Những thành tựu và những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logistic trong dự báo khả năng trả nợ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây sài gòn (Trang 45)

2.2.2.1. Những thành tựu đạt được

Hệ thống xếp hạng tín dụng là cơ sở giúp chi nhánh đánh giá, ra quyết định cấp tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng chính xác hơn. Hệ thống xếp hạng được xây dựng chi tiết với 54 chỉ tiêu thuộc 2 nhóm tài chính và phi tài chính, phù hợp với đặc điểm từng ngành đã giúp kết quả xếp hạng có độ chính xác tương đối cao là 83.4%, giúp cán bộ tín dụng và cấp lãnh đạo chi nhánh có cái nhìn tổng quan hơn về khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng chính xác, đồng thời dễ dàng kiểm soát và đo lường mức độ rủi ro danh mục tín dụng tại chi nhánh.

Hệ thống XHTD giúp chi nhánh và toàn hệ thống quản lý chất lượng tín dụng theo ngành/nhóm ngành kinh tế. Do hệ thống xây dựng với 35 bộ chỉ tiêu tương ứng với 35 ngành, từ kết quả định hạng các doanh nghiệp và quá trình thu hồi nợ, chi nhánh có thể phân loại chất lượng tín dụng đối với từng ngành cụ thể, xác định mức độ tập trung rủi ro và xu hướng phát triển của từng ngành, từng nhóm khách hàng trong môi trường kinh tế vĩ mô chung để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro, chiến lược marketing, chiến lược phát triển sản phẩm hiệu quả theo từng ngành.

Hệ thống xếp hạng hiện đại và được tích hợp các phương pháp tính toán hạn chế sai sót của cán bộ tín dụng. Tất cả kết quả xếp hạng sẽ được lưu trữ trong mạng nội bộ của toàn hệ thống giúp cho việc giao dịch với khách hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, chương trình xếp hạng hoạt động ổn định, không gặp phải các vấn đề kĩ thuật khi cán bộ tín dụng thực hiện xếp hạng.

Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng sẽ được xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể, nhờ đó chi sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí quản lý. Đặc biệt góp phần giúp cho công tác quản trị của ngân hàng vững vàng khi hội nhập với kinh tế quốc tế.

2.2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại

Vẫn tiềm ẩn rủi ro đánh giá thiếu chính xác các chỉ tiêu xếp hạng của cán bộ tín dụng, đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính. Mặc dù được thiết kế để hạn chế tối đa ảnh hưởng của cán bộ đánh giá nhưng hệ thống không thể tránh khỏi những đánh giá thiếu chính xác (đặc biệt là các chỉ tiêu phi tài chính) xuất phát từ kiến thức, kinh nghiệm chưa tốt hoặc đạo đức nghề nghiệp chưa cao của cán bộ tín dụng xuất phát từ kiến thức, kinh nghiệm chưa tốt hoặc đạo đức nghề nghiệp chưa cao của cán

30

bộ tín dụng. Rủi ro này sẽ dẫn đến sai lệch trong kết quả xếp hạng, làm quyết định cấp tín dụng thiếu chính xác, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Chất lượng nguồn thông tin đầu vào còn thấp. Kết quả XHTD là một trong những căn cứ để xác định mức lãi suất, mức tín dụng. Vì vậy khi cung cấp thông tin cho ngân hàng, các doanh nghiệp đều cung cấp các thông tin có lợi cho mình, hoặc cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật. Đặc biệt tại Việt Nam, hơn 70% các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, nguồn thông tin được công khai của các doanh nghiệp này rất hạn chế, các báo tài chính hầu như không được kiểm toán gây ảnh hưởng rất lớn đến tính chính xác của kết quả xếp hạng.

Qua những so sánh với Fitch và S&P, ta có thể thấy hệ thống XHTD hiện tại của Vietinbank vẫn chưa thật sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, dẫn đến khả năng đánh giá chính xác của hệ thống giảm đi.

Hệ thống xếp hạng còn gặp phải lỗi trong lưu trữ thông tin. Đối với chỉ tiêu “quan hệ với ngân hàng” thuộc nhóm chỉ tiêu phi tài chính, kết quả đánh giá chỉ tiêu này sẽ hiện thị đầy đủ ngay trong lần in đầu tiên sau khi xếp hạng. Tuy nhiên, những lần đánh giá định kỳ tiếp theo, các thông tin trong chỉ tiêu này bị mất đi gây ảnh hưởng đến quá trình đánh giá của cán bộ tín dụng, họ không thể so sánh các thông tin đã được nhập vào trước đây và các thông tin hiện tại trong chỉ tiêu này.

Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hệ thống xếp hạng.

Về rủi ro cán bộ tín dụng đánh giá thiếu chính xác. Như đã trình bày nguyên nhân này đến từ kinh nghiệm, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:

 Về kinh nghiệm và kiến thức, trong quá trình công tác cán bộ tín dụng không cập nhật kiến thức chủ yếu về ngành, các chỉ số trung bình ngành, kiến thức vĩ mô, các văn bản pháp luật mới, ngoài ra có thể do quá trình công tác chưa lâu dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác.

 Về đạo đức nghề nghiệp, do áp lực chỉ tiêu hoặc tư lợi, cán bộ tín chủ động đánh giá tốt cho khách hàng để đảm bảo lợi ích của mình. Vấn đề này phát sinh một phần từ năng lực kinh doanh của cán bộ, tuy nhiên nếu các ngân hàng áp mức chỉ tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến rủi ro này cao hơn.

 Về chất lượng của thông tin đầu vào, nguyên nhân dẫn đến hạn chế này xuất phát từ sự mong muốn trái ngược của khách hàng và ngân hàng. Khách hàng

31

luôn muốn được hưỡng lãi suất thấp, hạn mức cao; trong khi ngân hàng cần có những thông tin tốt nhằm đảm bảo an toàn trong việc cấp tín dụng. Bên cạnh đó nguồn thông tin về các doanh nghiệp hiện tại chưa được công khai nhiều trên thị trường, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hệ thống kế toán còn thiếu chuyên nghiệp và chưa đúng quy chuẩn, dẫn đến viêc hạch toán còn sai sót thiếu chính xác.

 Về sự ổn định của mô hình và phù hợp với khuôn khổ pháp lý, vấn đề này đến từ độ trễ trong việc hoàn thiện và xây dựng hệ thống XHTD mới của Vietinbank, hiện tại Vietinbank đang xây dựng được XHTD phù hợp với thông tư 02/2013/TT-NHNN. Tuy nhiên, hệ thống chưa thể áp dụng ngay mà cần thời gian để có thể hoàn thiện và phổ biến kiến thức cho cán bộ tín dụng.

32

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày sơ lược về hoạt động tín dụng KHDN tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn và tóm tắt phương pháp cũng như quy trình đánh giá khả năng trả nợ cua KHDN tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn là dựa trên mô hình chấm điểm XHTD, quá trình thẩm định tín dụng, đối chiếu đặc điểm của KHDN với các tiêu chí chính sách tín dụng của ngân hàng Vietinbank. Thông qua thực tiễn vận hành các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tại Vietinbank, học viên nhận định các thành công và hạn chế của phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHDN, nguyên nhân tồn tại hạn chế. Từ đó, học viên đề xuất xây dựng mô hình mới dựa trên khắc phục những khuyết điểm vốn có của mô hình hiện tại.

33

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LOGISTIC DỰ BÁO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

3.1. Lý do lựa chọn mô hình Logistic để dự báo khả năng trả nợ KHDN tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tây Sài Gòn

3.1.1 Sự cần thiết xây dựng mô hình Logistic

Cơ chế xác định lãi suất đã bước đầu xây dựng theo tiêu chí rủi ro tín dụng, KHDN rủi ro cao, các sản phẩm tín dụng rủi ro cao phải chấp nhận lãi suất tín dụng cao và ngược lại. Tuy nhiên vẫn chưa có công thức xác định cụ thể mà dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Xây dựng mô hình khả năng trả nợ sẽ lượng hóa được rủi ro tổn thất của từng khoản tín dụng cụ thể, từ đó có thể xác định được chính xác phần bù rủi ro tín dụng cho từng khoản tín dụng KHDN khi định giá lãi suất tín dụng.

Tình trạng nợ xấu – khách hàng không trả nợ gia tăng đột biến tại Vietinbank từ năm 2013-2017 có thể do đánh giá khả năng trả nợ của KHDN tồn tại những vấn đề sau:

- Cơ sở nhận định khả năng trả nợ của KHDN có thể nhận định chính xác khả năng trả nợ khi KHDN đã suy giảm hoặc không còn khả năng trả nợ. Còn đối với trường hợp KHDN che giấu thông tin thì Vietinbank Tây Sài Gòn chỉ có thể phát hiện tình trạng trả nợ qua kết quả trả nợ thực tế, có một khoảng cách giữa kết quả đánh giá hiện tại và kết quả trả nợ của KHDN trong tương lai.

- Hệ thống XHTD nội bộ, chính sách tín dụng và quy trình thẩm định tín dụng của Vietinbank chưa trở thành công cụ hỗ trợ quản lý tín dụng hiệu quả. Trong quá trình nghiên cứu các kết quả thực nghiệm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN, học viên nhận thấy ngoài kết quả phân loại nợ của KHDN dựa trên hệ thống XHTD nội bộ của Vietinbank thì kết quả đánh giá trả nợ của KHDN còn phụ thuộc một số nhân tố khác như rủi ro của sản phẩm tín dụng (thời hạn tín dụng, số tiền cấp tín dụng, TSBĐ) và một số yếu tố môi trường vĩ mô. Vietinbank chỉ đề cập nhóm tiêu chí có liên quan đến khách hàng và sản phẩm tín dụng trong chính sách định hướng và quản lý tín dụng tại Vietinbank, trong quá trình thẩm định tín dụng nhưng chưa thực sự vận dụng thử nghiệm trên hệ thống XHTD nội bộ.

34

3.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình nghiên cứu

Thông qua cơ sở dữ liệu từ hệ thống XHTD nội bộ tại Vietinbank, BCTC của KHDN và nguồn dữ liệu định tính: số năm kinh nghiệm của người điều hành quản lý kinh doanh của KHDN, số năm quan hệ với Vietinbank Tây Sài Gòn..., học viên phát triển mô hình nghiên cứu đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống XHTD nội bộ tại Vietinbank.

Việc thu thập số liệu để đưa vào mô hình cần được thực hiện một cách khách quan, linh động, có kiểm chứng. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về phương pháp đo lường khả năng trả nợ của KHDN.

- Đạt mục tiêu: là một điều kiện tiên quyết cơ bản cho một mô hình đánh giá để có ý nghĩa trong bối cảnh kinh doanh. Mô hình cho phép người sử dụng trực tiếp tính toán xác suất khả năng trả nợ khách hàng cho từng trường hợp cụ thể.

- Tính đầy đủ: kết quả đo lường phải đầy đủ những thông tin liên quan đến nguy cơ tài chính. Để đảm bảo tính đầy đủ này theo hiệp ước Basel thì phải xem xét các thông tin quan trọng có sẵn trong BCTC để thực hiện việc đo lường, xếp hạng.

- Tính khách quan: đặc điểm của khách hàng được lựa chọn để tạo một tập dữ liệu thực nghiệm phải được thực hiện một cách khách quan, không thực hiện theo cảm tính của người xây dựng mô hình.

- Tính nhất quán: kết quả đo lường không được mâu thuẫn với các cơ sở lý thuyết và phương pháp luận đã được công bố trước đây.

- Tính kế thừa: kế thừa các nghiên cứu về đo lường nguy cơ tài chính và các kinh nghiệm đo lường trước đây.

- Sự công nhận: được sự công nhận của những người sử dụng mô hình vì có khả năng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp.

3.2. Lý thuyết về mô hình hồi quy Logistic.

Mô hình Logistic là mô hình định lượng trong đó biến phụ thuộc là biến giả, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1. Mô hình này được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Mô hình Logistic là mô hình hồi qui xem xét mối liên hệ hệ giữa biến (Y) là biến phụ thuộc và các biến độc lập.

35

Biến Ký hiệu Loại dữ liệu

Phụ thuộc Y Nhị phân

Độc lập Xi Liên tục hoặc rời rạc

Gọi Pi là xác suất xảy trường hợp Y = 1, vậy (1- Pi) là xác xuất xảy ra trường hợp Y = 0. Khi đó, hàm hồi qui mô hình logistic được viết như sau:

Loge (Y) = 0 + 1X1 + 2X2 +...+ nXn

Từ phương trình trên, ta có thể xác định được công thức tính xác suất xảy trường hợp Y =1 như sau, trong đó e là hằng số Euler (xấp xỉ 2,718):

exp (0 + 1X1 + 2X2 +...+ nXn )

Pi = 1 + exp (0 + 1X1 + 2X2 +...+ nXn )

Để hồi qui được mô hình, ta cần cần ước lượng các hệ số β thông qua các chương trình như SPSS, Eviews…Trong nghiên cứu này, học viên thực hiện phân tích bằng phần mềm SPSS.

Khi đã ước lượng được các hệ số β, lúc này trước khi tiến hành dự báo xác suất khả năng trả nợ của khách hàng, điều cần thiết là tiến hành một số kiểm định để xem xét mô hình hồi quy đó đã hợp lý chưa, liệu có tồn tại khuyết tật nào của mô hình không. Để giải quyết vấn đề này học viên tiến hành một số kiểm định như sau:

+ Kiểm định tính ngẫu nhiên của phần dư:

Các sai số thu được từ mô hình ước lượng so với giá trị thực tế là Y phải là sai số ngẫu nhiên. Để kiểm định tính ngẫu nhiên của các sai số này, người ta có thể sử dụng kiểm định Dickey-Fuller hoặc kiểm định Philip-Perron.

+ Kiểm định tính định dạng đúng của mô hình:

Mô hình hợp lý là mô hình được định dạng đúng, việc định dạng sai mô hình có thể dẫn đến các kết quả sai lệch và làm kết quả dự báo bị méo mó. Để kiểm định xem mô hình được định dạng đúng hay chưa, người ta sử dụng thống kê Hosmer- Lemeshow.

Nêu mô hình có các phần dư là sai số ngẫu nhiên và được định dạng đúng thì mô hình được coi là phù hợp, có thể sử dụng để dự báo. Ngược lại, nếu không thỏa mãn 2 điều kiện trên chúng ta cần hồi quy lại mô hình với các biến độc lập khác hoặc tiến hành một số hiệu chỉnh cần thiết như tăng cỡ mẫu, điều chỉnh định dạng.

36

+ Xác định độ chính xác của kết quả dự báo:

Một mô hình được coi là thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào tính chính xác của kết quả dự báo thu được từ mô hình đó. Do biến Y chỉ có thể nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1, do vậy người ta đưa vào 1 ngưỡng xác suất để xếp khách hàng vào mức 0 hoặc 1 (tương ứng với không trả nợ đúng hạn – trả nợ đúng hạn). Ngưỡng xác suất ở đây thường được lấy là 0,5; tức là, nếu xác suất khách hàng trả được nợ đúng hạn từ 0,5 trở lên, khi đó xếp khách hàng vào nhóm trả được nợ đúng hạn. Nếu xác suất khách hàng trả được nợ đúng hạn nhỏ hơn 0,5, khi đó xếp khách hàng vào nhóm không trả được nợ đúng hạn. Sau đó so sánh việc xếp loại khách hàng này với thực tế trả nợ của họ xem tỷ lệ đúng là bao nhiêu, đó chính là độ chính xác của kết quả dự báo.

Ưu điểm của mô hình.

 Là mô hình toán học định lượng nên có tính khách quan, nhất quán, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng.

 Có thể xác định được mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng trả nợ của khách hàng thông qua so sánh các hệ số 

 Mô hình Logistic có thể là cơ sở để ngân hàng phân loại khách hàng và nhận diện rủi ro. Thông qua kết quả từ mô hình, chúng ta có thể ước lượng được xác suất không trả được nợ của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể xác định được KHDN nào có khả năng trả nợ, KHDN không có khả năng trả nợ và giúp ngân hàng chủ động trong việc đưa ra những biện pháp hạn chế rủi ro.

Nhược điểm của mô hình.

 Mô hình đòi hỏi phải có một số lượng dữ liệu đủ lớn để kết quả mô hình đạt mức ý nghĩa cao.

 Tuy mô hình logistic có thể dễ dàng hồi qui bằng các chương trình Eviews,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình logistic trong dự báo khả năng trả nợ khách hàng nhằm nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây sài gòn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)