội sở chính, có 105 Chi nhánh, 447 Phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả
nước. Ngân hàng có 6 công ty con, trong đó có 1 công ty tại Lào (Sacombank Lào) và 1 công ty tại Campuchia (Sacombank Campuchia). Hơn 27 năm qua, Sacombank luôn kiên định với chiến lược phát triển của mình, tự tin mở ra những lối đi riêng và trở thành NH tiên phong trong nhiều lĩnh vực.
Hoạt động chính của Ngân hàng bao gồm hoạt động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung ứng các dịch vụ thanh toán; tham gia thị trường tiền tệ; tư vấn Ngân hàng, tài chính; mua bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh vàng; dịch vụ quản lý tiền mặt; bản quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; đại lý bảo hiểm; môi giới tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2014-2018 2.1.2.1. Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu 2.1.2.1. Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu
Bảng 2.1: Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018. (Đơn vị tính: triệu đồng) CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản 189.802.627 292.032.736 332.023.043 368.468.840 406.040.598 Vốn chủ sở hữu 18.063.197 22.080.495 22.191.934 23.236.292 24.632.367 Vốn điều lệ 12.425.116 18.852.157 18.852.157 18.852.157 18.852.157
(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
CHỈ TIÊU 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ %
Tổng tài sản 102.230.109 53,9 39.990.307 13,7 36.445.797 11 37.571.758 10,2 Vốn chủ sở
hữu 4.017.298 22,2 111.439 0,5 1.044.358 4,7 1.396.075 6 Vốn điều lệ 6.427.041 51,7 0 0 0 0 0 0
Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Ngày 01/10/2015 Sacombank đã chính thức sáp nhập với PNB. Theo Nghị quyết tại Đại hội cổ đông bất thường tháng 7/2015, Sacombank sẽ trả cổ tức và chia thưởng bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong tháng 10 năm nay. Theo đó, vốn điều lệ sẽ được tăng lên 6.427.041 tỷ đồng. Tỉ lệ hoán đổi theo công bố là 1:0,75, 1 cổ phần của PNB được đổi lấy 0,75 cổ phần NH sau sáp nhập, và 1 cổ phần của cổ đông Sacombank trước sáp nhập sẽ được nhận thêm 0,3875 cổ phần của NH sau sáp nhập. Vì vậy, tỉ lệ chuyển đổi thực tế là 1:0,54. Như vậy, BCTC của PNB sẽ được hợp nhất trong BCTC quý 4 của Sacombank. Vì vậy, sau thương vụ này tổng tài sản và huy động cuả Sacombank tăng mạnh, đứng thứ 5 toàn hệ thống. Cụ thể tổng tài sản đạt 292.032.736 triệu đồng, tăng 53,9% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu cũng tăng trưởng khá khi đạt 22.080.495 triệu đồng, tăng 22,2% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là tăng vốn điều lệ lên 18.852.157 triệu đồng, tăng 51,7% so với năm trước.
Năm 2016 tổng tài sản Sacombank tăng không nhiều đạt 332.023.043 triệu đồng, tăng 13,7% so với năm 2015. Vốn chủ sở hữu cũng tăng trưởng không đáng kể khi đạt 111.439 triệu đồng, tăng 0,5% so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là vốn điều lệ không thay đổi 18.852.157 triệu đồng, không tăng so với năm trước.
Năm 2017 tổng tài sản Sacombank tiếp tục tăng đạt 368.468.840 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2016. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá đạt 1.044.358 triệu đồng, tăng 4,7% so với năm 2016. vốn điều lệ tiếp tục không thay đổi 18.852.157 triệu đồng, không tăng so với năm trước.
Năm 2018 tổng tài sản Sacombank tiếp tục tăng nhưng không bằng năm trước đạt 406.040.598 triệu đồng, tăng 10,2% so với năm 2017. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá hơn năm trước đạt 1.396.075 triệu đồng, tăng 6% so với năm 2017. vốn điều lệ tiếp tục không thay đổi 18.852.157 triệu đồng, không tăng so với năm trước.
2.1.2.2. Tình hình hoạt động huy động vốn
Với định hướng huy động là trọng tâm ưu tiên phát triển để làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng và phát huy hiệu quả, Sacombank luôn chủ động trong việc đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình huy động.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 2017 2018
Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Số dư %
Tiền gửi và vay TCTD khác 4.410.606 2,6 2.954.073 1,1 8.109.652 2,7 12.649.006 3,7 7.300.158 2 Tiền gửi của KH (tổ chức và dân cư) 163.057.456 96,7 260.994.745 98,2 291.653.101 96,8 319.859.587 94,6 349.388.922 95,8 Phát hành giấy tờ có giá 600 0,00 036 600 0,00 022 600 0,00 019 5.601.386 1,7 8.065.909 2,2 Vốn ủy thác 1.115.813 0,7 1.793.234 0,7 1.404.155 0,5 90.975 0,02 7 87.728 0,02 4 Cộng 168.584.475 100 265.742.652 100 301.167.508 100 338.200.954 100 364.842717 100
(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Tại thời điểm cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank đạt 168.584.475 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt mức 163.057.456 triệu đồng, chiếm 96,7% trong tổng vốn huy động; huy động từ các TCTD chiếm 2,6% tương đương 4.410.606 triệu đồng. Ngoài ra còn có nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá, chiếm 0,00036 % trong tổng nguồn vốn huy động, tương đương 600 triệu đồng. Và nguồn vốn ủy thác đạt 1.115.813 triệu đồng, chiếm 0,7%.
Năm 2015 Sacombank không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng VNĐ từ khách hàng cá nhân, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường. Nhờ vậy, số dư huy động tăng, làm nền tảng tốt cho mọi hoạt động kinh doanh khác phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống. Đến 31/12/2015 số dư huy động của Samcombank đạt 265.742.652 triệu đồng tăng 36,6% so với năm 2014. Chủ yếu tăng từ tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư, năm 2015 đạt 260.994.745 triệu đồng, chiếm 98,2%. Các chỉ tiêu huy động khác đều giảm. Cụ thể, tiền gửi và vay TCTD năm 2015 giảm so với năm 2014 chiếm 1,1%, đạt 2.954.073 triệu đồng; Phát hành giấy tờ có giá năm này rất hạn chế, không thay đổi so với năm 2014, chỉ ở mức 600 triệu đồng, chiếm khoảng 0,00022%; vốn ủy thác tăng so với năm 2014, đạt 1.793.234 triệu đồng, chiếm 0,7%.
Năm 2016, với những giải pháp chủ động, linh hoạt, kịp thời trong chính sách huy động vốn, nguồn vốn của Sacombank tiếp tục có sự tăng trưởng tốt khi đạt 301.167.508 triệu đồng, tăng 11,8% so với năm 2015 và tăng 44% so với năm 2014. Năm 2016, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, đạt 291.653.101 triệu đồng, tăng 10,5% so với năm 2015, giảm tỷ trọng xuống còn 96,8% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ các TCTD tăng 63,6% so với năm 2015, đạt 8.109.652 triệu đồng, chiếm 2,7%. Phát hành giấy tờ có giá không có sự biến động so với năm trước khi cùng đạt mức 600 triệu đồng. Vốn ủy thác giảm 27,7% so với năm 2015, đạt 1.404.155 triệu đồng.
Năm 2017, Sacombank có những thay đổi linh hoạt trong chính sách huy động vốn, bằng cách tăng phát hành giấy tờ có giá làm cho nguồn vốn Sacombank tiếp tục có sự tăng trưởng tốt khi đạt 338.200.954 triệu đồng, tăng 11% so với năm 2016. Năm 2017, Sacombank tiếp tục tăng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, đạt 319.859.587 triệu đồng, chiếm 94,6%. Nguồn vốn huy động từ các TCTD tiếp tục tăng 35,9% so với năm 2016, đạt 12.649.006 triệu đồng, chiếm 3,7%. Phát hành giấy tờ có giá có những thay đổi đáng kể so với năm trước khi đạt mức 5.601.386 triệu đồng, tăng 99,9%, chiếm 1,7%. Vốn ủy thác giảm mạnh mẽ so với năm 2016, đạt 90.975 triệu đồng, chiếm 0,027%.
Năm 2018, Sacombank khá khó khăn trong việc huy động vốn. Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD khác giảm đáng kể. Tuy nhiên Sacombank đã chủ động linh hoạt trong chính sách huy động vốn, tiếp tục chú trọng huy động nguồn vốn bằng cách tăng phát hành giấy tờ có giá làm cho nguồn vốn Sacombank tiếp tục có sự tăng trưởng tốt khi đạt 364.842717 triệu đồng, tăng 7,3% so với năm 2017. Mặc dù khó khăn trong huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư lại tiếp tục tăng, đạt 349.388.922 triệu đồng, chiếm 95,8%. Nguồn vốn huy động từ các TCTD năm 2018 giảm đáng kể với năm 2017, chỉ đạt 7.300.158 triệu đồng, thấp hơn 73,3% so với năm 2017. Phát hành giấy tờ có giá tiếp tục tăng so với năm trước khi đạt mức 8.065.909 triệu đồng, chiếm 2,2%. Vốn ủy thác lại giảm 3,7% so với năm 2017, đạt 87.728 triệu đồng, chiếm 0,024%.
Như vậy, nhìn chung tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2014 - 2018 có mức tăng trưởng khá tốt, tổng nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, năm 2014 nguồn vốn huy động đạt 168.584.475 thì đến năm 2018 đạt 364.842717.
Nguồn vốn huy động chủ yếu từ tổ chức và dân cư trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2018 tăng 53,3% so với năm 2014. Mặc dù huy động từ các nguồn vốn khác gặp nhiều khó khăn nhưng Sacombank đã chủ động linh hoạt trong chính sách huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá làm tăng đáng kể cho nguồn vốn huy động, năm 2014 phát hành giấy tờ có giá chỉ đạt 600 triệu đồng thì đến năm 2018 tăng lên 8.065.909 triệu đồng, nâng tỷ trọng từ năm 0,00036% lên 2,2% trong tổng nguồn vốn huy động.
2.1.2.3. Tình hình hoạt động tín dụng