5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
2.4.1.1 Môi trường pháp lý
Trong giai đoạn hiện nay, pháp lý về xử lý nợ xấu là cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến RRTD tại Eximbank gia tăng bởi trong quá trình xử lý nợ xấu, ngân hàng gặp rất nhiều đối mặt với rất nhiều thách thức pháp lý làm cho quá trình xử lý nợ kéo dài, TSBĐ bị giảm giá trị. Một số bất cập pháp lý mà Eximbank gặp phải khi xử lý tài sản bảo đảm như sau:
− Khách hàng không hợp tác khi bàn giao tài sản và thực hiện thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành để xử lý TSBĐ (tổng dư nợ của các khách hàng
này đến 2018 khoản 65 tỷ đồng). Đối với TSĐB là bất động sản như nhà, đất, tài sản trên đất..., do các tài sản này đòi hỏi phải đăng ký và liên quan đến nhiều quy định pháp luật, nhiều trường hợp khách hàng không chịu ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà cho ngân hàng nên ngân hàng rất khó thực hiện quyền để thu hồi nợ. Một số trường hợp ngân hàng đã kiện ra tòa án nhân dân nhưng các phán quyết của tòa án ở các cấp nhiều lúc rất khác nhau nên rất khó cho Eximbank thực hiện quyền đòi tài sản. Có nhiều trường hợp tài sản được bên vay vốn thế chấp, tuy nhiên bên vay vẫn còn nghĩa vụ nợ đối với cá nhân đang sinh sống tại tài sản thế chấp, đến hạn xử lý tài sản thì mới phát hiện ra…, dẫn đến việc tranh chấp, khiến cho ngân hàng không xử lý được TSBĐ.Vì vậy, rất cần một quy định của pháp luật trong trường hợp này để giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ, giảm rủi ro cho ngân hàng.
− Khi xử lý TSBĐ là bất động sản theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản hoặc bên bảo đảm bán tài sản thông qua bán đấu giá hay không thông qua bán đấu giá thì khi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán hay chuyển nhượng, một số phòng công chứng yêu cầu phải có thông báo giải chấp của bên nhận bảo đảm, một số phòng công chứng lại yêu cầu phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Qua đó cho thấy, việc áp dụng quy định pháp luật điều chỉnh và sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan như phòng công chứng, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, ủy ban nhân dân các cấp trong việc giải quyết thiếu đồng bộ, còn “đùn đẩy” trách nhiệm, dẫn tới Eximbank không biết phải xử lý TSBĐ như thế nào, nhiều trường hợp phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan cấp trên phản hồi, điều này làm cho thời gian xử lý kéo dài, thậm chí làm cho giá trị TSBĐ bị giảm sút, gây hệ lụy xấu cho việc xử lý TSBĐ ( theo thống kê sơ bộ tại Phòng Pháp chế tuân thủ thuộc Hội sở Eximbank, trong năm 2018, số văn bản mà Eximbank gửi cho cơ quan nhà nước có liên quan về vướng mắc pháp lý lên tới 54 văn bản).
2.4.1.2 Môi trường kinh tế
Sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng gián tiếp đến RRTD của ngân hàng, các khoản vay tại Eximbank bị mất khả năng trả nợ vì hoạt động kinh doanh gặp khó khăn,
công ty bị phá sản, mất thu nhập trả nợ và lý do dẫn tới hậu quả đó một phần là vì tác động của nền kinh tế thị trường. Từ năm 2014 - 2018 thị trường chứng khoán biến động khó lường, thị trường bất động sản diễn biến phức tạp, nguy cơ chiến tranh thương mại, bất ổn chính trị của các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao nhất thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của khách hàng, các khách hàng vay gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa dẫn tới nguồn trả nợ bị ảnh hưởng.