Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá đƣợc hiệu quả của một biện pháp quản lý đƣợc đƣa ra, để đảm bảo tính khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lí, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các biện pháp đề xuất cần phát huy đƣợc các ƣu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

Tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lí phải đƣợc xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tƣợng, điều kiện; chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lí giáo dục; đảm bảo tốt cho việc xây dựng môi trƣờng vật chất và môi trƣờng tâm lý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ; có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp đƣa ra phải dựa trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non, trẻ đạt đƣợc các mục tiêu về ngôn ngữ cuối độ tuổi và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Để đảm bảo tính khả thi của biện pháp cần tránh đƣa ra các biện pháp xa rời thực tiễn; tránh áp đặt các ý kiến chủ quan; phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trƣờng đề tiến hành, đề xuất biện pháp cho phù hợp và đạt đƣợc mục đích đề ra.

Trong quá trình thực hiện, hiệu trƣởng cần cân nhắc và tham mƣu với lãnh đạo ngành, địa phƣơng, các đoàn thể trong nhà trƣờng để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong trƣờng mầm non cũng nhƣ trong ngành giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên để đảm bảo các biện pháp đƣợc thực hiện có hiệu quả và thành công.

3.2. Một số iện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

3.2.1.1. Mục tiêu

Chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV có vai trò quyết định chất lƣợng quản lý tổ chức HĐPTNN cho trẻ, trong đó yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả tổ chức HĐPTNN chính là yếu tố năng lực của giáo viên. Do đó, biện pháp này nhằm tăng cƣờng năng lực tổ chức HĐPTNN cho đội ngũ giáo viên để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

Giúp CBQL,GV nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo, đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận, thực tiễn tổ chức, quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức bồi dƣỡng các năng lực cần thiết cho đội ngũ CBQL,GV:

a. Bồi dƣỡng nhận thức về tổ chức HĐPTNN và quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo:

* Bồi dƣỡng nhận thức về tổ chức HĐPTNN:

- Giúp đội ngũ CBQL,GV hiểu đƣợc ý nghĩa của việc tổ chức HĐPTNN cho trẻ là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục trẻ phát triển toàn diện; nó có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ và là con đƣờng hiệu quả để phát triển kỹ năng cho trẻ.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đội ngũ cán bộ quả lý và giáo viên thƣờng xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐPTNN.

- Bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐPTNN là giúp giáo viên biết cách tạo cơ hội phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học làm quen với chữ cái trong hoạt động học có chủ đích và ở mọi lúc, mọi nơi.

* Bồi dƣỡng nhận thức cho CBQL, GV về quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về lý luận HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non bao gồm: Nhận thức về mục tiêu của HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; nguyên tắc tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; nội dung, phƣơng pháp tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; các hình thức tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về lý luận quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo bao gồm: Vai trò của hiệu trƣởng,phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn trong quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; nội dung, phƣơng pháp quản lý HĐPTNN và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non.

b. Bồi dƣỡng cho CBQL, GV năng lực tổ chức HĐPTNN và quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo

+ Năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non theo hƣớng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm gồm: Xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ...

+ Năng lực tổ chức HĐPTNN trong đó tập trung bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học; năng lực tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái; năng lực tổ chức các ngày hội, ngày lễ, hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm giao tiếp của trẻ; năng lực hiện thực hóa kế hoạch

phát triển ngôn ngữ thành trải nghiệm thực tế của trẻ gắn với môi trƣờng giáo dục của trƣờng, lớp để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ. Trong đó giáo viên biết vận dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, biết sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT vào quá trình tổ chức HĐPTNN cho trẻ.

+ Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả HĐPTNN của trẻ gồm: xây dựng bộ công cụ để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (xác lập mục tiêu, tiêu chí đánh giá; nội dung đánh giá; phƣơng pháp, phƣơng tiện đánh giá; hình thức đánh giá); năng lực tổ chức quá trình đánh giá để đo đạc, ghi nhận sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua tổ chức các hoạt động. Phân tích các nguyên nhân và yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ; phân tích thông tin đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá cho mục tiêu phát triển trẻ để đƣa ra những nhận định về sự phát triển đáp ứng hay không đáp ứng từ đó đề xuất biện pháp để khắc phục tồn tại và điều chỉnh các hoạt động phát triển ngôn ngữ hằng ngày, theo dự án, cuối độ tuổi hoặc để trao đổi với cha mẹ trẻ nhằm phối hợp giáo dục tốt hơn giữa nhà trƣờng và gia đình trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sƣ phạm trong tổ chức HĐPTNN cho trẻ.

+ Năng lực thiết kế và sử dụng hiệu quả môi trƣờng trong và ngoài lớp học Ngoài ra có thể bồi dƣỡng các năng lực bổ trợ nhƣ phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ; năng lực phát triển nghề nghiệp ( xây dựng kế hoạch tự học tập bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có phƣơng pháp, kỹ năng tự học tập...

c. Bồi dƣỡng một số phẩm chất: * Đối với CBQL:

Cần bồi dƣỡng đội ngũ quản lý có đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc cụ thể: Là tấm gƣơng mẫu mực luôn giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự và

có ảnh hƣởng tích cực, hỗ trợ giáo viên về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trƣờng. Có tƣ tƣởng đổi mới trong quản trị nhà trƣờng và có ý thức phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân ( đạt chuẩn trình độ đào tạo, chủ động tự học, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân và hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.

* Đối với giáo viên:

- Yêu nghề, mến trẻ. Có ý thức tự học, tự rèn luyện và là tấm gƣơng mẫu mực chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

- Có tác phong và phƣơng pháp làm việc phù hợp với công việc, có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha mẹ trẻ. Là tấm gƣơng mẫu mực và có ảnh hƣởng tốt, hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Để bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và năng lực quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo hiệu trƣởng cần thực hiện các bƣớc cụ thể sau:

- Bƣớc 1:Hiệu trƣởng nhà trƣờng tổ chức đánh giá trình độ năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên tiến hành rà soát, xác định nội dung năng lực trọng tâm cần bồi dƣỡng gắn với nhu cầu, gắn với thực tiễn, gắn với mục tiêu của nhà trƣờng.

Để hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao hiệu trƣởng cần hiểu rõ trình độ và năng lực chuyên môn của từng CBQL, GV để tìm ra nguyên nhân, lý do vì sao hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo chƣa đạt yêu cầu đề ra từ đó tìm ra biện pháp để khắc phục vấn đề. Hiệu trƣởng tiến hành điều tra, khảo sát các năng lực cần bồi dƣỡng thông qua phiếu điều tra, thông qua

quan sát, thông qua kiểm tra, dự giờ... từ kết quả điều tra, khảo sát hiệu trƣởng sẽ đƣa ra đánh giá và xác định các năng lực cụ thể cần bồi dƣỡng

- Bƣớc 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng trong đó bao gồm lập kế hoạch về mục tiêu, về nội dung, phƣơng pháp, hình thức, kinh phí tổ chức bồi dƣỡng... Việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ CBQL, GV cần cụ thể, chi tiết và có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trong đó cần xác định:

+ Mục tiêu cụ thể của bồi dƣỡng là giúp giáo viên có năng lực xây dựng chƣơng trình giáo dục, năng lực lập kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, năng lực xây dựng môi trƣờng giáo dục thân thiện cho trẻ, năng lực tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ... đặc biệt đối với giáo viên mầm non cần phải có năng lực sƣ phạm chuyên biệt nhƣ: kể chuyện hấp dẫn, đọc thơ diễn cảm, hát hay, múa dẻo, đàn giỏi, vẽ đẹp, làm đồ chơi tài tình... Những năng lực chuyên biệt này sẽ giúp giáo viên tổ chức những hoạt động phát triển ngôn ngữ mang tính hấp dẫn, mới lạ, sinh động, gây hứng thú đối với trẻ, đây là những mặt mạnh về khả năng, năng lực cần bồi dƣỡng, rèn luyện của ngƣời giáo viên mầm non.

+ Nội dung của bồi dƣỡng gồm: Bồi dƣỡng về chính trị tƣ tƣởng để giáo viên hiểu đƣợc quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối giáo dục của Đảng, nhà nƣớc, của ngành, của trƣờng và địa phƣơng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ; bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn nhằm hoàn thiện và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhiệm vụ đƣợc giao; bồi dƣỡng về nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lƣợng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Phƣơng pháp và hình thức của bồi dƣỡng đa dạng thông qua hội thảo, tập huấn dƣới sự hƣớng dẫn của chuyên gia; phối hợp với khoa GDMN của trƣờng đại học sƣ phạm, chuyên viên sở GD&ĐT... mời làm báo cáo viên tập huấn, hƣớng dẫn; tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các trƣờng mầm non theo cụm trƣờng; tham quan học tập kinh nghiệm tại các trƣờng điểm trong và ngoài tỉnh, tổ chức các chuyên đề, xây dựng mô hình điểm...

+ Hiệu trƣởng cũng cần quan tâm tạo điều kiện về thời gian; kinh phí dành cho chuyên gia, kinh phí để động viên giáo viên tham gia tập huấn; điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị tập huấn nhằm phát huy phong trào nâng cao ý thức tự học, tự bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình

- Bƣớc 3: Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng thông qua hội thảo chuyên đề, phát tài liệu để tự nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các đơn vị, thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, rút kinh nghiệm...

Thông qua hội thảo mời chuyên gia về tập huấn các nội dung về phƣơng pháp tổ chức hoạt động và phƣơng pháp xây dựng và sử dụng môi trƣờng hoạt động phát triển ngôn ngữ ... có thể phối hợp với khoa GDMN của trƣờng đại học sƣ phạm, chuyên viên sở GD&ĐT... để mời làm báo cáo viên về tập huấn, hƣớng dẫn giúp giáo viên hiểu rõ hơn về nội dung, phƣơng pháp hình thức tổ chức, cách soạn giáo án để tổ chức các hoạt động PTNN cho trẻ.

Hiệu trƣởng làm tốt chức năng tƣ vấn, tham vấn cho lãnh đạo Phòng giáo dục về bồi dƣỡng năng lực cần thiết cho đội ngũ giáo viên nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở các trƣờng mầm, phối hợp với hiệu trƣởng các trƣờng mầm non trong thành phố tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm giữa các trƣờng mầm non theo cụm trƣờng về năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho đội ngũ giáo viên; tham quan học tập kinh nghiệm tại các trƣờng điểm trong và ngoài tỉnh. Xây dựng nhà trƣờng thành “trung tâm học tập cộng đồng” để triển khai nghiêm túc, đồng bộ về các văn bản quy định hiện hành; các hoạt động hỗ trợ giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thao giảng hoạt động phát triển ngôn ngữ... cho tất cả giáo viên nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức cao nhất các năng lực cần thiết để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Công tác bồi dƣỡng giáo viên cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên dƣới nhiều hình thức khác nhau với các nội dung bồi dƣỡng hài hòa giữa việc cập nhật kiến thức mới, hiện đại và rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động cho giáo viên. Đồng thời, nhà trƣờng và tổ trƣởng chuyên môn phải

xây dựng đƣợc kế hoạch bồi dƣỡng cho giáo viên phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cơ bản để bƣớc vào lớp 1.

- Bƣớc 4: Tuyên truyền, đăng lên website của Sở GD&ĐT, các trƣờng mầm non những văn bản tài liệu liên quan đến tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho nhà quản lý, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng để mọi ngƣời có thể nghiên cứu, hiểu và nâng cao ý thức tự bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Sở GDĐT, Phòng GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo một cách đồng bộ tới các nhà trƣờng để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Đối tƣợng tham gia là giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)