Trong phương pháp xếp hạng doanh nghiệp, Fitch thực hiện dựa trên lịch sử hoạt động, các dữ liệu tài chính ít nhất 3 năm của doanh nghiệp và những dự báo về các sự kiện trong tương của mình. Fitch thực hiện phân tích định tính và định lượng để đánh giá sức mạnh và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp trong ngành từ đó đưa ra kết quả xếp hạng. Tỷ trọng giữa các chỉ tiêu định tính và định lượng cụ thể hoặc tổng hợp sẽ được thay đổi theo thời gian.
Các phân tích định tính của Fitch bao gồm: rủi ro ngành, môi trường hoạt động, vị thế doanh nghiệp, chiến lược quản trị và cấp lãnh đạo doanh nghiệp, cấu trúc doanh nghiệp có liên quan và chính sách kế toán:
Rủi ro ngành. Fitch sẽ đánh giá một doanh nghiệp dựa trên ngành hoạt động, tính ổn định của ngành, mức độ cạnh tranh, mức độ bảo hộ, khả năng gia nhập ngành và nhu cầu về của nền kinh tế đối với ngành đó.
Môi trường hoạt động. Fitch đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các vấn đề về văn hóa xã hội, dân số, pháp lý, sự thay đổi công nghệ của ngành từ đó đưa ra những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Vị thế doanh nghiệp. Fitch sẽ đánh giá các yếu tố về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tầm quan trọng của doanh nghiệp trong ngành, khả năng gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm trong ngành. Để duy trì được vị thế cao trong ngành,doanh
11
doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm, phát triển mạng lưới phân phối, đa dạng phân khúc và nguồn cung.
Chiến lược quản trị và năng lực cấp lãnh đạo. Fitch tập trung đánh giá chiến lược quản trị dựa trên chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro, chính sách tài chính của doanh nghiệp nhằm xem xét sự ưu tiên giữa nợ và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Về năng lực cấp lãnh đạo, Fitch dựa trên kinh nghiệm hoạt động trong ngành của cấp lãnh đạo, khả năng duy trì hoạt động kinh doanh, sự hiệu quả của các chính sách được đưa ra.
Cấu trúc doanh nghiệp có liên quan. Fitch đánh giá mối liên quan giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp có liên quan khác thông qua các yếu tố như cấu trúc, thẩm quyền pháp lý, quy chế, chiến lược phát triển toàn hệ thống, tài liệu vay vốn của doanh nghiệp có liên quan để đánh giá rủi ro nhóm doanh nghiệp này từ đó đưa ra được rủi ro doanh nghiệp cần đánh giá.
Kế toán. Fitch cho rằng sự khác biệt trong hệ thống kế toán sẽ dẫn đến những phản ánh khác nhau về tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn của mỗi doanh nghiệp lên bảng cân đối. Điều này dẫn đến các khác biệt trong về kết quả tài chính của các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Do đó Fitch sẽ xem xét về tiêu chuẩn kế toán của mỗi quốc gia để có những đánh giá chính xác nhất.
Về phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến vấn để phân tích dòng tiền và lợi nhuận của doanh nghiệp và cấu trúc vốn.
Dòng tiền và lợi nhuận.
Theo Fitch, yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh tài chính của doanh nghiệp là lợi nhuận và dòng tiền, vì đây là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng trưởng, tiếp cân nguồn vốn và khả năng của trụ vững môi trường kinh doanh gặp khó khăn. Hơn hết đây là yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nợ được cam kết. Fitch từng bước tính toán dòng quỹ từ hoạt động kinh doanh (FFO – Funds Flow of Operating), dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO – Cash Flow of Operating), dòng tiền tự do (FCF) từ đó tính được thay đổi nợ thuần của doanh nghiệp. Đồng thời Fitch kết hợp với các tỷ số tài chính chủ yếu sau đây để đánh giá rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.
12
Bảng 1.1 Các tỷ số tài chính sử dụng trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Fitch.
Tỷ số Cách tính
Nợ thuần Tổng nợ - các khoản tương đương tiền.
FFO interest
coverage
FFO + lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi Lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi FFO fixed-charge
coverage
FFO + lãi vay đã trả + cổ tức cổ phần ưu đãi Lãi vay đã trả + cổ tức cổ phần ưu đãi FCF debt-service
coverage
FCF + lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi Lãi vay đã trả + cổ tức cổ phần ưu đãi
FFO adjusted
leverage
Tổng nợ + tài sản thuê ngoài +cổ phần ưu đãi FFO+tổng lãi vay đã trả+cổ tức cổ phần ưu đãi+chi phí thuê
ngoài Total adjusted
debt/ EBITDAR
Nợ vốn vay đã điều chỉnh trong bảng cân đối + nợ ngoại bảng
EBITDAR
Nguồn: Fitch (2010).
Cấu trúc vốn.
Fitch phân tích cấu trúc vốn để xác định mức độ phụ thuộc của một doanh nghiệp vào dòng vốn bên ngoài. Vì mỗi ngành đều có sự khác nhau đáng kể trong nhu cầu vốn và năng lực chi trả các khoản nợ. Các yếu tố được xem xét để đánh giá vấn đề này là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, bản chất môi trường kinh doanh và dòng quỹ bắt nguồn từ quá trình hoạt động.