KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực khi làm việc ở giai đoạn quá độ (Trang 94 - 96)

Kết luận:

1. Bằng phần mềm Solidworks, đề tài đã xây dựng MHHH của TTL cũng như cấu trúc phân mảnh các bộ phận cấu thành nên TTL. MHHH các chi tiết chính của TTL được nhập vào môi trường làm việc của phần mềm ANSYS. Trong mơi trường ANSYS mơ hình tính tốn (MHPTHH) của các chi tiết chính (cẳng tay thuỷ lực, cánh tay thuỷ lực và trụ quay) được thiết lập.

2. Trên cơ sở mơ hình hình học TTL đã được xây dựng, đề tài đã mơ phỏng động q trình làm việc của TTL bằng Cosmos motion trong phần mềm SolidWorks.

3. Bằng việc ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn với phần mềm ANSYS, đề tài đã xác định được ứng suất và biến dạng một số bộ phận chính của tay thuỷ lực khi làm việc ở giai đoạn quá độ (bắt đầu nâng tải, hạ tải và phanh, bắt đầu quay). Kết quả tính tốn ứng suất và biến dạng của TTL cho thấy: Khi TTL làm việc trong giai đoạn quá độ, các chi tiết cấu thành nên TTL (như cẳng tay, cánh tay, trụ quay của TTL) có chuyển vị và ứng suất lớn nhất ở giai đoạn TTL hạ tải và phanh. Cẳng tay thuỷ lực có biến dạng tăng dần từ phía đầu cần liên kết với cánh tay của TTL tới đầu cần liên kết với ngoạm và ứng suất lớn nhất nằm ở vùng giữa của cẳng tay thuỷ lực, cận khớp trụ nối với cánh tay thuỷ lực. Cánh tay bị biến dạng tăng dần từ phía đầu cần liên kết với trụ quay tới đầu cần liên kết với cẳng tay và khu vực chịu ứng suất tương đương lớn nằm ở vùng giữa của cánh tay thuỷ lực. Trụ quay bị biến dạng nhiều ở hai tấm kim loại đứng và ứng suất tương đương lớn ở phần tiếp giáp giữa tấm kim loại đứng và đĩa trên của trụ quay.

4. Trong quá trình TTL làm việc ở giai đoạn quá độ, trụ quay của TTL là bộ phận bị biến dạng (chuyển vị) và có ứng suất lớn hơn so với cẳng tay và cánh tay của TTL. Theo điều kiện bền ta thấy, các chi tiết chính của TTL đã được khảo sát đều đủ bền. Tuy nhiên hệ số an tồn của chúng khơng cao.

5. Bằng thực nghiệm đề tài đã đo lực tác dụng lên đầu cần TTL, đo biến dạng của cẳng tay thuỷ lực và biến dạng của trụ quay. Sai lệch giữa kết quả thực nghiệm và kết quả tính tốn lý thuyết biến dạng của các chi tiết chính TTL từ 4 ÷ 13 % là hợp lý và chấp nhận được.

Kiến nghị:

1. Để hoàn thiện thiết kế theo hướng giảm trọng lượng bản thân và tăng tải trọng hữu ích của tay thuỷ lực, tại một số vị trí tập trung ứng suất cục bộ (vị trí hàn các tấm, tai bắt) nên vê tròn để tránh hiện tượng tập trung ứng suất quá lớn.

2. Trong các giai đoạn quá độ (bắt đầu nâng tải, hạ tải và phanh, bắt đầu xoay) thì trường hợp TTL làm việc ở giai đoạn hạ tải và phanh sẽ bị biến dạng và có ứng suất lớn nhất. Điều đó chứng tỏ giai đoạn hạ tải và phanh là giai đoạn TTL làm việc nguy hiểm nhất. Vậy nên, khi điều khiển TTL làm việc nên tránh trường hợp phanh đột ngột. Khi TTL làm việc nên cố gắng đạt được tải trọng tối đa theo thiết kế, vận tốc nâng và hạ cần không quá lớn để tránh tải trọng động lực học quá lớn. Khi TTL làm việc ở giai đoạn xoay, nên quay cần một cách từ từ, tránh gia tốc quá lớn.

3. Vì điều kiện thời gian có hạn, đề tài mới chỉ khảo sát ứng suất, biến dạng của một số chi tiết chính của TTL (như cẳng tay, cánh tay, trụ quay của TTL). Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là khảo sát ứng suất, biến dạng tất cả các chi tiết khác của TTL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực khi làm việc ở giai đoạn quá độ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)