Các giải pháp và đề xuất kiến nghị ứng dụng mô hình Logistic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logistic trong dự báo khả năng trả nợ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây sài gòn (Trang 77)

5.2.1. Mục tiêu của ứng dụng mô hình logistic

5.2.1.1. Trở thành công cụ hỗ trợ trong việc kiểm định chất lượng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Mô hình hỗ trợ đảm bảo chất lượng tăng trưởng, giảm thiểu nợ xấu phát sinh. Mặc dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế còn khó khăn, thị trường biến động nhưng những KHDN được XHTD đạt điểm cao kết hợp với kết quả đo lường khả năng trả nợ tốt theo mô hình có tỷ lệ nợ xấu rất thấp, rủi ro tín dụng đối với nhóm KHDN này nhỏ.

Với độ tin cậy cao, mô hình đo lường khả năng trả nợ phối hợp với mô hình XHTD nội bộ là công cụ hỗ trợ cho Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn trong quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng không chỉ về quy mô tín dụng, quy mô đầu tư mà còn đảm bảo chất lượng tín dụng, chất lượng khoản vay, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả, an toàn và bền vững.

Mô hình giúp duy trì và phát triển một cơ cấu KHDN bền vững, từ đó phát triển mạng lưới khách hàng có uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và kích thích các hoạt động dịch vụ khác của Vietinbank phát triển, đặc biệt đối với nhóm KHDN có khả năng trả nợ tốt.

Cụ thể đối với trường hợp của công ty Thiết Bị Điện Sài Gòn khi ứng dụng mô hình như sau:

+ Điểm xếp hạng theo hệ thống XHTD nội bộ của Vietinbank: 81.2, xếp hạng A.

62

+ Điểm xếp hạng theo kết quả mô hình logistic: 84.6

Công ty Thiết Bị Điện Sài Gòn hoạt động trong ngành cung cấp máy biến áp và thiết bị điện hơn 20 năm, báo cáo tài chính của công ty thể hiện doanh thu tăng trưởng qua các năm, đồng thời công ty luôn có lợi nhuận tốt. Trong thời gian sắp tới, công ty có định hướng mở rộng sản lượng tại thị trường xuất khẩu và có nhu cầu tăng thêm vốn lưu động. Công ty đã quan hệ tại Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn từ năm 2015 và luôn có uy tín trong việc thanh toán nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Loại xếp hạng của công ty là A và điểm xếp hạng theo mô hình logistic đạt 84.6 điểm với độ chính xác là 95.5% cho thấy khả năng trả nợ của công ty tốt. Với kết quả chấm điểm như trên, Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn có thể xem xét cấp tăng hạn mức tín dụng cho công ty để mở rộng quy mô tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả.

5.2.1.2. Kết quả mô hình là cơ sở định hướng chính sách tín dụng

Kết quả mô hình là cơ sở để Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn định hướng và có kế hoạch tín dụng tốt hơn trong quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng hiệu quả đối với nhóm KHDN hoạt động tốt hoặc thu hẹp tín dụng đối với nhóm KHDN yếu kém. Xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại KHDN về các điều kiện tín dụng, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng…nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Mặt khác, thông tin đo lường khả năng trả nợ phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến tình hình hoạt động KHDN; ngành lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hình thành hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng. Mô hình trở thành nguồn thông tin cung cấp cho hoạt động phân tích, đánh giá, dự báo và điều hành chính sách tín dụng trong tương lai.

5.2.2 Các giải pháp ứng dụng mô hình logistic

5.2.2.1. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo xác suất trả được nợ của khách hàng suất trả được nợ của khách hàng

Hiện tại như đã đề cập tại cơ sở lý thuyết tại chương 2, Vietinbank Tây Sài Gòn sử dụng hệ thống chấm điểm XHTD nội bộ để xếp hạng khách hàng doanh nghiệp theo mức điểm phân loại xếp hạng tín dụng tại bảng 2.1 và từ đó thực hiện đánh giá mức độ rủi ro tín dụng theo các hạng tín dụng này tại bảng 2.3.

63

chương 4 có tính chính xác cao hơn hệ thống XHTD hiện tại được áp dụng tại chi nhánh. Do đó Vietinbank Tây Sài Gòn có thể áp dụng mô hình này để thực hiện XHTD và phân loại nợ khách hàng.

Học viên xin đề xuất bảng XHTD doanh nghiệp theo xác suất trả nợ của khách hàng căn cứ trên mức độ chính xác của mô hình và hệ thống XHTD nội bộ tại Vietinbank như sau:

Bảng 5.2 Đề xuất phân loại xếp hạng doanh nghiệp theo xác suất trả được nợ của khách hàng. STT Kí hiệu xếp loại Xác suất khách hàng trả được nợ. Quyết định tín dụng Khách hàng mới Khách hàng hiện hữu 1 AAA 0.95 – 1 Cấp tín dụng với các mức lãi suất ưu đãi tương ứng

Duy trì/Tăng mức cấp tín dụng với các mức lãi suất ưu đãi tương ứng 2 AA 0.85 – 0.95 3 A 0.75 – 0.85 4 BBB 0.65 – 0.75 Cấp tín dụng có điều kiện bổ sung Duy trì/Giảm dần mức cấp tín dụng với điều kiện bổ sung 5 BB 0.55 – 0.65 6 B 0.45 – 0.55 Từ chối cấp tín dụng Chấm dứt tín dụng 7 CCC 0.35 – 0.45 8 CC 0.25 – 0.35 9 C 0.15 – 0.25 Nguồn: tác giả.

Nhóm phân loại từ AAA đến A, đây là nhóm khách hàng có khách hàng tốt, tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh, khả năng thu hồi nợ gốc và lãi cao. Đối với nhóm khách hàng mới này, thực hiện xem xét cấp tín dụng, hưởng lãi suất ưu đãi tương ứng với từng hạng. Đối với nhóm khách hàng hiện hữu, thực hiện duy trì hoặc tăng mức cấp tín dụng, hưởng lãi suất ưu đãi tương ứng với từng hạng.

64

Nhóm phân loại BBB và BB, đây là nhóm khách hàng có tình hình hoạt động kinh doanh tương đối tốt, dễ bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh, có những yếu điểm về tài chính. Nhóm khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, do đó thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng mới và duy trì tín dụng đối với khách hàng hiện hữu nếu khách hàng đồng ý và đáp ứng đầy đủ các điều kiện khắt khe hơn về tài sảnđảm bảo, phương án kinh doanh, mua bảo hiểm tài sản, thời hạn vay và lãi suất áp dụng. Đối với các khách hàng hiện hữu không đáp ứng các điều kiện bổ sung này thì xem xét giảm dần mức cấp tín dụng.

Nhóm phân loại từ B đến C, đây là nhóm khách hàng có xác xuất trả nợ rất thấp nên không thực hiện cấp tín dụng hoặc chấm dứt tín dụng đối với các khách hàng hiện hữu.

5.2.2.2. Giải pháp sử dụng mô hình logistic kiểm tra, so sánh kết quả với hệ thống xếp hạng hiện tại. hệ thống xếp hạng hiện tại.

Sau khi xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng theo mô hình logistic, Vietinbank Tây Sài Gòn có thể sử dụng mô hình logistic như một công cụ quản trị tín dụng, kiểm tra kết quả xếp hạng của cán bộ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng của kết quả.

Sơ đồ 5.1: Quy trình đề xuất ứng dụng mô hình logistic.

Nguồn: tác giả.

Theo đó, cán bộ chấm điểm tín dụng được cung cấp thông tin từ tổ thu thập dữ liệu để xếp hạng doanh nghiệp theo mô hình logistic, từ đó so sánh, đáng giá với kết

Cán bộ CĐTD Cán bộ CĐTD Sử dụng mô hình logistic Sử dụng hệ thống XHTD So sánh, đối chiếu Kết quả xếp hạng cuối cùng hoặc xếp hạng lại Tổ thu thập thông tin Kết quả xếp hạng logistic Kết quả xếp hạng lần từ hệ thống

65

quả xếp hạng của hệ thống hiện tại. Nếu 2 kết quả không sai biệt nhiều, có thể chấp nhập kết quả của hệ thống hiện tại (do mô hình logistic vẫn chưa thật sự hoàn hiện), tuy nhiên đã loại bỏ được đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng). Nếu có sai khác quá lớn thì cán bộ chấm điểm tín dụng cần thực hiện xếp hạng lại.

Vietinbank Tây Sài Gòn cần thường xuyên tổng hợp kết quả xếp hạng giữa 2 mô hình, tính toán mức độ chính xác và từng bước áp dụng mô hình logistic để đưa ra quyết định cho vay. Bước đầu áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dần dần triển khai thử nghiệm ở các khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

Điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng mô hình Logistic vào quy trình trên tại Vietinbank Tây Sài Gòn:

Nâng cao chất lượng thông tin đầu vào

Vấn đề chất lượng của thông tin đầu vào rất quan trọng đối với hệ thống XHTD. Để giải quyết vấn đề này, học viên xin đề xuất các giải pháp sau:

Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin và kết hợp với cơ quan thuế.

Vietinbank Tây Sài Gòn cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin về tài chính và phi tài chính. Khách hàng cần phải nộp báo cáo tài chính đi kèm với các tài liệu như: hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu xuất kho, các hợp đồng kinh tế… để cán bộ tín dụng có nhiều thông tin đánh giá khả năng hoạt động của khách hàng. Ngoài ra, Vietinbank Tây Sài Gòn cần kết hợp với cơ quan thuế để đối chiếu so sánh báo cáo thuế của doanh nghiệp và báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng để xem xét mức độ chính xác, thiện chí và tính trung thực của khách hàng.

Quy định nguồn thông tin đáng tin cậy. Vietinbank Tây Sài Gòn cần phổ biến, quy định nguồn thông tin đáng tin cậy (tổng cục thống kê, World Bank, cơ quan thuế,…) cho các cán bộ, tránh hiện tượng thu thập các thông tin sai lệch. Các thông tin đưa vào báo cáo đề xuất cần trích nguồn cụ thể.

Thành lập tổ thu thập thông tin. Vietinbank Tây Sài Gòn có thể thành lập tổ “Thu thập và lưu trữ thông tin” trực thuộc phòng kế hoạch – tổng hợp với nhiệm vụ tìm kiếm, lưu trữ, cập nhật thông tin thị trường, thông tin doanh nghiệp, thông tin vĩ mô phục vụ cho công tác xếp hạng được chính xác hơn. Về cách hoạt động của bộ phận này, học viên có đề xuất như sau:

66

Sơ đồ 5.2: Đề xuất quy trình hoạt động của tổ thu thập và lưu trữ thông tin

Nguồn: tác giả

(1): Tổ thu thập thông tin luôn thực hiện cập nhật tin tức thị trường, thông tin về ngành/nhóm ngành kinh tế, thông tin về thị trường mà chi nhánh đang hướng đến, thông tin về nền kinh tế vĩ mô,… từ các nguồn đáng tin cậy và thực hiện lưu trữ thông tin.

(2): Cán bộ quan hệ khách hàng nhận thông tin từ khách hàng có nhu cầu vay vốn.

(3): Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo, yêu cầu tổ thu thập cung cấp các thông tin có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng, thông tin về thị trường của khách hàng, thông tin từ nền kinh tế vĩ mô, các dự đoán, triển vọng ngành… để thực hiện so sánh.

(4): Tổ thu thập rà soát thông tin và có thể thu thập thêm thông tin phù hợp để cung cấp cho cán bộ quan hệ khách hàng.

(5) Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện so sánh, đối chiếu các thông tin được cung cấp từ phía khách hàng và thông tin từ tổ thu thập cung cấp.

(6a): Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện XHTD dựa trên các thông tin thu thập được.

(6b): Cán bộ quan hệ khách hàng phản hồi với khách hàng nếu thông tin thu thập sai lệch quá lớn với thông tin khách hàng cung cấp, và quy trình sẽ thực hiện lại các bước trên.

7 3 2 5 6a 1 8 9 4 Thông tin từ các nguồn đáng tin cậy. Tổ thu thập và lưu trữ thông tin Phòng quản trị rủi ro và quản trị tín dụng Cán bộ quan hệ khách hàng Khách hàng Thực hiện so sánh và đối chiếu thông tin Xếp hạng 6b

67

(7): Cán bộ tín dụng cung cấp lại thông tin các thông tin về tài chính, thông tin doanh nghiệp cho tổ thu thập đối chiếu và lưu trữ.

(8): Tổ thu thập cung cấp thông tin cần thiết cho cán bộ phòng quản trị rủi ro và quản trị tín dụng.

(9): Cán bộ tín dụng, cán bộ quản trị rủi ro thực hiện rà soát độc lập kết quả xếp hạng của cán bộ tín dụng.

Việc thành lập với quy trình hoạt động như trên tuy gia tăng chi phí quản lí nhưng sẽ đảm bảo thông tin thu thập được có tính khách quan, đáng tin cậy. Tránh hiện tượng cán bộ tín dụng thu thập thông tin không tốt hoặc chỉ sử dụng các thông tin do khách hàng cung cấp. Kết quả xếp hạng được kiểm tra bởi 2 phòng quản trị bằng các thông tin khách quan, từ đó nâng cao chất lượng XHTD và công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh.

Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Việc hoàn thiện hệ thống XHTD hiện đại và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng XHTD tại Vietinbank Tây Sài Gòn nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Dựa vào các vấn đề đã phân tích, học viên xin đề xuất các vấn đề mà hệ thống XHTD hiện tại cần hướng đến:

Phù hợp với quy định hiện hành. hệ thống XHTD cần phù hợp với thông tư 02/2013/TT-NHNN và văn bản sửa đổi thông tư 09/2014/TT-NHNN, nhằm giúp việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của Vietinbank phù hợp với quy định hiện hành. Ngoài ra, hệ thống xếp hạng cần xây dựng lại hệ thống ngành/nhóm ngành phù hợp với quyết định 10/2007/QĐ – TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và quyết định 337/QĐ-BKH của bộ kế hoạch đầu tư (hiện tại quy định 22 nhóm ngành thay vì 35 nhóm như trước đây), nhằm giúp Vietinbank đánh giá được mức độ rủi ro, chính sách tín dụng với từng ngành theo quy định.

Khắc phục lỗi mất dữ liệu. Hệ thống XHTD cần khắc phục lỗi mất dữ liệu mục “quan hệ với ngân hàng” nhằm giúp cán bộ tín dụng có thể tham khảo lại các lần đánh giá trước, nắm rõ hơn tình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Bên cạnh đó cần giới hạn số lần nhập và tính lỗi nhập sai của cán bộ tín dụng đối với mỗi kỳ định hạn nhằm hạn chế việc cán bộ tín dụng tự ý chính sửa các chỉ tiêu trong quá trình xếp hạng.

68

chỉ tiêu đánh giá, tiệm cận với cách đánh giá của các tổ chức xếp hạng như Fitch và S&P. Vietinbank cần chú trọng và tăng thêm để đánh giá dòng tiền vì đây là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp duy trì hoạt động, tăng trưởng, giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nợ được cam kết. Bổ sung các chỉ tiêu tính toán vòng quay khoản phải trả, tốc độ tăng trưởng về doanh thu thuần, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản – nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận…Bổ sung chỉ tiêu phi tài chính cấu trúc của doanh nghiệp có liên quan để đánh giá được mức độ rủi ro của nhóm doanh nghiệp và chỉ tiêu chính sách kế toán để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài của Vietinbank.

Nghiên cứu phương pháp xếp hạng mới. Vietinbank Tây Sài Gòn cần thường xuyên rà soát, đánh giá lại hệ thống xếp hạng với kết quả trả nợ thực tế của khách

hàng để xem xét mức độ chính xác của hệ thống. Từ đó nghiên cứu áp dụng, đề xuất hội sở các phương pháp xếp hạng theo mô hình toán học, hoặc phương pháp kết hợp để phát huy tối đa tính chính xác của kết quả xếp hạng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logistic trong dự báo khả năng trả nợ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây sài gòn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)