Điều kiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở

ngữ ở trường mầm non

Đánh giá sự phát triển ngơn ngữ của trẻ mẫu giáo là q trình giáo viên hình thành những nhận định, phán đốn về sự phát triển ngơn ngữ dựa trên những thông tin thu thập đƣợc đối chiếu với mục tiêu, tiêu chí đề ra từ đó phát hiện nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non.

Mục đích đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là nhận biết hiện trạng về mức độ phát triển ngơn ngữ của trẻ, thơng qua đó giáo viên tìm hiểu những ngun nhân, tồn tại, hạn chế để có biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Nội dung đánh giá tập trung vào việc đánh giá về khả năng nghe, hiểu lời nói; khả năng nói và làm quen với việc đọc và viết thơng qua q trình học và chơi của trẻ có đạt đƣợc u cầu đề ra hay khơng, trẻ có hứng thú và phát huy tính tích cực hay không; những ƣu điểm, tồn tại của trẻ; kết quả thực hiện của trẻ; đánh giá về kỹ năng tổ chức thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ.

Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thơng qua các hình thức: đánh giá trẻ cuối ngày, đánh giá trẻ cuối chủ đề và đánh giá trẻ cuối độ tuổi; đánh giá trẻ thông qua các hoạt động thực hành trải nghiệm, ngày hội, ngày lễ... bằng các phƣơng pháp nhƣ: quan sát, trị chuyện, phân tích sản phẩm, trao đổi với cha, mẹ trẻ...

Sau quá trình đánh giá, giáo viên sẽ thu đƣợc các kết quả hoạt động, dữ liệu đánh giá... từ đó điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho giai đoạn tiếp theo nhằm giúp trẻ rèn luyện để đạt đƣợc kết quả mong đợi. Thông tin sau đánh giá phải đƣợc lƣu giữ trong hồ sơ để chuyển lên các lớp sau nắm bắt và phối hợp giáo dục.

1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trường mầm non

- Năng lực giáo viên: Để dạy trẻ phát triển ngơn ngữ, giáo viên cần có trình

độ chun mơn nghiệp vụ tốt, có năng lực tổ chức các hoạt động phát triển ngơn ngữ và có kỹ năng xây dựng kế hoạch, xây dựng môi trƣờng ngôn ngữ, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp, hình thức để dạy trẻ. Giáo viên cần nhận biết đƣợc đặc

điểm tâm sinh lý, khả năng khác biệt của từng trẻ để dạy trẻ và đánh giá trẻ cho phù hợp, ngoài ra giáo viên cần tƣ vấn với nhà quản lý để điều chỉnh kế hoạch, phối hợp với cha mẹ trẻ để tạo ra mơi trƣờng giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ngơn ngữ một cách hiệu quả nhất.

- Nhà quản lý: Nhà quản lý quan tâm về các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc về giáo dục, đào tạo, huy động các nguồn lực dành cho giáo dục, đầu tƣ cơ sở vật chất, đổi mới cơng tác quản lý, đổi mới hình thức, phƣơng pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và về vấn đề thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo trong nhà trƣờng đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở địa bàn khó khăn nơi có ngƣời dân tộc thiểu số chiếm số đơng thì việc dạy ngơn ngữ cho trẻ cần đƣợc quan tâm giải quyết. Ngoài ra nhà quản lý cũng cần quan tâm tới những chính sách, văn bản pháp lý về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ; vấn đề giao quyền tự chủ cho giáo viên, tổ trƣởng chuyên môn về trong vấn đề chủ động điều chỉnh kế hoạch, chịu trách nhiệm về chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhà quản lý cần kiểm soát về chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ của giáo viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ.

- Trẻ: Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tự tin, hứng thú tham gia vào các hoạt động phát triển ngơn ngữ, có nhu cầu giao tiếp với cơ và các bạn bằng lời nói, tìm hiểu, khám phá ngơn ngữ thơng qua các tác phẩm văn học và tích cực chủ động thực hiện các kỹ năng nghe, nói, làm quen với việc đọc và viết, đề xuất nhu cầu, nguyện vọng theo khả năng của trẻ.

- Gia đình trẻ: Gia đình và những ngƣời xung quanh có vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ một cách thƣờng xuyên ở mọi lúc, mọi nơi trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày. Do vậy, những ngƣời trong gia đình cần có ý thức trong việc phát ngơn, khơng nói lắp, khơng nói ngọng, lời nói phải rõ ràng, có văn hóa để làm gƣơng cho trẻ, sửa sai cho trẻ và tạo nên một môi trƣờng ngôn ngữ tốt nhất cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

- Mơi trƣờng vật chất: Phịng học, đồ dùng dạy học, đồ chơi, góc chơi, máy tính, máy chiếu... là phƣơng tiện dạy học của giáo viên và là phƣơng tiện học tập của trẻ. Nó đóng vai trị quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học nói chung và chất lƣợng phát triển ngơn ngữ cho trẻ nói riêng. Khi xây dựng môi trƣờng vật chất để tổ chức hoạt động phát triển ngơn ngữ cho trẻ cần phải phù hợp, bố trí khơng gian hợp lý và có sự thay đổi để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn, thu hút, gây hứng thú cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi đẹp, kích thƣớc phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Để chuẩn bị tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1 cần đặc biệt chú ý tạo môi trƣờng chữ viết phong phú đối với trẻ.

- Môi trƣờng tâm lý: Môi trƣờng giáo dục trong nhà trƣờng cần phải đảm bảo an toàn, thân thiện về mặt tâm lý, thuận lợi để giáo dục các kỹ năng xã hội. Trẻ thƣờng xuyên đƣợc giao tiếp giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với những ngƣời xung quanh. Do đó, tất cả những hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và ngƣời khác phải mẫu mực để trẻ noi theo và điều chỉnh hành vi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)