Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn là nghiên cứu ứng suất và biến dạng của một số chi tiết chính của TTL khi làm việc ở giai đoạn quá độ (bắt đầu nâng tải, hạ tải và phanh, bắt đầu quay).
Tác giả người Nga Alecxangdrov V.A đã kết luận rằng: Tải trọng động lực học (ĐLH) xuất hiện đáng kể vào những thời điểm quá độ, cụ thể là khi TTL bắt đầu nâng tải, hạ tải và phanh, bắt đầu quay. Trong giai đoạn quá độ, sự thay đổi đột ngột của gia tốc và tải trọng làm nảy sinh tải trọng động. Đó chính là ngun nhân làm giảm tính ổn định và gây ra hư hỏng cho thiết bị.
Đề tài nhánh cấp Nhà nước mã số KC-07-26 đã tính tốn thiết kế các kết cấu của tay thuỷ lực theo phương pháp sức bền vật liệu, kiểm tra bền ở các tiết diện nguy hiểm. Đề tài cũng đã kể đến tải trọng động, trong các cơng thức tính bền có nhân với hệ số động theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, do đề tài chưa nghiên cứu sâu về động lực học mà nhân hệ số động theo kinh nghiệm khi tính tốn nên các kết cấu kim loại cịn nặng có thể do thừa bền dẫn đến giảm tải trọng hữu ích và cũng có thể có những chi tiết chưa đủ bền, đặc biệt khi tay thuỷ lực làm việc ở giai đoạn quá độ( bắt đầu nâng tải, hạ tải và phanh, bắt đầu quay). Và vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách khảo sát ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực
làm cơ sở cho việc thiết kế tối ưu các kết cấu kim loại theo hướng giảm trọng lượng bản thân, tăng tải trọng có ích của tay thuỷ lực đồng thời giúp cho việc chọn chế độ sử dụng hợp lý. Từ những lý do đó đề tài tiến hành nghiên cứu ứng suất và biến dạng của một số chi tiết chính của TTL, đó là: Cẳng tay thuỷ lực, cánh tay thuỷ lực và trụ quay.