2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng. Theo quyết định 402/CT của hội đồng bộ trưởng, ngày 14/11/1990 ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam chuyển thành ngân hàng Công thương Việt Nam. Đến ngày 27/03/1993 thành lập doanh nghiệp nhà nước có tên là Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 21/09/1996, theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của thống đốc NHNN Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập lại.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội nhu cầu về vay vốn và sử dụng vốn ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi sự đổi mới ngành ngân hàng, ngày 23/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số 1354/QĐ-TTg phê duyệt Phương án Cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Vietinbank.
NH TMCP Công thương Việt Nam có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Ngoài ra, ngân hàng có 7 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty TNHH MTV Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, bằng chính nỗ lực của mình trong mọi hoạt động NHTMCP Công thương Việt Nam đã và đang vươn lên giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, từng bước chiếm lĩnh thị trường, nâng cao khả năng
19
cạnh tranh với các ngân hàng trong và ngoài nước. Là một trong bốn NHTM lớn nhất, có vài trò quan trọng trong nền kinh tế, là trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thư tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính và ngân hàng khác.
Trong những năm qua ngân hàng cũng đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý VietinBank là 1 trong 500 DN lớn nhất Việt Nam, đoạt 2 Giải thưởng Top 10 Sao vàng đất Việt, Top 20 sản phẩm Vàng thời hội nhập, Giải thưởng DN Việt Nam Vàng, Chủ tịch HĐQT VietinBank được trao Bảng Vàng Doanh nhân Đại Việt và tôn vinh trong “Vinh quang Việt Nam” VietinBank được vinh danh “Nhà tài trợ kim cương” cho Hội nghị thường niên Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lần thứ 44 tại Việt Nam, Khai trương Chi nhánh thứ 159 trong nước và Chi nhánh ở nước ngoài.
Năm 2001 ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh 6 thành lập một phòng giao dịch mới có tên gọi là Phòng giao dịch Khu công nghiệp Tân Tạo. Đến năm 2004, với mục tiêu phát triển mở rộng quy mô hoạt động tăng trưởng lợi nhuận Phòng giao dịch khu công nghiệp Tân Tạo tách ra khỏi chi nhánh 6 hoạt động độc lập với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh quận Bình Tân. Năm 2006 chi nhánh đã thành lập được một phòng giao dịch đầu tiên là Phòng giao dịch số 2 - Hậu Giang và năm 2008 thành lập được Phòng giao dịch số 5 - Trường Chinh. Đến đầu năm 2011 chi nhánh được đổi tên thành ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Tây Sài Gòn.
Từ một chi nhánh có rất nhiều khó khăn từ khi mới thành lập: thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, công nghệ lạc hậu....Nhưng nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự quan tâm của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Tây Sài Gòn không những khẳng định được mình mà cũng vươn lên trong cơ
20
chế thị trường thực sự là một chi nhánh làm việc có hiệu quả cao.
Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc: gồm 97 người, trong đó 9 người có trình độ từ thạc sĩ trở lên, 87% cán bộ có trình độ đại học. Chi nhánh cũng đã phát triển cung cấp đầy đủ đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu các dịch vụ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy và điều hành của Chi nhánh Tây Sài Gòn
Nguồn: Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn
Nhiệm vụ chính của phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng.
Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng:
Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và tiền tệ,…).
Tổ điện toán Phòng tài chính – kế toán Phòng kế hoạch – tổng hợp PGD Trường Chinh PGD Bình Trị Đông Phòng KHDN PGD Hậu Giang Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng tổ chức hành chính PGD Lạc Long Quân Phòng Bán lẻ Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối kinh doanh
trực tiếp
Khối trực thuộc Giám đốc
21
Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng.
Công tác tín dụng.
Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.
Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro tín. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn, giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xứ lý tiếp theo quy định.
Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
Chịu trách nhiệm về quá trình tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh.
Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại.
Phòng KHDN là đầu mối quán lý và tiếp nhận yêu cầu tài trợ thương mại khách hàng về dịch vụ tài trợ thương mại, kiểm tra tư vấn hồ sơ và phối hợp với các đơn vị chi nhánh và Trụ sở chính thực hiện các dịch vụ tài trợ thương mại.
Ngoài ra phòng KHDN sẽ tham gia vấn đề phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh.
Các nhiệm vụ khác.
Quản lý thông tin khách hàng, quản lý hồ sơ, đầu mối thu thập, tổng hợp, phân tích, bảo mật thông tin và chịu trách nhiệm về chất lượng thông tin thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện báo cáo phục vụ quản trị điều hành của Ban giám đốc chi nhánh và Vietinbank theo quy định.
22
Thực nghiệp các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng theo quy trình, quy định của Vietinbank và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đảm bản an toàn tiền vốn của khách hàng và Vietinbank.
Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi nghiệm vụ (tín dụng, marketing, phát triển sản phẩm,…).
Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phảm trong phạm vi quản lý của phong. Tham gia ý kiến đối vơi các vấn đề chung của Chi nhánh theo chức năng và nhiệm vụ được giao và thực hiện các nhiệm vụ khách theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.
2.2. Thực trạng xếp hạng tín dụng tại về ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Tây Sài Gòn. Sài Gòn.
2.2.1. Hệ thống xếp hạng nội bộ đang sử dụng 2.2.1.1. Căn cứ xếp hạng 2.2.1.1. Căn cứ xếp hạng
Để thực hiện xếp hạng khách hàng, hệ thống XHTD nội bộ hiện tại của Vietinbank căn cứ vào các thông tin sau đây:
Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng.
Các nhân tố (môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng…) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.
Ngoài ra, CBTD cần thu thập thêm các thông tin liên quan đến khách hàng, bao gồm cả những thông tin định tính và định lượng, so sánh những thông tin tìm được với các tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng loại hình khách hàng.
Phương pháp xếp hạng tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank hiện tại sử dụng phương pháp chuyên gia thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để xếp hạng khách hàng.
Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ
tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ khác nhau với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau.
23
Hiện tại, Vietinbank xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại
khách hàng là:
- Khách hàng tổ chức tín dụng;
- Khách hàng tổ chức kinh tế;
- Khách hàng cá nhân.
Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị tương ứng là 5 mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm đã nêu, tùy thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong các khoản giá trị chuẩn đã được xác định.
Mỗi chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu đó. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/ nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.
Căn cứ vào số điểm đạt được, khách hàng sẽ được vào các mức xếp hạng sau:
Bảng 2.1 Mức điểm phân loại XHTD tại Vietinbank Tây Sài Gòn. Hạng Số điểm đạt được AAA 92,4-100 AA 84,8-92,3 A 77,2-84,7 BBB 69,6-77,1 BB 62-69,5 B 54,4-61,9 CCC 46,8-54,3 CC 39,2-46,7 C <39,1
Nguồn: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ Vietinbank
Mỗi mức xếp hạng sẽ có một ý nghĩa riêng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, cụ thể ý nghĩa của từng mức xếp hạng được nêu rõ ở quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank.
24
2.2.1.2. Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Vietinbank là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với Ngân hàng về trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Mức rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm được chấm dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng mà Ngân hàng có được tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín dụng khách hàng của Vietinbank đang sử dụng là mô hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng.
Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Các bảng xếp hạng theo đối tượng khách hàng bao gồm: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đề tài đang hướng đến là khách hàng doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.2 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank
Nguồn: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ Vietinbank
2.2.1.3. Hiệu quả của hệ thống xếp hạng nội bộ đến việc ra quyết định cho vay tại Vietinbank Tây Sài Gòn. cho vay tại Vietinbank Tây Sài Gòn.
Kết quả xếp hạng Xác định ngành kinh tế
Xác định quy mô Xác định loại hình doanh nghiệp
Chấm điểm chỉ tiêu tài chính Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính Tồng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
25
Trong bài viết này, học viên thực hiện đánh giá hiệu quả của hệ thống XHTD tại Vietinbank Tây Sài Gòn thông qua số doanh nghiệp được cấp tín dụng thu thập được từ 2013 - 2016, đây không phải toàn bộ các doanh nghiệp được cấp tín dụng trong thời gian này của chi nhánh, nhưng việc thống kê, so sánh sẽ giúp ta có cái nhìn khái quát và trực quan về tính hiệu quả của hệ thống.
Bảng 2.2 Phân loại xếp hạng của một số doanh nghiệp được cấp tín dụng tại Vietinbank Tây Sài Gòn từ 2013-2016.
2013 2014 2015 2016 Tổng Số khách hàng thu thập được 10 35 49 62 156 AAA 0 0 0 3 3 AA 1 6 8 15 30 A 4 23 34 41 102 BBB 1 0 2 1 4 BB 3 1 2 1 8 B 1 5 3 1 10 Số khách hàng phát sinh nợ xấu 9 7 6 4 26 A 4 4 2 2 12 BBB 1 0 1 0 2 BB 3 1 2 1 7 B 1 2 1 1 5
Nguồn: Tổng hợp từ các hồ sơ tín dụng thu thập được từ 2013 – 2016.
Qua bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn từ 2013 – 2016, với 156 doanh nghiệp được cấp tín dụng thu thập được, có 26 doanh nghiệp phát sinh nợ xấu (chiếm 16.67%). Trong đó số doanh nghiệp được phân loại nhóm A phát sinh nợ xấu chiếm nhiều nhất với 12 doanh nghiệp, tiếp theo lần lượt là nhóm BB, B và BBB.
Việc xếp hạng tín dụng nhằm mục đích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó là cơ sở tham khảo để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Theo mối quan hệ giữa khả năng trả nợ và nợ xấu đã xây dựng ở phần 1.5, thì khách hàng có khả năng trả nợ khi được phân loại vào nhóm nợ 1 và 2. Ngoài ra, ý nghĩa và
phân loại nợ của từng mức xếp hạng được quy định tại Vietinbank như sau:
AAA đến A: khách hàng có khả năng trả nợ, phân loại nợ nhóm 1.
BBB đến BB: khách hàng có khả năng trả nợ, phân loại nợ nhóm 2.
B: khách hàng không có khả năng trả nợ, phân loại nợ nhóm 3. (Vietinbank, 2010)
26
Từ những thông tin trên ta có thể tính toán khả năng dự đoán chính xác của hệ