9. Bố cục luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank
2.2.2.2. Phân loại nợ
Nợ quá hạn có thể phát sinh ở tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng mà NH đánh giá là có khả năng trả nợ chắc chắn, hoặc đối với khách hàng mà NH đánh giá rất tốt, có xếp hạng tín dụng cao. Vì vậy, NH cần có chính sách định kỳ đánh giá khách hàng hợp lý, kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên, chính sách về cơ cấu dư nợ phù hợp với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và ln đánh giá, cập nhật về tình hình vĩ mơ để có những điều chỉnh hợp lý.
Bảng 2.9: Phân loại nợ của Sacombank giai đoạn 2014 - 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Số dư % Số dư % Số dư % Số dư % Số dư %
Nhóm 1 125.985.614 98,4 174.096.718 93,6 182.519.558 91,8 211.642.701 94,9 250.019.193 97,4 Nhóm 2 506.888 0,4 1.041.682 0,6 2.594.763 1,3 899.241 0,4 1.141.055 0,4 Nhóm 3 102.764 0,1 1.776.909 1,0 2.613.243 1,3 1.474.519 0,7 193.601 0,1 Nhóm 4 414.089 0,3 1.140.028 0,6 2.621.783 1,3 627.133 0,3 311.452 0,2 Nhóm 5 1.005.655 0,8 7.861.476 4,2 8.510.318 4,3 8.303.036 3,7 4.957.452 1,9 Cộng 128.015.011 100 185.916.813 100 198.859.665 100 222.946.630 100 256.622.753 100
(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018)
Biểu đồ 2.5: Tình hình biến động các nhóm nợ của Sacombank giai đoạn 2014 – 2018
Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhóm 1 48.111.104 38,2 8.422.840 4,8 29.123.143 16,0 38.376.492 18,1 Nhóm 2 534.794 105,5 1.553.081 149,1 (1.695.522) (65,3) 241.814 26,9 Nhóm 3 1.674.145 1629,1 836.334 47,1 (1.138.724) (43,6) (1.280.918) (86,9) Nhóm 4 725.939 175,3 1.481.755 130,0 (1.994.650) (76,1) (315.681) (50,3) Nhóm 5 6.855.821 681,7 648.842 8,3 (207.282) (2,4) (3.345.584) (40,2) Cộng 57.901.803 12.942.852 24.086.965 33.676.123
Năm 2014 nợ nhóm 1 của Sacombank chiếm 98,4% trong tổng dư nợ, năm 2015 là 93,6% giảm so với năm 2014, năm 2016 là 91,8% giảm so với 2015, năm 2017 là 94,9 tăng so với năm 2016 và năm 2018 là 97,4 tăng nhẹ so với năm 2017. Tỷ trọng nợ nhóm 2 của Sacombank có xu hướng không thay đổi, từ 0,4% năm 2014 tăng lên 0,6% năm 2015, tiếp tục tăng năm 2016 là 1,3% và đến năm 2017, 2018 giảm xuống ở mức 0,4%. Tỷ trọng nợ nhóm 3, củng tương tự như nhóm 2 là tỷ trọng tăng năm 2016, nhưng đến năm 2018 tỷ trọng trở về lại mức là 0,1%. Nhóm 4 nhìn chung có xu hướng tăng, trong đó tăng mạnh nhất nợ nhóm 4, từ 0,3% năm 2014 lên 1,3% năm 2016, nhưng đến năm 2018 giảm mạnh xuống còn 0,2%. Trong khi đó, nợ nhóm 5 lại đang nâng dần tỷ trọng một cách mạnh mẽ. Năm 2014, nợ nhóm 5 của Sacombank chiếm 0,8% sau đó nâng lên 4,3% năm 2016. Và đến năm 2017 giảm xuống còn 3,7% năm, nhưng đến năm 2018 giảm mạnh mẽ khi chiếm tỷ trọng 1,9%.
Nếu xét về tốc độ tăng trưởng và xét trong cả giai đoạn 2014 – 2018 thì có đến 2/5 nhóm nợ tăng. Năm 2015, nợ nhóm 1 tăng khá so với năm 2014 khi đạt 174.096.718 triệu đồng, tăng 38,2%. Đến năm 2016 tốc độ tăng chậm lại khi đạt 182.519.558 triệu đồng, tăng 4,8% so với năm 2015. Năm 2017 và năm 2018 nợ nhóm 1 tăng trở lại khi tăng 16% và 18,1%. Nợ nhóm 2 năm 2015 tăng mạnh khi đạt 1.041.682 triệu đồng tăng 105,5% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục tăng mạnh khi tăng 1.553.081 triệu đồng, tăng 149,1% đồng so với năm 2015, đến năm 2017 nợ nhóm 2 giảm mạnh khi giảm tới 65,3% so với năm 2016. Nhưng đến năm 2018 nợ nhóm 2 tăng trở lại khi tăng 26,9% so với năm 2017. Nhóm 3 nhóm 4 nhóm 5 điều có xu hướng giảm. Năm 2015 nhóm 3 tăng 1.674.145 triệu đồng, tăng 1629,1% so với năm 2014, năm 2016 tăng 47,1%, nhưng giảm mạnh vào năm 2017, 2018 lần lượt là 43,6% và 86,9%. Củng giống như nợ nhóm 3, nợ nhóm 4 năm 2015, 2016 tăng mạnh khi tăng 175,3 và 130%, đến năm 2017, năm 2018 giảm mạnh xuống còn 76,1% và 50,3%. Nợ nhóm 5 năm 2015 tăng mạnh khi tăng 6.855.821 triệu đồng, tăng 681,7 % so với năm 2014 , năm 2016 tăng 8,3% nhưng đến năm 2017 giảm trở lại, giảm 2,4% so với năm 2016, giảm mạnh nhất là năm 2018 khi giảm tới 40,2% so với năm 2017.