9. Bố cục luận văn
3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Sacombank
3.1.6. Một số giải pháp khác
Ngoài những biện pháp trên, NH cũng cần áp dụng một số biện pháp sau:
(1) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng
Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng góp phần hạn chế tối đa việc vi phạm tính tuân thủ của các đơn vị kinh doanh trong toàn hệ thống, Sacombank cần thực hiện 2 vấn đề sau:
- Thứ nhất, tăng tần suất kiểm tra hoạt động cấp tín dụng tại các Chi nhánh của Tổ Kiểm tra Khu vực/Kiểm toán Nội bộ Hội sở. Kiểm toán Nội bộ và Tổ Kiểm tra Khu vực cần phối hợp tổ chức kiểm tra, đảm bảo 1 năm các Chi nhánh phải được kiểm tra ít nhất 2 lần. Việc vi phạm tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng có thể xảy ra do các đơn vị cố ý hoặc do hiểu sai các quy định của Sacombank. Với tần suất kiểm tra như thế sẽ dẫn đến tình trạng khơng phát hiện sớm các sai phạm để có những biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro có thể xảy ra cho Ngân hàng.
- Thứ hai, Phịng Kiểm sốt rủi ro Chi nhánh cần có cơ chế hoạt động tách bạch với Chi nhánh nhằm tăng tính độc lập trong kiểm sốt, tránh được tình trạng làm việc dựa trên quan điểm rủi ro của Lãnh đạo đơn vị. Bên cạnh đó, ngồi các u cầu cần thiết khác Sacombank cần đặt ra yêu cầu đối với vị trí Chun viên kiểm sốt rủi ro và Chun viên quản lý tín dụng phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong hoạt động cấp tín dụng.
Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, NH cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về cơng tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành.
Vì vậy cần nâng cao vai trị của kiểm sốt nội bộ đối với các hoạt động tín dụng. Bộ phận kiểm sốt nội bộ khơng bị áp lực bởi các chỉ tiêu tín dụng cho nên có cách nhìn khách quan hơn đối với các RRTD. Bộ phận kiểm sốt nội bộ cần phải có tính độc lập tương đối để tăng cường khả năng kiểm sốt tính tn thủ trong hoạt động cấp tín dụng, có thể đưa ra được những đánh giá, kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu những RRTD.
Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng.
(3) Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh
Thông qua hệ thống này NH sẽ xác định hạn mức tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và hiệu quả hơn đồng thời khuyến khích sự phát triển của các chi nhánh. Qua đó, NH cũng sẽ lượng hố được mức độ rủi ro tín dụng theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm sốt mức độ rủi ro cho từng vùng
(4) Xây dựng quản lý thông tin khách hàng tập trung
Nắm bắt thông tin về khách hàng kịp thời và toàn diện giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. NH cần phải xây dựng kho lưu trữ thông tin khách hàng tập trung như phân loại khách hàng theo loại hình kinh tế hay ngành nghề kinh doanh... Trong thời gian qua, các chi nhánh của NH thường hỏi thông tin khách hàng qua thơng tin tín dụng CIC của NHNN. Mặc dù Sacombank cũng có hệ thống dữ liệu thơng tin phịng ngừa rủi ro nhưng chưa đủ và chưa phổ biến rộng nên các CBTD chưa khai thác được nguồn thông tin này một cách hiệu quả. Do vậy, NH cần:
- Cập nhật thường xuyên và phổ biến đến các Chi nhánh theo mạng thông tin nội bộ nhằm phục vụ cho công tác thẩm định.
- Các thông tin phải phản ánh được khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của khách hàng hay việc thay đổi các cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến khách hàng...
(5) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng
Cơng nghệ thơng tin giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với mục tiêu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an tồn và hiệu quả, đồng thời giúp hạn chế tối đa các rủi ro trong các quá trình giao dịch và tác nghiệp của ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhờ cơng nghệ thơng tin ngân hàng có thể truy xuất được những dữ liệu và báo cáo phức tạp nhất phục vụ cơng tác phân tích và ra các quyết định kinh doanh. Ngồi ra, cơng nghệ thơng tin cịn đóng vai trị trong việc cảnh báo và phát hiện sớm dấu hiệu rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các giới hạn và hạn mức đã được thiết lập.
Thực tiễn cho thấy cơng nghệ thơng tin đóng vai trị quan trọng trong quản trị rủi ro. Do vậy, để cơng tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng đạt hiệu quả, Ban điều hành cần chú trọng đầu tư công nghệ thông tin phù hợp với định hướng, chiến lược quản trị rủi ro của Sacombank theo từng thời kỳ.