2.2.1.1. Căn cứ xếp hạng
Để thực hiện xếp hạng khách hàng, hệ thống XHTD nội bộ hiện tại của Vietinbank căn cứ vào các thông tin sau đây:
Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng.
Các nhân tố (môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng…) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng.
Ngoài ra, CBTD cần thu thập thêm các thông tin liên quan đến khách hàng, bao gồm cả những thông tin định tính và định lượng, so sánh những thông tin tìm được với các tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng loại hình khách hàng.
Phương pháp xếp hạng tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietinbank hiện tại sử dụng phương pháp chuyên gia thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để xếp hạng khách hàng.
Trong mỗi nhóm chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ bao gồm nhiều chỉ
tiêu nhỏ. Số lượng các chỉ tiêu nhỏ; thang điểm và trọng số của mỗi chỉ tiêu sẽ khác nhau với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau.
23
Hiện tại, Vietinbank xây dựng 3 hệ thống chấm điểm khác nhau cho 3 loại
khách hàng là:
- Khách hàng tổ chức tín dụng;
- Khách hàng tổ chức kinh tế;
- Khách hàng cá nhân.
Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị tương ứng là 5 mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm đã nêu, tùy thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong các khoản giá trị chuẩn đã được xác định.
Mỗi chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ có trọng số khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chỉ tiêu đó. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/ nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.
Căn cứ vào số điểm đạt được, khách hàng sẽ được vào các mức xếp hạng sau:
Bảng 2.1 Mức điểm phân loại XHTD tại Vietinbank Tây Sài Gòn. Hạng Số điểm đạt được AAA 92,4-100 AA 84,8-92,3 A 77,2-84,7 BBB 69,6-77,1 BB 62-69,5 B 54,4-61,9 CCC 46,8-54,3 CC 39,2-46,7 C <39,1
Nguồn: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ Vietinbank
Mỗi mức xếp hạng sẽ có một ý nghĩa riêng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp, cụ thể ý nghĩa của từng mức xếp hạng được nêu rõ ở quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank.
24
2.2.1.2. Quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của Vietinbank là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với Ngân hàng về trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng. Mức rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm được chấm dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng mà Ngân hàng có được tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Mô hình chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín dụng khách hàng của Vietinbank đang sử dụng là mô hình một biến số sử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ sung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng.
Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể, cán bộ tín dụng sẽ sử dụng các bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Các bảng xếp hạng theo đối tượng khách hàng bao gồm: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Đề tài đang hướng đến là khách hàng doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.2 Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietinbank
Nguồn: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ Vietinbank
2.2.1.3. Hiệu quả của hệ thống xếp hạng nội bộ đến việc ra quyết định cho vay tại Vietinbank Tây Sài Gòn. cho vay tại Vietinbank Tây Sài Gòn.
Kết quả xếp hạng Xác định ngành kinh tế
Xác định quy mô Xác định loại hình doanh nghiệp
Chấm điểm chỉ tiêu tài chính Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính Tồng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
25
Trong bài viết này, học viên thực hiện đánh giá hiệu quả của hệ thống XHTD tại Vietinbank Tây Sài Gòn thông qua số doanh nghiệp được cấp tín dụng thu thập được từ 2013 - 2016, đây không phải toàn bộ các doanh nghiệp được cấp tín dụng trong thời gian này của chi nhánh, nhưng việc thống kê, so sánh sẽ giúp ta có cái nhìn khái quát và trực quan về tính hiệu quả của hệ thống.
Bảng 2.2 Phân loại xếp hạng của một số doanh nghiệp được cấp tín dụng tại Vietinbank Tây Sài Gòn từ 2013-2016.
2013 2014 2015 2016 Tổng Số khách hàng thu thập được 10 35 49 62 156 AAA 0 0 0 3 3 AA 1 6 8 15 30 A 4 23 34 41 102 BBB 1 0 2 1 4 BB 3 1 2 1 8 B 1 5 3 1 10 Số khách hàng phát sinh nợ xấu 9 7 6 4 26 A 4 4 2 2 12 BBB 1 0 1 0 2 BB 3 1 2 1 7 B 1 2 1 1 5
Nguồn: Tổng hợp từ các hồ sơ tín dụng thu thập được từ 2013 – 2016.
Qua bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn từ 2013 – 2016, với 156 doanh nghiệp được cấp tín dụng thu thập được, có 26 doanh nghiệp phát sinh nợ xấu (chiếm 16.67%). Trong đó số doanh nghiệp được phân loại nhóm A phát sinh nợ xấu chiếm nhiều nhất với 12 doanh nghiệp, tiếp theo lần lượt là nhóm BB, B và BBB.
Việc xếp hạng tín dụng nhằm mục đích đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó là cơ sở tham khảo để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Theo mối quan hệ giữa khả năng trả nợ và nợ xấu đã xây dựng ở phần 1.5, thì khách hàng có khả năng trả nợ khi được phân loại vào nhóm nợ 1 và 2. Ngoài ra, ý nghĩa và
phân loại nợ của từng mức xếp hạng được quy định tại Vietinbank như sau:
AAA đến A: khách hàng có khả năng trả nợ, phân loại nợ nhóm 1.
BBB đến BB: khách hàng có khả năng trả nợ, phân loại nợ nhóm 2.
B: khách hàng không có khả năng trả nợ, phân loại nợ nhóm 3. (Vietinbank, 2010)
26
Từ những thông tin trên ta có thể tính toán khả năng dự đoán chính xác của hệ thống xếp hạng tại Vietinbank Tây Sài Gòn như sau:
Bảng 2.3 Tỷ lệ dự đoán chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Vietinbank Tây Sài Gòn.
Thực tế Dự đoán Tỷ lệ chính xác Khách hàng không có khả năng trả nợ Khách hàng có khả năng trả nợ Khách hàng không có khả năng trả nợ 26 5 21 19.2% Khách hàng có khả năng trả nợ 130 5 125 96.1% Tỷ lệ chính xác trung bình 83.3%
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phân loại khách hàng doanh nghiệp. Từ đó ta có thể thấy trong giai đoạn từ 2013 – 2016, trong 156 doanh nghiệp thu thập được, có 26 khách hàng không có khả năng trả nợ, trong đó 5 khách hàng đã được dự đoán không có khả năng trả nợ và 21 khách hàng đã được dự đoán có khả năng trả nợ (thông qua kết quả định hàng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng Vietinbank), tỷ lệ chính xác là 19.2% và 130 khách hàng có khả năng trả nợ trong đó 125 khách hàng đã được dự đoán có khả năng trả nợ và 5 khách hàng đã được dự đoán không có khả năng trả nợ, tỷ lệ chính xác là 96.1%. Như vậy, tỷ lệ dự đoán chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng từ hệ thống XHTD của Vietinbank đạt tỉ lệ là 83.3%.
2.2.1.4. So sánh phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank với Fitch và S&P Vietinbank với Fitch và S&P
Bảng 2.4 So sánh phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank với Fitch và S&P.
27
Tiêu chí Fitch, Standard & Poor’s Vietinbank
Giống nhau
Phương pháp xếp
hạng Phương pháp chuyên gia
Loại chỉ tiêu xem xét
Chỉ tiêu định tính và định lượng (hay tài chính và phi tài chính)
Các chỉ tiêu phi tài chính
Rủi ro ngành, đặc điểm ngành Vị thế doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh và cấp lãnh đạo doanh nghiệp
Khác nhau
Các chỉ tiêu phi tài chính
Kế toán Xem xét chính sách kế
toán của từng quốc gia Không xem xét
Cấu trúc hệ thống doanh nghiệp có liên quan
Xem xét để đánh giá rủi
ro cả hệ thống Không xem xét Chỉ tiêu tài chính Dòng tiền Nhấn mạnh đến dòng tiên và cấu trúc vốn, có các chỉ tiêu tính toán cụ thể Chưa chú trọng Cấu trúc vốn Quy trình thực
hiện 8 bước 6 bước
Bậc xếp hạng 24 bậc xếp hạng dài hạn 7 bậc xếp hạng ngắn hạn 10 bậc xếp hạng và không xác định rõ ngắn hạn hay dài hạn
Nguồn: Tổng hợp dựa trên phương pháp xếp hạng doanh nghiệp của Fitch, S&P, Vietinbank
28
Các chỉ tiêu về rủi ro ngành, đặc điểm ngành, vị thế doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu thuộc các nhóm chỉ tiêu tài chính, đồng thời thể hiện qua 35 bộ chỉ tiêu ứng với 35 ngành. Vietinbank không phân loại như Fitch và S&P, mà phân loại theo các hoạt động bên trong và ngoài doanh nghiệp.
Về yếu tố dòng tiền, hệ thống xếp hạng hiện tại để sử dụng cho mục đích cấp tín dụng tại Vietinbank chỉ xét đến yếu tố khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, không có các chỉ số tính toán chú trọng vào dòng tiền như Fitch và S&P.
Về yếu tố kế toán do Fitch và S&P là hai tổ chức xếp hạng toàn cầu nên họ chú trọng đến chính sách kế toán ở mỗi quốc gia để xếp hạng chính xác. Tại Vietinbank, chủ yếu là cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong nước áp dụng các quy tắc và chuẩn mực kế toán ở nước ta nên hiện tại Vietinbank chưa xem xét vấn đề này.
Về yếu tố cấu trúc hệ thống doanh nghiệp có liên quan, đây là vấn đề cần thiết cần được nghiên và đưa vào đánh giá trong việc xếp hạng ở Vietinbank. Vì hiện tại tình trạng sở hữu chéo, đầu tư đa ngành của các công ty, tập đoàn rất phức tạp nên việc đánh giá rủi ro cho toàn hệ thống doanh nghiệp từ đó đưa ra rủi ro ở doanh nghiệp xếp hạng là rất cần thiết.
Về quy trình thực hiện, Vietinbank cũng thực hiện theo phương pháp chuyên gia nhưng không có 2 bước là “thông báo cho đối tượng được xếp hạng” và “công bố kết quả” như Fitch và S&P. Tuy nhiên đây là điều không ảnh hưởng nhiều đến kết quả xếp hạng, đồng thời Fitch và S&P xếp hạng toàn cầu nên cần công bố rộng rãi kết quả.
Về bậc xếp hạng, Fitch và S&P phân chi tiết hơn Vietinbank rất nhiều, nhằm mục đích đánh giá rủi ro chính xác hơn, và phù hợp với mục tiêu đầu tư, tài trợ vốn ngắn hạn hay dài hạn. Đây là điều Vietinbank cần xem xét để đưa ra các đánh giá chính xác trong việc cấp tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn.
Qua những so sánh trên, ta có thể thấy hệ thống XHTD hiện tại của Vietinbank vẫn chưa thật sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đến khả năng đánh giá chính xác của hệ thống giảm đi. Do đó việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp XHTD các tổ chức uy tín tại Vietinbank để tăng tính chính xác trong việc xếp hạng, đảm bảo an toàn cho chi nhánh và toàn hệ thống là rất cần thiết.
29
2.2.2. Những thành tựu và những hạn chế 2.2.2.1. Những thành tựu đạt được 2.2.2.1. Những thành tựu đạt được
Hệ thống xếp hạng tín dụng là cơ sở giúp chi nhánh đánh giá, ra quyết định cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng chính xác hơn. Hệ thống xếp hạng được xây dựng chi tiết với 54 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm tài chính và phi tài chính, phù hợp với đặc điểm từng ngành đã giúp kết quả xếp hạng có độ chính xác tương đối cao là 83.4%, giúp cán bộ tín dụng và cấp lãnh đạo chi nhánh có cái nhìn tổng quan hơn về khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng chính xác, đồng thời dễ dàng kiểm soát và đo lường mức độ rủi ro danh mục tín dụng tại chi nhánh.
Hệ thống XHTD giúp chi nhánh và toàn hệ thống quản lý chất lượng tín dụng theo ngành/nhóm ngành kinh tế. Do hệ thống xây dựng với 35 bộ chỉ tiêu tương ứng với 35 ngành, từ kết quả định hạng các doanh nghiệp và quá trình thu hồi nợ, chi nhánh có thể phân loại chất lượng tín dụng đối với từng ngành cụ thể, xác định mức độ tập trung rủi ro và xu hướng phát triển của từng ngành, từng nhóm khách hàng trong môi trường kinh tế vĩ mô chung để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro, chiến lược marketing, chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả theo từng ngành.
Hệ thống xếp hạng hiện đại và được tích hợp các phương pháp tính toán hạn chế sai sót của cán bộ tín dụng. Tất cả kết quả xếp hạng sẽ được lưu trữ trong mạng nội bộ của toàn hệ thống giúp cho việc giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, chương trình xếp hạng hoạt động ổn định, không gặp phải các vấn đề kĩ thuật khi cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng.
Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng sẽ được xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể, nhờ đó chi sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý. Đặc biệt góp phần giúp cho công tác quản trị của ngân hàng vững vàng khi hội nhập với kinh tế quốc tế.
2.2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại
Vẫn tiềm ẩn rủi ro đánh giá thiếu chính xác các chỉ tiêu xếp hạng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính. Mặc dù được thiết kế để hạn chế tối đa ảnh hưởng của cán bộ đánh giá nhưng hệ thống không thể tránh khỏi những đánh giá thiếu chính xác (đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính) xuất phát từ kiến thức, kinh nghiệm chưa tốt hoặc đạo đức nghề nghiệp chưa cao của cán bộ tín dụng xuất phát từ kiến thức, kinh nghiệm chưa tốt hoặc đạo đức nghề nghiệp chưa cao của cán
30
bộ tín dụng. Rủi ro này sẽ dẫn đến sai lệch trong kết quả xếp hạng, làm quyết định cấp tín dụng thiếu chính xác, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Chất lượng nguồn thông tin đầu vào còn thấp. Kết quả XHTD là một trong những căn cứ để xác định mức lãi suất, mức tín dụng. Vì vậy khi cung cấp thông tin cho ngân hàng, các doanh nghiệp đều cung cấp các thông tin có lợi cho mình, hoặc cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật. Đặc biệt tại Việt Nam, hơn 70% các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, nguồn thông tin được công khai của các doanh nghiệp này rất hạn chế, các báo tài chính hầu như không được kiểm toán gây ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của kết quả xếp hạng.
Qua những so sánh với Fitch và S&P, ta có thể thấy hệ thống XHTD hiện tại của Vietinbank vẫn chưa thật sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đến khả năng đánh giá chính xác của hệ thống giảm đi.
Hệ thống xếp hạng còn gặp phải lỗi trong lưu trữ thông tin. Đối với chỉ tiêu