Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng

* Hạn chế: Một số CBQL,GV chƣa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non. Do vậy, nhà quản lý cần bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý, năng lực giảng dạy của CBQL, GV.

CBQL,GV tuy có quan tâm đến hoạt động phát triển ngôn ngữ nhƣng còn coi nhẹ mục tiêu của hoạt động do vậy việc thực hiện các mục tiêu chƣa thƣờng xuyên, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Việc thực hiện các nội dung nghe, nói, làm quen với việc đọc và viết chƣa đồng đều, nhiều hoạt động đƣợc tổ chức mang tính hình thức, chƣa quan tâm nhiều đến khả năng khác nhau của từng trẻ, hình thức chƣa linh hoạt, sáng tạo do vậy hiệu quả hoạt động chƣa cao, đòi hỏi đội ngũ CBQL,GV cần đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy học

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong chƣa đạt hiệu quả cao Điều kiện cơ sở vật chất của một số lớp, của nhà trƣờng còn hạn chế.

Việc quản lý các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cần chƣa đƣợc quan tâm thực hiện và quản lý chặt chẽ.

Công tác kiểm tra đánh giá việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chƣa thƣờng xuyên và chƣa đƣợc coi trọng do vậy hiệu quả chƣa cao.

* Nguyên nhân:

Nguyên nhân cơ bản trƣớc tiên phải kể đến con ngƣời, đội ngũ CBQL chƣa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về trách nhiệm quản lý của mình, chƣa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, còn hạn chế trong công tác tiếp nhận, nghiên cứu và thực hiện văn bản chỉ đạo của các cấp do vậy việc chỉ đạo, triển khai của một số bộ phận CBQL cấp phòng GD&ĐT, trƣờng mầm non chƣa phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ, giáo viên cấp dƣới.

Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL,GV mầm non không đồng đều, chƣa cao do vậy, việc tổ chức HĐPTNN và QLHĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non chƣa đạt hiệu quả cao.

Kinh phí trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học còn hạn hẹp. Bên cạnh đó công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trƣờng chƣa cao, chƣa huy động đƣợc các nguồn lực từ xã hội và phu huynh do vậy môi trƣờng giáo dục cho trẻ chƣa có sự nổi bật.

Kết luận chƣơng 2

Trong nội dung của chƣơng này đã đƣợc thể hiện phong phú, đa dạng với 10 bảng hỏi đƣợc cung cấp. Những đánh giá về ƣu nhƣợc điểm, hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của thực trạng đã chỉ ra đƣợc thực tế của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL,GV ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Các nhà trƣờng đã tổ chức một số hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thu hút đƣợc sự tham gia của các lực lƣợng bên trong và bên ngoài nhà trƣờng, bƣớc đầu có tác dụng tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chƣơng 2 sẽ là cơ sở để tôi đề xuất một số biện pháp ở Chƣơng 3.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất iện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục mầm non

Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và ngôn ngữ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con ngƣời đồng thời chuẩn bị cho trẻ bƣớc vào lớp 1 (Điều 22- Luật giáo dục, 2005).

Đảm bảo mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ là giúp trẻ có khả năng nghe, hiểu lời nói, biểu đạt và diễn đạt bằng lời nói một cách rõ ràng, mạch lạc và có một số kỹ năng ban đầu về đọc, viết chuẩn bị hành trang cho trẻ bƣớc vào lớp 1.

Quán triệt nguyên tắc này là việc xây dựng, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói riêng tránh những tác động chệch hƣớng trong thực hiện những biện pháp quản lý.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Xây dựng và thực hiện các biện pháp xuất phát từ đặc điểm phát triển trẻ, từ thực tế các nhà trƣờng làm cơ sở khoa học để xây dựng phát triển chƣơng trình giáo dục, quản lý chƣơng trình giáo dục nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển trẻ nói chung, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Kế thừa các biện pháp đã đƣợc giáo viên và các nhà quản lý sử dụng, để xây dựng, hoàn thiện những biện pháp mang tính khoa học sử dụng trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại các trƣờng mầm non.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý đƣa ra phải xuất phát từ thực tiễn của nhà trƣờng nhƣ chƣơng trình giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, các điều kiện về cơ sở vật chất, trẻ,... trong bối cảnh thực tế của địa phƣơng. Trên cơ sở phân tích những ƣu điểm, nhƣợc điểm của công tác tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ trong các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên để đƣa ra những biện pháp quản lý nhằm phát huy những ƣu điểm, khắc phục những nhƣợc điểm để đem lại hiệu quả tối ƣu nhất.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chỉ đạo của nhà quản lý, vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực chủ động của trẻ vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực chủ động của trẻ

Giáo dục và tự giáo dục là hai mặt cơ bản của quá trình giáo dục, rèn luyện trong các nhà trƣờng, chúng luôn có sự thống nhất, biện chứng với nhau, trong đó ngƣời giáo viên có vai trò hƣớng dẫn, tổ chức, điều khiển, chỉ đạo hoạt động tự giáo dục, còn trẻ là ngƣời chịu sự hƣớng dẫn, chịu sự điều khiển của giáo viên nhƣng đồng thời cũng là chủ thể của hoạt động tự giáo dục. Trẻ là nhân tố quyết định kết quả của quá trình giáo dục, do vậy, hoạt động phát triển ngôn ngữ chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi ngƣời giáo viên phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động của trẻ. Trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, nhà quản lý, giáo viên cần nghiên cứu các biện pháp tổ chức nhằm phát huy đƣợc tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của trẻ để hình thành và phát triển ở trẻ những kĩ năng tự giáo dục, tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách có hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp đƣợc đƣa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục, dựa trên sự phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ đã đƣợc sử dụng nhằm chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh để từ đó xây dựng, phát triển, hoàn tiện chúng trong điều kiện hiện nay.

Các biện pháp đƣợc đề xuất phải đảm bảo tác động để nâng cao nhận thức đến tổ chức các tác động phát triển năng lực tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ

của giáo viên; đổi mới các phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ đến công tác đánh giá, đảm bảo các điều kiện môi trƣờng để thúc đẩy, nâng cao chất lƣợng tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ, chất lƣợng giáo dục trẻ mẫu giáo.

3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá đƣợc hiệu quả của một biện pháp quản lý đƣợc đƣa ra, để đảm bảo tính khả thi đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng của chủ thể quản lí, giúp cho việc áp dụng các biện pháp vào thực tiễn một cách thuận lợi, có hiệu quả thiết thực. Các biện pháp đề xuất cần phát huy đƣợc các ƣu điểm sẵn có, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

Tính khả thi yêu cầu các biện pháp quản lí phải đƣợc xây dựng theo quy trình khoa học, đảm bảo chính xác, phù hợp đối tƣợng, điều kiện; chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lí giáo dục; đảm bảo tốt cho việc xây dựng môi trƣờng vật chất và môi trƣờng tâm lý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ; có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp đƣa ra phải dựa trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và có khả năng vận dụng trong quá trình quản lý. Các biện pháp quản lý phải đi đến đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non, trẻ đạt đƣợc các mục tiêu về ngôn ngữ cuối độ tuổi và giúp trẻ phát triển toàn diện.

Để đảm bảo tính khả thi của biện pháp cần tránh đƣa ra các biện pháp xa rời thực tiễn; tránh áp đặt các ý kiến chủ quan; phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trƣờng đề tiến hành, đề xuất biện pháp cho phù hợp và đạt đƣợc mục đích đề ra.

Trong quá trình thực hiện, hiệu trƣởng cần cân nhắc và tham mƣu với lãnh đạo ngành, địa phƣơng, các đoàn thể trong nhà trƣờng để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong trƣờng mầm non cũng nhƣ trong ngành giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên để đảm bảo các biện pháp đƣợc thực hiện có hiệu quả và thành công.

3.2. Một số iện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

3.2.1.1. Mục tiêu

Chất lƣợng đội ngũ CBQL, GV có vai trò quyết định chất lƣợng quản lý tổ chức HĐPTNN cho trẻ, trong đó yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả tổ chức HĐPTNN chính là yếu tố năng lực của giáo viên. Do đó, biện pháp này nhằm tăng cƣờng năng lực tổ chức HĐPTNN cho đội ngũ giáo viên để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

Giúp CBQL,GV nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo, đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận, thực tiễn tổ chức, quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tổ chức bồi dƣỡng các năng lực cần thiết cho đội ngũ CBQL,GV:

a. Bồi dƣỡng nhận thức về tổ chức HĐPTNN và quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo:

* Bồi dƣỡng nhận thức về tổ chức HĐPTNN:

- Giúp đội ngũ CBQL,GV hiểu đƣợc ý nghĩa của việc tổ chức HĐPTNN cho trẻ là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục trẻ phát triển toàn diện; nó có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ và là con đƣờng hiệu quả để phát triển kỹ năng cho trẻ.

- Hiệu trƣởng chỉ đạo đội ngũ cán bộ quả lý và giáo viên thƣờng xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức HĐPTNN.

- Bồi dƣỡng năng lực tổ chức HĐPTNN là giúp giáo viên biết cách tạo cơ hội phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học làm quen với chữ cái trong hoạt động học có chủ đích và ở mọi lúc, mọi nơi.

* Bồi dƣỡng nhận thức cho CBQL, GV về quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về lý luận HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non bao gồm: Nhận thức về mục tiêu của HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; nguyên tắc tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; nội dung, phƣơng pháp tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; các hình thức tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về lý luận quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo bao gồm: Vai trò của hiệu trƣởng,phó hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn trong quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo; nội dung, phƣơng pháp quản lý HĐPTNN và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non.

b. Bồi dƣỡng cho CBQL, GV năng lực tổ chức HĐPTNN và quản lý HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo

+ Năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức HĐPTNN cho trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non theo hƣớng tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm gồm: Xác định mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức, phƣơng tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ...

+ Năng lực tổ chức HĐPTNN trong đó tập trung bồi dƣỡng năng lực tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học; năng lực tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái; năng lực tổ chức các ngày hội, ngày lễ, hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm giao tiếp của trẻ; năng lực hiện thực hóa kế hoạch

phát triển ngôn ngữ thành trải nghiệm thực tế của trẻ gắn với môi trƣờng giáo dục của trƣờng, lớp để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ. Trong đó giáo viên biết vận dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, biết sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT vào quá trình tổ chức HĐPTNN cho trẻ.

+ Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả HĐPTNN của trẻ gồm: xây dựng bộ công cụ để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (xác lập mục tiêu, tiêu chí đánh giá; nội dung đánh giá; phƣơng pháp, phƣơng tiện đánh giá; hình thức đánh giá); năng lực tổ chức quá trình đánh giá để đo đạc, ghi nhận sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua tổ chức các hoạt động. Phân tích các nguyên nhân và yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ; phân tích thông tin đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá cho mục tiêu phát triển trẻ để đƣa ra những nhận định về sự phát triển đáp ứng hay không đáp ứng từ đó đề xuất biện pháp để khắc phục tồn tại và điều chỉnh các hoạt động phát triển ngôn ngữ hằng ngày, theo dự án, cuối độ tuổi hoặc để trao đổi với cha mẹ trẻ nhằm phối hợp giáo dục tốt hơn giữa nhà trƣờng và gia đình trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sƣ phạm trong tổ chức HĐPTNN cho trẻ.

+ Năng lực thiết kế và sử dụng hiệu quả môi trƣờng trong và ngoài lớp học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)