S&P xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cũng dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Tuy nhiên trong quá trình phân tích, S&P không phân loại dựa trên kiểu dữ liệu mà phân loại thành rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
13
Sơ đồ 1.3 Các yếu tố đánh giá rủi ro khi XHTD doanh nghiệp của S&P.
Nguồn: Standard & Poors (2010).
Các yếu tố định lượng S&P có sự tương đồng với Fitch, tuy nhiên S&P đặc biệt chú trọng đến vị thế của doanh nghiệp. S&P cho rằng đây là yếu tạo nên doanh thu và dòng tiền của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vị thế trong ngành thấp sẽ không được xếp hạng ở mức cao. S&P đánh giá yếu tố này thông qua các vấn đề sau:
Vị thế sản phẩm (chất lượng, giá) và thương hiệu của doanh nghiệp;
Thị phần, khách hàng mục tiêu, năng lực phân phối;
Mối quan hệ với khách hàng;
Năng lực công nghệ/ năng lực sản xuất;
Các rào cản bảo vệ, giao thông, sự phát triển vốn và công nghệ.
Về phân tích dòng tiền, S&P cho rằng việc đánh giá khả năng trả nợ hay thực hiện các nghĩa vụ tài chính được xem xét qua khả năng tạo ra tiền chứ không phải thu nhập, đây là sự khác biệt trong vấn đề phân tích dòng tiền của S&P và Fitch. Để đánh giá dòng tiền, S&P lần lượt thực hiện tính toán dòng tiền FFO, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) và dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh (FOCF – Free operating cash flow) để đánh giá khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ngoài ra trong quá trình phân tích, S&P còn kết hợp với các tỷ số tài chính chủ yếu sau:
Rủi ro ngành
Đặc điểm ngành
Vị thế công ty
Khả năng sinh lợi
Kế toán
Cấp lãnh đạo, mức độ chấp nhận rủi ro, chính sách tài chính
Dòng tiền Cấu trúc vốn Rủi ro kinh doanh Rủi ro tài tài chính Kết quả xếp hạng
14
Bảng 1.2 Các tỷ số tài chính sử dụng trong xếp hạng doanh nghiệp của S&P.
Tỷ số Cách tính
Operating income before D&A to revenues
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước khấu hao Doanh thu thuần
EBIT interest coverage EBIT
Lãi vay EBITDA interest
coverage
EBITDA Lãi vay
FFO interest coverage FFO
Lãi vay
Return on capital EBIT
Bình quân nguồn vốn
FFO to debt FFO
Tổng nợ
FOCF to deb FOCF = CFO – chi phí vốn
Tổng nợ Discretionary cash
flow to debt
CFO – chi phí vốn - tổng cổ tức Tổng nợ
Net cash flow to capital expenditures
FFO - tổng cổ tức Chi phí vốn
Debt to EBITDA Tổng nợ
EBITDA Debt to debt plus
equity
Tổng nợ
Tổng nợ + vốn chủ sở hữu
Nguồn: Standard & Poors (2008).
Sau khi đánh giá mức độ rủi ro của một doanh nghiệp, Fitch và S&P xếp hạng doanh nghiệp theo các ký tự được quy ước. Đồng thời, Fitch và S&P phân rõ xếp hạng trong dài hạn và ngắn hạn. Kết quả xếp hạng dài hạn được sử dụng tham khảo cho các mục đích đầu tư, tài trợ trên 1 năm, còn kết quả xếp hạng ngắn hạn thì ngược lại (Fitch, 2014).
15
Bảng 1.3 Phân loại xếp hạng của Fitch và S&P.
S&P Fitch
Ý nghĩa Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn
AAA A1+ AAA F1+ Chất lượng tín dụng tốt nhất, hầu
như không có nguy cơ vỡ nợ. AA+
A1+
AA+
F1+
Chất lượng tín dụng và khả năng trả rất cao. Không bị ảnh hưởng rất ít bởi các yếu tố vĩ mô
AA AA AA- AA- A+ A1 hoặc A1+ A+ F1 hoặc F1+ Chất lượng tín dụng cao, có khả năng trả nợ cao nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô hơn nhóm AA. A A1 A F1 A- A2 hoặc A1 A- F2 hoặc F1 BBB+ A2 BBB+ F2 Chất lượng tín dụng tốt và khả năng trả nợ tốt. Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô hơn nhóm A. BBB A3 hoặc A2 BBB F3 hoặc F2 BBB- A3 BBB- F3 BB+ B BB+ B Chất lượng tín dụng và khả năng trả nợ trung bình. Bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố vĩ mô theo thời gian.
BB BB
BB- BB-
B+ B+ Chất lượng tín dụng rất thấp và
khả năng trả nợ yếu. Bị ảnh hưởng rất mạnh bởi các yếu tố vĩ mô theo thời gian.
B B B- B- CCC+ C CCC C
Chất lượng tín dụng dưới chuẩn và có khả năng không trả được nợ
CCC CCC-
CC CC Khả năng không trả được nợ cao
C C Vỡ nợ sắp xảy ra RD D RD RD Vỡ nợ SD D D D
Nguồn: Fitch (2014) và Standard & Poors (2008).
Qua phương pháp và các thang đo xếp hạng của các S&P và Fitch, có thể thấy các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới tuy có sự khác nhau về quan điểm, các chỉ tiêu đánh giá, cách phân loại chỉ tiêu, các tỷ số phân tích và cách xếp hạng nhưng họ đều đánh giá đầy đủ các yếu tố định tính và định lượng. Đặc biệt cả hai tổ chức uy tín trên đều nhấn mạnh đến vấn đề phân tích dòng tiền, vì cho rằng đây là yếu tố
16
đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng trưởng và yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ trả nợ.
Bên cạnh đó ta có thể thấy việc xếp hạng của hai tổ chức rất chi tiết, đặc biệt là trong dài hạn. Giúp cho nhà đầu tư, ngân hàng có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng của doanh nghiệp, từ đó dễ dàng kết hợp với các thông tin khác để đưa ra quyết định tài trợ, đầu tư.
17
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết các nhận định trên thế giới và tại Việt Nam về khả năng trả nợ của KHDN. Qua đó, chương giới thiệu một số phương pháp đo lường khả năng trả nợ của KHDN và tổng kết các kết quả thực nghiệm liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN. Đây là tiền đề và là nền tảng để đánh giá khả năng áp dụng mô hình logistic đo lường khả năng trả nợ của KHDN tại Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn.
18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN