Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến XHTD là một quá trình quan trọng trong bất kỳ một nghiên cứu thống kê nào, bởi việc lựa chọn số liệu chính xác sẽ mô tả tốt nhất cho việc nhận biết mô hình. Bộ dữ liệu sử dụng trong đề tài là thông tin về việc vay và trả nợ và các thông tin về khách hàng doanh nghiệp được cung cấp bở phòng Khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn, trong thời gian từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 03 năm 2017.
Do phạm vi nghiên cứu là các khách hàng doanh nghiệp có dư nợ tín dụng tại Vietinbank Tây Sài Gòn giai đoạn từ 2013 – 2016, học viên đã tiến hành thu thập các báo cáo tài chính, kết quả định hạng của chi nhánh về các doanh nghiệp được cấp tín dụng trong giai đoạn này. Trong mẫu nghiên cứu gồm 162 khách hàng, trong đó có 6 khách hàng không có đủ dữ kiện, còn lại 156 khách hàng đều có dữ liệu về lịch sử trả nợ, các thông tin về tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp. Số lượng mẫu nghiên cứu thu thập được là 156 mẫu.
Trong quá trình chọn mẫu, học viên thực hiện theo nguyên tắc sau:
41
cấu trúc tài chính đặc biệt như công ty tài chính, bảo hiểm, công ty chứng khoán.
Các khách hàng doanh nghiệp được chọn có dư nợ tín dụng, báo cáo tài chính ít nhất 2 năm và gần nhất trong giai đoạn 2013 – 2016.
Các khách hàng doanh nghiệp được chọn được xếp hạng tín dụng trong giai đoạn từ 2013 – 2016.
42
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 với nội dung là nghiên cứu lý thuyết mô hình hồi quy Logistic để xây dựng mô hình đo lường khả năng trả nợ của KHDN tại ngân hàng Vietinbank Tây Sài Gòn.
Bằng phương pháp sử dụng mô hình logistic để đo lường khả năng trả nợ KHDN và sử dụng dữ liệu nghiên cứu là BCTC của 156 KHDN tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn, nội dung nghiên cứu của chương 3 là cơ sở để thực hiện phân tích hồi quy của chương 4 và tìm ra mô hình phù hợp nhằm dự báo khả năng trả nợ của KHDN tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn
43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu
Để cung cấp cái nhìn tổng quát về mẫu dữ liệu, học viên thực hiện thống kê toàn bộ mẫu dự liệu như sau:
Bảng 4.1 Thống kê phân loại khách hàng theo khả năng trả nợ trong mẫu dữ liệu.
Loại khách hàng Số lượng quan sát Tỷ trọng
Khách hàng có khả năng trả nợ (hay
có nợ nhóm 1 và nhóm 2) 130 83.3%
Khách hàng không có khả năng trả nợ
(hay có nợ từ nhóm 3 trở đi ) 26 16.7%
Tổng 156 100%
Nguồn: Thống kê từ mẫu nghiên cứu.
Qua bảng thống kê trên ta thấy, hầu hết khách hàng doanh nghiệp vay nợ tại ngân hàng đều có khả năng trả nợ các khoản vay (tức là có nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2), cụ thể số doanh nghiệp này là 130 tổ chức chiếm đến 83.3%. Còn lại, chỉ có 26% doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay, tương đương 16.7%. Kết quả khảo sát cho thấy sự ổn định, kiểm soát khá chặt chẽ, nhất quán trong hoạt động cho vay với doanh nghiệp tại ngân hàng
Bảng 4.2 Phân loại xếp hạng khách hàng tại Vietinbank Tây Sài Gòn từ 2013-2016 2013 2014 2015 2016 Tổng Số khách hàng thu thập được 10 35 49 62 156 AAA 0 0 0 3 3 AA 1 6 8 15 30 A 4 23 34 41 102 BBB 1 0 2 1 4 BB 3 1 2 1 8 B 1 5 3 1 10 Số khách hàng phát sinh nợ xấu 9 7 6 4 26 A 4 4 2 2 12 BBB 1 0 1 0 2 BB 3 1 2 1 7 B 1 2 1 1 5
44
Về cơ cấu ngành các khách hàng doanh nghiệp bao gồm: khối ngành Thương mại công nghiệp nhẹ và thương mại tiêu dùng chiếm 38.96%, khối ngành sản xuất chiểm 24.0.3%, khối ngành xây dựng chiếm 22.08%, khối ngành dịch vụ chiếm 4.55%, khối ngành kinh doanh vận tài chiếm 3.9%, còn lại các ngành khác chiếm chiếm 6.48%.
Vế cơ cấu quy mô, mẫu dữ liệu nghiên cứu có 64 doanh nghiệp được xếp loại quy mô lớn (theo hệ thống xếp hạng Vietinbank), 62 doanh nghiệp có quy mô vừa và 30 doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến độc lập trong mẫu dữ liệu.
Biến Số lượng quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Quymo 156 4 32 19.33333 7.452502 Tthienhanh 156 0.106 29.727 2.096904 3.4744118 Ttnhanh 156 0.024 29.509 1.43771 3.240315 Ttucthoi 156 0.001 26.327 0.46129 2.164844 VQVLD 155 0.142 18.15 2.95323 2.741504 VQHTK 156 0.208 188,675 17.89279 58.81846 Vqphaithu 156 0.23 110.3 9.50451 15.707616 Tysono 156 7.964 111.57 60.36504 20.166186 NoDH/VC 84 0 589.12 52.13964 92.061714 ROE 156 -51.01 137.99 16.44856 23.747691 ROA 156 -15.86 69.908 6.52541 9.484917 NamKN 156 3 40 13.09615 5.603891 NamQH 156 0 12 4.26923 3.601695 NamHD 156 1 47 10.92308 6.500162 YTN 156 0 1 0.8333 0.37388
Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu
Bảng trên thể hiện kết quả thống kê mô tả các biến độc lập trong mẫu dữ liệu Kết quả hồi qui logistic, cụ thể hơn ta phân tích đặc điểm của từng biến độc lập để thấy rõ hơn về đặc điểm của các đối tượng là doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng
45
thương mại. Biến quy mô, dao động trong khoảng từ 4 đến 32, giá trị trung bình đạt 19.33 với độ lệch chuẩn là 7.45 ; quy mô các doanh nghiệp không có sự đồng đều. Biến tỷ số thanh toán hiện hành có giá trị nhỏ nhất là 0.106 và giá trị lớn nhất là 29.727, với giá trị trung bình xấp xỉ là 2.096, và độ lệch chuẩn của biến là 3.47 cho thấy sự khác biệt giữa các doanh nghiệp về khả năng công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Có đến 17 doanh nghiệp có tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn, dễ dẫn đến tình trạng phát sinh nợ xấu.
Biến tỷ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp dao động từ 0.024 đến 29.51, với giá trị trung bình là 1.43 và độ lệch chuẩn là 3.24. Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Theo đánh giá trung bình thì tỷ số thanh toán nhanh của các doanh nghiệp đang lớn hơn 1 và không quá chênh lệch so với tỷ số thanh toán nhanh cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Tuy nhiên, vẫn còn đến 88 doanh nghiệp hiện đang có tỷ số thanh toán nhanh cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Tuy nhiên, vẫn còn đến 88 doanh nghiệp hiện đang có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, ngân hàng thương mại cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định cho vay với các doanh nghiệp nhằm tránh phát sinh rủi ro.
Biến tỷ số thanh toán tức thời, có giá trị nhỏ nhất là 0.001 và giá trị lớn nhất là 26.33, với giá trị trung bình xấp xỉ 0.46 và độ lệch chuẩn là 2.16. Kết quả cho thấy hầu như các doanh nghiệp không thể hoàn trả nhanh chóng các khoản vay. Biến vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp có giá trị trung bình là 2.95, dao động trong khoảng từ 0.142 cho đến 18.15 với độ lệch chuẩn là 2.74. Từ kết quả trên ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ của các doanh nghiệp cũng phần nào có hiệu quả.
Biến vòng quay hàng tồn kho, có giá trị nhỏ nhất là 0.208, giá trị lớn nhất là 188.65, với giá trị trung bình là 17.89 và độ lệch chuẩn là 58.82. Nhìn chung, vòng
46
quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp ở mức hợp lý, cho thấy khả năng quản trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho quá cao, cho thấy lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng hơn, để đảm bảo rằng hoạt động cho vay được hiệu quả.
Biến vòng quay nợ phải thu, đạt giá trị trung bình là 9.50, dao động trong khoảng từ 0.23 đến 110.3, với độ lệch chuẩn là 15.71. Xét mặt bằng chung, khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của các doanh nghiệp và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó là khá tốt, và cho thấy công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng. Tuy nhiên,phân tích kỹ hơn về tình hình chi tiết ta thấy, một số doanh nghiệp có chỉ số vòng quay phải thu thấp cho thấy khả năng thu hồi tiền từ khách hàng khá kém, chính sách bán hàng lỏng lẻo, hoặc đối tác của công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số doanh nghiệp có chỉ số này quá cao, phản ánh chính sách bán hàng quá chặt chẽ, có thể gây ảnh hưởng xấu tới doanh số. Vì vây, ngân hàng cần có sự chú ý hơn về khía cạnh này trong đánh giá các doanh nghiệp.
Biến nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, có giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 589.12, với giá trị trung bình là 52.14 và độ lệch chuẩn là 92.06. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên, qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn.
Biến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu - ROE, có giá trị trung bình là 16.45, với khoảng dao động là từ -51.01 đến 137.99 và độ lệch chuẩn là 13.75. Trong số các doanh nghiệp, vẫn còn một số doanh nghiệp có ROE nhỏ hơn 1 cho thấy vốn chủ sở hữu không có khả năng sinh lời, sự hoạt động thiếu hiệu quả. Biến tỷ số sinh lời trên tài sản ROA, có giá trị nhỏ nhất là -15.86 và giá trị lớn nhất là 69.91, với giá trị trung bình là 86.53, độ lệch chuẩn là 9.48. Ta thấy, ROA của các doanh nghiệp khảo sát là khá tốt, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp có ROA thấp, thậm chí là nhỏ hơn 1 cho thấy sự thiếu hiệu quả của việc
47 chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận.
Xét về năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chính của các doanh nghiệp, kinh nghiệm trong nghề của các doanh nghiệp ngắn nhất là 3 năm và dài nhất là 40 năm, với giá trị trung bình là 13.1 năm và độ lệch chuẩn là 5.60. Ta thấy, mặt bằng chung các doanh nghiệp là đối tượng vay vốn tại ngân hàng thương mai đều có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề chính, cho thấy sự ổn định và an toàn trong kinh doanh hơn.
Xét biến năm phát sinh quan hệ vay vốn với ngân hàng, ta thấy giá trị trung bình của biến này là 4.27, với khoảng biến thiên từ 0 cho đến 12 năm và độ lệch chuẩn là 3.6. Điểm đáng chú ý ở đây là ngân hàng phát sinh quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp mới, chưa từng giao dịch trước đây, nếu không đánh giá kỹ càng thì rất dễ dẫn đến rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.
Xét biến năm hoạt động của doanh nghiệp, ta thấy thời gian hoạt động của các doanh nghiệp ngắn nhất là 1 năm và dài nhất là 47 năm, với giá trị trung bình là 10.92 và độ lệch chuẩn là 3.60. Ta thấy rằng, các doanh nghiệp tham gia vay vốn tại ngân hàng hầu hết đều có số năm hoạt động khá dài, rất ít doanh nghiệp trẻ được tham gia vay vốn, điều này phản ánh sự chặt chẽ về điều kiện yêu cầu của ngân hàng trong quy trình cho vay đối với đối tượng là doanh nghiệp.
Xét về khả năng trả nợ của doanh nghiệp, biến này được quy đinh hai mức giá trị là 0 và 1, 0 có nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng trả nợ vay và 1 phản ánh rằng doanh nghiệp có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Mặt bằng chung cho thấy, đa phần các doanh nghiệp đều có khả năng tài chính để đáp ứng việc hoàn trả các khoản vay, tuy nhiên vẫn còn đến 26 doanh nghiệp đang được đánh giá là không có khả năng trả nợ vay
4.2. Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 4.4 Kết quả phân tích hồi quy
Biến độc lập
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
B Sig. B Sig. B Sig. B Sig.
Quymo -0.44 0.15 -0.44 0.12 -0.42 0.06 -0.35 0.07
Tthienhanh 0.36 0.96
48 Ttucthoi -1.98 0.86 -1.49 0.89 VQVLD 0.20 0.93 VQHTK 0.50 0.34 0.51 0.15 0.51 0.14 0.41 0.16 Vqphaithu 0.58 0.36 0.63 0.12 0.61 0.10 0.59 0.07 Tysono 0.12 0.22 0.12 0.23 0.12 0.17 0.06 0.25 NoDHTrenVCSH -0.02 0.28 -0.03 0.24 -0.02 0.23 -0.02 0.28 ROE -0.25 0.35 -0.26 0.34 -0.24 0.32 ROA 3.03 0.13 3.09 0.12 2.97 0.10 1.64 0.01 NamKN 0.35 0.26 0.36 0.19 0.34 0.13 0.33 0.13 NamQH 0.58 0.07 0.59 0.06 0.60 0.06 0.58 0.04 NamHD 0.52 0.17 0.52 0.16 0.50 0.12 0.32 0.12 Constant -21.70 0.10 -21.60 0.10 -20.76 0.07 -14.10 0.05 Biến độc lập Lần 5 Lần 6 Lần 7
B Sig. B Sig. B Sig.
Quymo -0.39 0.02 -0.35 0.02 -0.32 0.02 Tthienhanh Ttnhanh 2.25 0.05 2.00 0.06 1.61 0.09 Ttucthoi VQVLD VQHTK 0.81 0.03 0.67 0.01 0.64 0.01 Vqphaithu 0.56 0.04 0.53 0.04 0.59 0.02 Tysono 0.03 0.46 NoDHTrenVCSH ROE ROA 1.60 0.00 1.44 0.00 1.36 0.00 NamKN 0.34 0.08 0.30 0.09 0.35 0.03 NamQH 0.62 0.02 0.58 0.01 0.67 0.00 NamHD 0.26 0.10 0.22 0.13 Constant -11.07 0.07 -7.86 0.03 -6.82 0.03
49
Kết quả này cho thấy, các yếu tố không thể hiện sự ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới khả năng phát sinh nợ ở nhóm nợ xấu của các doanh nghiệp, qua mô hình, có thể thấy, các yếu tố đó là thanh toán hiện hành, thanh toán tức thời, vòng quay vốn lưu động, tỷ số nợ, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, ROE, Năm hoạt động, vì mức ý nghĩa thống kê đối với sự ảnh hưởng của các biến này đều lớn hơn 0.05, và là các biến lần lượt được loại bỏ khỏi mô hình hồi quy.
Tại lần phân tích thứ 7, các biến còn lại trong mô hình đều thể hiện sự ảnh hưởng có mức ý nghĩa thống kê tới việc phát sinh nợ xấu của doanh nghiệp, do đó, các phân tích dưới đây sẽ được tiến hành để xem xét mức độ phù hợp của mô hình với các biến còn lại trong lần phân tích thứ 7 này.
Bảng 4.5 Kiểm địnhOmnibus Omnibus Tests of Model Coefficients
Chi-square df Sig. Step 1 Step 108.164 7 0.000 Block 108.164 7 0.000 Model 108.164 7 0.000
Ở bảng này, kiểm định H0: 1 = 2 = … = k = 0 được đưa ra. Kiểm định này xem xét khả năng giải thích biến phụ thuộc của tổ hợp biến độc lập.
Kết quả ở bảng trên cho thấy độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,000 nên ta bác bỏ H0. Nghĩa là tổ hợp liên hệ tuyến tính của toàn bộ các hệ