Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín003 (Trang 28 - 34)

9. Bố cục luận văn

1.1. Lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng

1.1.5.2. Nguyên nhân chủ quan

(1) Từ phía khách hàng vay vốn

- Trường hợp thứ nhất là sử dụng vốn sai mục đích: khách hàng là doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản. Đây là trường hợp tồi tệ nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTD của NH. Nó biểu hiện là hành động có chủ ý của người vay, được tính tốn chuẩn bị trước nhằm mục đích chiếm đoạt tiền vay của NH. Họ tìm cách làm giả mạo giấy tờ, chũ ký, con dấu, hoặc điều chỉnh các báo cáo tài chính, hay làm các hóa đơn, chứng từ mua bán khống…để vay được vốn của NH sau đó sử dụng tiền vay không đúng mục đích, khơng trả nợ. Trường hợp này không nhiều, tuy nhiên, khi vụ việc phát sinh

lại ảnh hưởng hết sức nặng nề, NH khó lịng thu hồi được nợ, có nguy cơ bị mất vốn hồn toàn hoặc chỉ thu hồi được một phần, làm liên quan đến uy tín của cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

- Trường hợp thứ hai là khơng có thiện chí trong việc trả nợ vay: khách hàng có ý muốn trả nợ nhưng đang gặp khó khăn về tài chính tạm thời do những yếu tố khách quan ngoài ý muốn của khách hàng. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu vẫn là do khả năng quản lý kinh doanh kém hiệu quả.

- Trường hợp thứ ba là tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch: Nhiều khách hàng do thiếu năng lực về khả năng quản lý tài chính lại khơng có tài sản thế chấp hợp lệ do đó khơng đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Họ đã lập các số liệu, giấy tờ giả mạo để qua mắt ngân hàng và được ngân hàng cho vay vốn. Nếu ngân hàng không phát hiện ra thì khả năng rủi ro của khoản tín dụng này là rất lớn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là một chỗ dựa cuối cùng để phịng chống RRTD.

(2) Từ phía Ngân hàng

- Thứ nhất là Sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị: Yếu tố con người đóng vai trị quyết định trong kinh doanh. Nhiều nhà quản trị chưa đủ các điều kiện để điều hành ngân hàng, chưa được đào tạo bài bản, không nắm bắt kịp thời các thông tin thay đổi, thiếu bản lĩnh trong điều hành, am hiểu pháp luật chưa sâu sắc, bố trí nhân sự khơng phù hợp với trách nhiệm…

- Thứ hai là đạo đức của cán bộ tín dụng:

+ Đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế RRTD. Một cán bộ hạn chế về năng lực có thể được bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểm khi được bố trí trong cơng tác tín dụng. Điều này có thể nhận thấy qua các vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến hoạt động ngân hàng đều có sự tiếp tay của những CBTD cùng với khách hàng hoặc bản thân CBTD cố ý: thực hiện trái với quy trình tín dụng, trực tiếp thu nợ nhưng không nộp mà dùng cho mục đích cá nhân, lập hồ sơ giả, tẩy xóa sửa chữa chứng từ có giá, định giá TSBĐ không đúng giá trị thực do thông đồng với khách hàng,…

+ Bên cạnh vấn đề đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu cơng việc, việc bố trí cơng việc chưa phù hợp với trình độ chun mơn, bản thân từng cán bộ tín dụng chưa có ý thức tự nâng cao nghiệp vụ.

+ Ngồi ra, sự gắn bó nổ lực với cơng việc của một bộ phận cán bộ tín dụng cũng chưa được phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân cơng, bố trí cơng việc và vấn đề đãi ngộ của các NHTM chưa đủ thu hút. Thực tế hiện nay cho thấy do tác động của quá trình cạnh tranh, rất nhiều cán bộ tín dụng giỏi, nhiều kinh nghiệm của các NHTM đã được các NHTM khác tuyển dụng vào những vị trí quan trọng với nhiều đãi ngộ.

- Thứ ba là chính sách, quy trình tín dụng:

Nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến chất lượng tín dụng của các NHTM đó là chính sách tín dụng. Tuy nhiên, chính sách tín dụng chỉ phát huy tác dụng khi được xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việc ban hành và vận dụng. Thực tế, vẫn còn nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến chính sách tín dụng chưa thật sự hợp lý:

+ Các NHTM hầu như chưa xây dựng được chính sách tín dụng khoa học, phù hợp thể hiện được quan điểm và chiến lược riêng.

+ Chính sách tín dụng với vấn đề lãi suất vẫn cịn khá nhiều bất cập.

Quy trình tín dụng nếu khơng phát huy được tác dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quản lý rủi ro tín dụng. Trên thực tế, khơng phải quy trình tín dụng của các NHTM ln đảm bảo tính hợp lý và chặt chẽ, biểu hiện như:

+ Thông tin cần phải thực hiện trong các bước của quy trình khơng được quy định chi tiết và đầy đủ, cũng như mối quan hệ giữa các bước chưa được nhận thức đúng đắn.

+ Trên thực tế, việc phân định rõ giữa khâu thẩm định và cho vay ở nhiều NHTM vẫn chưa thật sự tách biệt. Chỉ một vài ngân hàng đang tiến hành triển khai, áp dụng quy trình tín dụng mới với việc phân chia độc lập giữa ba chức năng: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ. Tuy vậy, giữa mơ hình phân chia cũ và mới, bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại những hạn chế chưa thể khắc phục ảnh hưởng đến công tác quản lý RRTD.

- Do sức ép cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, trong quá trình vận dụng khơng ít NHTM đã bỏ qua các bước của quy trình, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, không chú ý đúng mức đến tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng vay nên nảy sinh nhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, về việc lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra, quản lý nợ vay, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ gốc và lãi).

Việc nhận thức chưa đầy đủ và vận dụng chưa thật sự nghiêm túc của các cán bộ tín dụng đối với các chính sách và quy trình tín dụng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cá nhân của các NHTM vì nếu nhận thức đầy đủ, thực hiện nghiêm túc các quy định, nhất là thẩm tra chặt chẽ khả năng tài chính, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, các điều kiện về bảo đảm tiền vay của khách hàng rồi mới quyết định đầu tư thì khả năng thu hồi vốn là rất lớn. Ngược lại, nếu buông lỏng quản lý hoặc thẩm tra chưa đầy đủ đã quyết định đầu tư thì mức độ rủi ro sẽ gia tăng, thậm chí có khi mất vốn.

- Thứ tư là cán bộ tín dụng thiếu trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trình độ chun mơn nghiệp vụ của CBTD cịn hạn chế dẫn đến hàng loạt các nguyên nhân sau:

+ Thiếu khả năng phân tích khách hàng cũng như khả năng phân tích thẩm định dự án nên nhiều khi cho vay mà khơng đánh giá được tính khả thi của dự án, hoặc khơng phân tích được báo cáo tài chính một cách chính xác, khơng biết được năng lực thật sự của khách hàng.

+ Q trình tái xét khoản vay khơng tích cực: Tái xét là q trình theo dõi, giám sát khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay khơng? Có nguy cơ xảy ra mất vốn hay khơng? Nếu xét thấy khả năng xấu có thể xảy ra thì phải tiến hành thu hồi nợ trước hạn hoặc đề ra biện pháp hỗ trợ thích hợp. Tái xét cho vay khơng tích cực, khơng chặt chẽ để đến khi vỡ nợ NH sẽ khó thu hồi nợ.

- Thứ năm là từ công tác thẩm định

Đánh giá uy tín, năng lực tài chính của khách hàng: là vấn đề thật sự khó khăn đối với các cán bộ thực hiện công tác thẩm định trong việc tiếp cận thông tin về khách hàng khi nguồn thông tin và khả năng phát tín hiệu của khách hàng cịn hạn chế. Hiện nay, cơng tác đánh giá uy tín của khách hàng chủ yếu dựa vào cảm

tính và chủ quan của các cán bộ nghiệp vụ, như dựa vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, cịn đối với khách hàng mới quan hệ thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của CBTD khi tiếp xúc với khách hàng, hoặc qua một số thông tin thu thập được.

Đánh giá hiệu quả phương án/dự án vay là khâu quan trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hồi vốn của các NHTM. Tuy nhiên do có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động nên đã dẫn đến chất lượng đánh giá phương án/dự án vay chưa thật sự hiệu quả.

- Thứ sáu là từ tài sản đảm bảo

Quản trị danh mục TSBĐ là yêu cầu cần thiết trong công tác quản lý RRTD cá nhân, và là mắc xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSBĐ mà một NHTM lựa chọn, xét ưu tiên nhận làm bảo đảm tiền vay chưa được làm thường xun, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung.

Theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị TSBĐ tiền vay do các bên thỏa thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá như giá quy định của Nhà nước (nếu có), giá mua, giá trị cịn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá. Tuy nhiên, trên thực tế, trừ những động sản có giá trị lớn hàng tỷ đồng, các NHTM mới thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chun mơn định giá, cịn lại đa số việc định giá đều do các bên thỏa thuận, và như vậy cho thấy giá trị TSBĐ được định giá cịn mang tính chủ quan và thiếu tính khoa học.

Ngồi ra, về phương pháp định giá đối với từng loại tài sản chưa được các NHTM sử dụng một cách thích hợp, dẫn đến việc: nếu định giá thấp, khách hàng khơng hài lịng, nhưng nếu định giá cao, NHTM sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay và lãi vay trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh tốn, khi đó buộc NHTM phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Đối với vấn đề bảo hiểm tài sản, CBTD thường không chú ý đôn đốc, kiểm tra việc khách hàng có mua bảo hiểm đúng định kỳ để đến khi phương tiện bị tai

nạn, việc trục vớt, sửa chữa phải bỏ thêm rất nhiều vốn, gây khó khăn lâu dài về khả năng thanh tốn khoản nợ vay…

Thơng tin bất cân xứng về giá trị thực của TSBĐ giữa khách hàng và NHTM cũng là vấn đề cần được quan tâm. Khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng biết rõ về hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc trong các dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị, hoặc ngôi nhà rất khó bán do một số đặc điểm đặc biệt. Trong khi đó trình độ của cán bộ thường khơng đáp ứng đầy đủ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực nên khơng thể đánh giá được chính xác hiện trạng của máy móc thiết bị cũng như nắm được những thông tin không tốt về đất đai, nhà ở; điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị mua bán của tài sản. Vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp khơng ít khó khăn.

Cuối cùng là các vấn đề liên quan đến quá trình xử lý, phát mãi TSBĐ đã gây cản trở khơng ít cho các NHTM như:

+ Việc các ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian trước khi bán đấu giá tài sản.

+ Trong việc phát mãi TSBĐ, các NHTM chưa có thực quyền trong việc bán, quản lý và khai thác tài sản thuộc quyền tiếp quản.

+ Sự phối hợp giữa cơ quan cơng an, viện kiểm sốt, tòa án, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chặt chẽ và kịp thời.

+ Việc xác định quyền sở hữu thực sự của khách hàng đối với tài sản cũng là vấn đề khó khăn.

+ Vướng mắc khi NHTM nhận lại TSBĐ từ cơ quan thi hành án. - Thứ bảy là từ thơng tin tín dụng

Các NHTM hiện nay chưa nhận được sự phối hợp hỗ trợ cung cấp thông tin từ các cơ quan chức năng như cơ quan thuế, chi cục thống kê, hay các cơ quan chủ quản.

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, bản thân các NHTM đôi khi cũng lệ thuộc khá nhiều vào các số liệu của khách hàng cung cấp mà chưa chủ động tìm kiếm thơng tin hay nói cách khác có tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa các NHTM và khách hàng vay .

Việc thu thập thông tin của mỗi ngân hàng về khách hàng, về ngành nghề, về môi trường kinh tế mà khách hàng đang hoạt động, về các văn bản mới được ban hành, về tình hình diễn biến giá cả thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là những cảnh báo về các ngành hàng ngân hàng đang và sẽ đầu tư chưa được thực hiện một cách thường xun và có tính hệ thống.

- Thứ tám là từ hoạt động kiểm soát nội bộ

Hiện nay, các NHTM đều có bộ phận kiểm sốt nội bộ, tuy nhiên, ở một số ngân hàng, bộ phận này chưa thật sự hoạt động có hiệu quả, nhất là tình trạng thiếu nhân sự, cũng như trình độ của cán bộ chưa đáp ứng cả về nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm nên không thể phát hiện các sai phạm để có những khuyến cáo kịp thời nhằm chấn chỉnh và tư vấn cho ban điều hành về những RRTD cá nhân có thể xảy ra.

Kiểm sốt nội bộ có một số ưu thế hơn so với việc thanh tra, kiểm tra của NHNN do:

+ Xét về thời gian, cơng tác kiểm sốt nội bộ của các NHTM xử lý kịp thời, nhanh chóng các vấn đề ngay khi vừa phát sinh.

+ Xét về tính sâu sát của người kiểm sốt viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh nên mọi vấn đề được hiểu đúng với bản chất của nó.

- Thứ chín là từ hoạt động giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề

Việc giám sát tình trạng thực tế, sự biến động thay đổi của khoản vay và TSBĐ còn chưa được chú trọng và cịn lỏng lẻo, khơng thực hiện đầy đủ quy định, mang hình thức và đối phó.

Giám sát tình hình trả nợ của khách hàng và phát hiện các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay chuyển sang nhóm nợ cao hơn để có những biện pháp xử lý phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín003 (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)