5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.5 Xây dựng công cụ đo lường RRTD
1.4.5.1 Xếp hạng tín dụng
XHTD là ý kiến đánh giá về RRTD và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng.
Hệ thống XHTD nội bộ theo quy định tại Thông tư 02 là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Hệ thống XHTD nội bộ phải được xây dựng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau, kể cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và những người có liên quan.
XHTD có ý nghĩa quan trọng hai chiều đối với ngân hàng và cả khách hàng. Đối với ngân hàng, XHTD khách hàng sẽ giúp các ngân hàng phòng ngừa, hạn chế RRTD cũng như để hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tín dụng như vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua xe phù hợp cho các khách hàng đi vay. Thông qua XHTD của khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng, để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả.
Basel II quy định, XHTD nội bộ và các kết quả ước lượng xác suất vỡ nợ, mức độ tổn thất là những yếu tố quan trọng trong quá trình phê duyệt tín dụng, quản lý RRTD, phân bổ nguồn vốn cho vay và quản trị ngân hàng. Cụ thể hơn, kết quả XHTD và các ước lượng về xác suất vỡ nợ và mức độ tổn thất được ứng dụng vào:
− Hỗ trợ phê duyệt tín dụng
− Thực hiện quản trị RRTD
− Hỗ trợ xác định giá khoản tín dụng
− Hỗ trợ quản lý và quản trị khách hàng
− Làm căn cứ để lập dự phòng tín dụng
Do đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện Hệ thống XHTD được xem như là giải pháp hữu hữu nhằm hạn chế RRTD tại các NHTM.
1.4.5.2 Tổn thất dự kiến (EL) theo Basel:
Công thức đánh giá RRTD như sau: EL= PD * LGD * EAD Trong đó:
EL (Expected loss) tổn thất dự kiến
PD (Probability of default) là xác suất vỡ nợ của khách hàng: PD là số liệu lịch sử được thống kê dựa trên tỷ lệ số lượng khoản vay bị vỡ nợ so với tất cả các khoản vay ứng với từng hạng tín dụng, độ dài của chuỗi dữ liệu tối thiểu phải 5 năm cho cùng một nguồn tham khảo, gồm:
− Nhóm dữ liệu tài chính: các hệ số tài chính và các đánh giá của tổ chức xếp hạng, …
− Nhóm dữ liệu phi tài chính: năng lực quản lý, khả năng tăng trưởng, …
− Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo: hạn mức thấu chi, số dư tiền gửi, … LGD (Loss given default) là tỷ trọng tổn thất ước tính trong trường hợp khách hàng không trả được nợ: Phần dư nợ mà NH mất đi khi không thực hiện nghĩa vụ tín dụng, LGD chủ yếu thuộc vào hạng Tài sản bảo đảm. Hạng của TSBĐ được xác định căn cứ vào loại tài sản, tính thanh khoản, chi phí xử lý, khả năng thu hồi khi buộc phải thanh lý. Nếu TSBĐ có hạng cao thì LGD thấp và ngược lại. Công thức tính LCD như sau: LGD = (EAD- số tiền có thể thu hồi)/EAD
Trong đó:
− Số tiền có thể thu hồi phụ thuộc vào tài sản bảo đảm +cơ cấu tài sản của khách hàng + yếu tố vĩ mô.
− EAD (Exposure at default) là dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ
Việc tính toán các chỉ tiêu này đã được Basel hướng dẫn cụ thể (tham khảo hiệp ước Basel). Sau khi xác định được các yếu tố PD, LCD, EAD thì sẽ xác định được EL của từng khoản vay, tổng các EL của từng khoản vay trong danh mục xác định được
EL của cả danh mục cho vay. Từ đó, NH sẽ xác định được mức độ RRTD hiện tại để điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp.
1.4.5.3 Các mô hình đo lường khác như:
− Mô hình định tính về RRTD 6C: sử dụng các phương pháp phân tích để phân tích các nội dung sau: Uy tín, đạo đức (Character); Năng lực (Capacity); Vốn, dòng tiền (Capital, Cash flow); Tài sản đảm bảo (Collateral); Điều kiện khác (Conditions), Kiểm soát (Control).
− Mô hình VaR (Value at Risk): VaR dùng để đo lường tổn thất tối đa của tài sản ví dụ như danh mục cho vay trong một khoản thời gian cho trước với một mức tin cậy nhất định (thường là 95% hoặc 99%). Tuy nhiên một hạn chế khá lớn của mô hình này là giả thiết các điều kiện thị trường phải ổn định trong thời gian xác định VaR. VaR có thể đánh giá chính xác tổn thất lớn nhất của một khoản tín dụng khi rủi ro xảy ra, đồng thời rủi ro của cả danh mục, cũng như lợi nhuận thu được với mức rủi ro đó.