5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc NHNN Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ sở chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu Bảng 2.1 Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu/Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản (tỷ đồng) 160.145 124.850 128.802 149.370 152.652 Tổng vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 13.120 13.145 13.448 14.251 14.883 Vốn điều lệ (tỷ đồng) 12.355 12.355 12.355 12.355 12.355 Car (%) 13,16 16,52 17,12 15,98 15,05
Nhìn chung, tổng tài sản năm 2018 của Eximbank giảm so với năm 2014, tuy nhiên mức giảm sút không đáng kể (chỉ 5%). Về hệ số an toàn vốn, qua các năm Eximbank vẫn tuân thủ quy định và cao hơn mức quy định của NHNN là 9%.
2.1.3.2 Tình hình huy động và dư nợ
Bảng 2.2 Tình hình huy động và dư nợ
Chỉ tiêu/Năm ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018
Huy động TCKT và dân cư tỷ đồng 101.380 98.431 102.351 117.540 118.694 Dư nợ TCKT và dân cư tỷ đồng 87.147 84.760 86.891 101.324 104.043 Nợ quá hạn nhóm 2-5 tỷ đồng 2.680 2.069 2.972 2.746 2.548 Nợ xấu tỷ đồng 2.144 1.575 2.560 2.298 1.921
Tỷ lệ dư nợ trên huy động % 86 86 85 86 88
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng nợ % 3,08 2,44 3,42 2,71 2,54
Tỷ lệ nợ xấu/tổng nợ % 2,46 1,86 2,95 2,27 1,85
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank)
Qua Bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động nhìn chung tăng theo các năm từ 2014 đến 2018, đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại: tốc độ tăng trưởng từ năm 2016 đến 2017 tăng 15%, từ 2017 đến 2018 tốc độ tăng trưởng chỉ là 1%. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động từ TCKT và dân cư qua các năm đạt trên 85% phù hợp với quy định của NHNN, cho thấy nguồn vốn huy động vẫn đáp ứng được nhu cầu tín dụng tại ngân hàng.
Hoạt động cho vay của Eximbank có tăng trưởng thấp, một phần do chính sách siết chặt cho vay và tập trung vào công tác xử lý nợ xấu còn tồn đọng. Năm 2018 so với năm 2014 tăng 16.896 tỷ đồng, tương đương tăng 19%. Năm 2015, EIB có tăng trưởng tín dụng âm 2,7%, đây cũng là giai đoạn mà EIB phải đối mặt với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng và lợi nhuận giảm liên tiếp. Hoạt động tín dụng chỉ thực sự khởi sắc từ năm 2017 trở đi, khi chứng kiến mức tăng từ 86.891 tỷ đồng lên 101.324 tỷ đồng, tăng 14.433 tỷ đồng so với năm 2016 (tương đương tăng 16%). Tuy nhiên đến năm 2018, mức tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chậm lại, chỉ tăng khoản 2.718 tỷ đồng tương đương 2,7% so với năm 2017. Về tỷ lệ nợ xấu, năm 2015 từ 1,86% tăng lên 2,95% trong năm 2016, nợ xấu chủ yếu tăng vọt ở nợ nhóm 3. Tuy nhiên từ năm 2016 trở đi, chất lượng nợ xấu đã cải thiện đáng kể, tỷ lệ nợ xấu giảm dần.
Bảng 2.3 Tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 445.692 598.434 723.697 866.855 988.738 HDB 41.992 56.558 82.224 104.497 123.131 ACB 116.324 163.401 135.348 198.513 230.527 EIB 87.147 84.760 86.891 101.324 104.043 (Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng)
Bảng 2.3 so sánh tình hình dư nợ cho vay tại các ngân hàng BIDV, HDB, ACB với EIB, qua đó có thể thấy được thị phần cho vay của EIB đã giảm rất nhanh từ năm 2015 đến năm 2018, thay vào đó HDB và BIDV đều có sự tăng trưởng tín dụng vượt bật. Từ năm 2015 đến 2016, HDB tăng trưởng 45%, BIDV tăng trưởng 21% trong khi EIB tăng trưởng 2,5%. Từ năm 2015 đến 2018, HDB tăng trưởng 117%, BIDV là 65%, ACB là 41% trong khi EIB chỉ là 23%.
2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Thu nhập lãi thuần 2.828 3.398 3.082 2.668 3.207 Thu nhập ngoài lãi thuần 3.716 317 585 729 1.018 Thu nhập thuần từ hoạt động khác 24 85 68 431 226 Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 3.228 3.800 3.735 3.828 4.451 Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước
DPRR
1.179 1.495 1.480 1.622 1.551 Tổng chi phí hoạt động -2.049 -2.305 -2.255 -2.206 - 2.901
Chi phí DPRR - 825 -1.434 -1.089 -604 - 724
Lợi nhuận trước thuế 354 61 391 1.018 827
Lợi nhuận sau thuế 341 40 309 823 661
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank)
Nếu năm 2012, các chỉ số của Eximbank đạt được vô cùng ấn tượng như: Tổng tài sản ngân hàng đạt 170.156 tỷ đồng; lãi thuần đạt 4.902 tỷ đồng; lãi ròng sau thuế đạt gần 2.139 tỷ đồng thì từ năm 2014 trở đi hiệu quả hoạt động của Eximbank bắt đầu giảm mạnh. Bảng 2.4 cho thấy lợi nhuận của Eximbank chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, do đó nếu hoạt động tín dụng của Eximbank không tốt sẽ tác động mạnh đến lợi nhuận của ngân hàng. Năm 2014, thu nhập lãi thuần đạt 2.828 tỷ đồng nhưng các
khoản trích lập dự phòng cùng chi phí hoạt động quá cao đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Eximbank chỉ còn 341 tỷ đồng. Năm 2015 đánh dấu một năm hoạt động không mấy khả quan của Eximbank, lãi thuần ngân hàng đạt 3.398 tỷ, tăng so với năm 2014 nhưng trích lập dự phòng RRTD và chi phí hoạt động lại kéo lãi ròng sau thuế xuống chỉ còn 40 tỷ đồng. Thậm chí, chỉ trong quý 4/2015, Eximbank báo lỗ 463 tỷ đồng. 2015 cũng là năm đánh dấu sự chia rẽ của nội bộ Eximbank, cuộc tranh giành quyền lực tại ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt giữa 2 nhóm cổ đông, bên cạnh đó cũng xuất hiện một loạt những bê bối, cũng như thông tin xấu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2016, kết quả có phần khả quan hơn khi cả năm Eximbank đạt 391 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp hơn 6 lần năm trước, một phần nguyên nhân là do chi phí dự phòng rủi ro đã giảm 345 tỷ đồng so với năm 2015, đạt 1.089 tỷ đồng. Tiếp đến năm 2017, Eximbank đạt được lợi nhuận là 1.018 tỷ đồng trước thuế nhưng con số thực lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chỉ có 660 tỷ đồng do phải trừ đi 121 tỷ đồng đóng góp từ thoái vốn khỏi Sacombank và thu hồi được 230 tỷ đồng từ khoản vay không có đảm bảo, chi phí dự phòng rủi ro đã giảm đáng kể chỉ còn 604 tỷ đồng. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế giảm 18,7% xuống còn 827 tỷ đồng, chỉ đạt 52% kế hoạch đề ra. Ngoại trừ khoản lợi nhuận không thường xuyên từ việc thoái vốn khỏi Sacombank, các nguồn thu nhập lãi ngoài khác không được khả quan. Tổng thu nhập lãi ngoài chỉ tăng 7,26% lên 1.244 tỷ đồng, trong đó khoản thu từ việc thoái vốn khỏi Sacombank đạt 519 tỷ đồng. Thu nhập khác (chủ yếu từ thu hồi nợ xấu) cũng giảm 48% còn 225 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng mạnh 31,5% lên 2.900 tỷ đồng và Eximbank đã phải trích lập 390 tỷ đồng dự phòng khoản phải thu khó đòi liên quan đến 2 vụ việc tiền gửi (vụ việc các cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng Chu Thị Bình với số tiền 245 tỷ đồng cũng khiến ngân hàng ảnh hưởng trong năm 2018), đưa vào chi phí hoạt động. Eximbank cũng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để đẩy nhanh thu hồi và xử lý nợ xấu và đã quyết định dùng phần lớn chênh lệch thu chi trước thuế để trích lập thêm dự phòng, tổng cộng 904 tỷ đồng.
Bảng 2.5 Lợi nhuận sau thuế tại các ngân hàng ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 4.985 6.376 6.228 6.945 7.357 HDB 476 630 914 1.954 3.201 ACB 951 1.028 1.325 2.118 5.173 EIB 341 40 309 823 661 (Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng)
So sánh lợi nhuận đạt được của Eximbank được thể hiện qua Bảng 2.5 cho thấy kết quả đáng buồn của Eximbank so với các ngân hàng khác như HDB, một ngân hàng có quy mô dư nợ tương đương tuy nhiên lợi nhuận lại cao hơn EIB rất nhiều. Năm 2015, EIB chỉ đạt được 40 tỷ đồng, thấp hơn so với HDB là 630 tỷ đồng, trong khi năm 2015 dư nợ tín dụng của EIB là 84.760 tỷ đồng lớn hơn rất nhiều so với HDB là 56.558 tỷ đồng.
2.2 Thực trạng RRTD của Eximbank 2.2.1 RRTD qua chỉ tiêu nhóm nợ 2.2.1 RRTD qua chỉ tiêu nhóm nợ
2.2.1.1 RRTD qua chỉ tiêu nợ nhóm 2, nợ quá hạn
Bảng 2.6 Nợ nhóm 2, nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Nhóm 2 536 494 412 448 627 Nợ quá hạn 2.680 2.069 2.972 2.746 2.548 Tổng dư nợ 87.147 84.760 86.891 101.324 104.043 Tỷ lệ nợ nhóm 2 0,6% 0,6% 0,5% 0,4% 0,6% Tỷ lệ nợ quá hạn 3,1% 2,4% 3,4% 2,7% 2,4%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank)
Bảng 2.6 cho thấy nợ nhóm 2 của Eximbank có dấu hiệu giảm đi trong giai đoạn năm 2014-2017, nhưng từ năm 2017 trở đi, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng trở lại, đến năm 2018 nợ nhóm 2 tăng lên 215 tỷ đồng so với năm 2017, tương đương tăng 52% dẫn đến tỷ lệ nợ nhóm tăng lên mức 0,6%. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng nhóm nợ một phần là do việc chuyển nhóm nợ theo CIC, theo đó khách hàng tại Eximbank phải chuyển theo nhóm nợ cao nhất tại các TCTD khác.
Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ nhóm 2 tại các ngân hàng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 4,3% 2,9% 3,7% 3,5% 2,3% HDB 2,2% 2,1% 1,6% 1,7% 1,3% ACB 2,6% 1,4% 1,5% 0,2% 0,2% EIB 0,6% 0,6% 0,5% 0,4% 0,6% (Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng)
Bảng 2.7 cho thấy, EIB là ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ thấp nhất trong giai đoại 2015-2016, BIDV là ngân hàng có tỷ lệ nhóm 2 cao nhất. Giai đoạn 2017-2018, tỷ lệ này tại ACB là thấp nhất và EIB xếp vị trí thứ 2, kết quả so sánh cho thấy, chất lượng nợ nhóm 2 tại EIB cũng tương đối tốt.
Về chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của Eximbank tại năm 2014 là 3,1%, đến năm 2016 tỷ lệ này lên đến 3,4% nguyên nhân chính cũng là do khoản nợ cầm cố để mua cổ phiếu của ngân hàng khác của 7 khách hàng dư nợ 746 tỷ đồng bị chuyển từ nhóm 1 sang nhóm 3 do mất khả năng trả nợ. Khoản nợ này đã được NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ để tìm phương án xử lý từ năm 2016. Đến năm 2018, do tích cực xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn của EIB giảm xuống chỉ còn 2,4%.
Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 6,4% 4,6% 5,7% 5,1% 4,2% HDB 4,4% 3,7% 3,0% 2,8% 2,8% ACB 4,7% 2,5% 2,5% 0,9% 0,9% EIB 3,1% 2,4% 3,4% 2,7% 2,4% (Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng)
Thông qua việc so sánh tỷ lệ nợ quá hạn tại Eximbank với BIDV, HDB, ACB tại Bảng 2.9, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng đều rất cao trong năm 2014, 2015, trong đó EIB có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 3,1% và 2,4%. BIDV có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất vào năm 2016 với tỷ lệ là 5,7% và EIB là 3,4% xếp vị trí thứ hai. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn của 4 ngân hàng đều giảm qua các năm nhưng ACB giảm nhiều nhất. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn của ACB là 0,9%, EIB giảm xuống còn 2,4%, tiếp theo là HDB với tỷ lệ 2,8%, BIDV xếp chót với mức 4,2%.
Bảng 2.10 Nợ xấu trên tổng dư nợ Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Nhóm 3 246 182 1.070 884 848 Nhóm 4 555 591 358 353 118 Nhóm 5 1.344 802 1.132 1.061 954 Tổng nợ xấu 2.144 1.575 2.560 2.298 1.921 Tổng dư nợ 87.147 84.760 86.891 101.324 104.043 Tỷ lệ nợ xấu 2,5% 1,9% 2,9% 2,3% 1,8% Tỷ lệ nợ nhóm 5 1,5% 0,9% 1,3% 1,0% 0,9%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank)
Qua Bảng 2.10, nợ xấu tại Eximbank tương đối cao, đặc biệt là năm 2016 khi tỷ lệ nợ xấu lên đến 2,9% gần bằng mức quy định nợ xấu tối đa của NHNN là 3%. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dư nợ năm 2014 là 1,5% chứng tỏ nợ xấu chủ yếu là các khoản nợ nhóm 5, khoản nợ này cao dẫn đến việc số tiền trích lập dự phòng sẽ cao, do phải trích lập với tỷ lệ 100% giá trị khoản nợ sau khi khấu trừ tài sản bảo đảm đồng thời khả năng thu hồi các khoản nợ này cũng rất thấp. Từ năm 2015 trở đi, tỷ trọng các khoản nợ nhóm 5 trong tổng dư nợ xấu có dấu hiệu giảm dần, nhưng mức giảm không đáng kể, nguyên nhân do Eximbank đã sử dụng dự phòng để xử lý và đến năm 2018 tỷ trọng này xuống còn 50% trong tổng dư nợ xấu so với con số 63% vào năm 2014.
Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 2,5% với nguyên nhân chủ yếu là các khoản nợ từ những năm trước để lại. Từ năm 2014 trở đi, mục tiêu của Eximbank chủ yếu là xử lý nợ xấu và ngăn không cho nợ xấu phát sinh thêm, năm 2015 nợ xấu giảm xuống 1,9% một phần là do Eximbank đã bán bớt các khoản nợ cho VAMC và sử dụng dự phòng. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 2,9% chủ yếu do chuyển nhóm nợ của 7 khách hàng cầm cố mua cổ phiếu của ngân hàng khác dư nợ 746 tỷ đồng từ nhóm 1 sang nhóm 3. Năm 2017 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,3%, Eximbank cũng tích cực xử lý nợ xấu bằng nguồn dự phòng và xử lý tài sản bảo đảm đến năm 2018 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chỉ còn 1,8%, RRTD được giảm bớt.
Bảng 2.11 Tỷ lệ nhóm 5 tại các ngân hàng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018
ACB 1,5% 0,7% 0,8% 0,4% 0,5%
EIB 1,5% 0,9% 1,3% 1,0% 0,9%
(Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng)
Bảng 2.11 cho thấy, tỷ lệ nợ nhóm 5 tại EIB là cao nhất so với BIDV, HDB và ACB. Năm 2018, con số này ở EIB là 0,9% trong khi BIDV là 0,7%, HDB là 0,6%, ACB là 0,5%. Qua đó, so sánh với 3 ngân hàng trên thì RRTD tại EIB là cao nhất.
Bảng 2.12 Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 BIDV 2,0% 1,7% 2,0% 1,6% 1,9% HDB 2,3% 1,6% 1,5% 1,1% 1,5% ACB 2,2% 1,1% 1,0% 0,7% 0,7% EIB 2,5% 1,9% 2,9% 2,3% 1,8% (Nguồn: Tổng hợp BCTC các ngân hàng)
Qua Bảng 2.3 ta thấy tổng dư nợ cho vay tại BIDV, ACB đều rất lớn và cao hơn rất nhiều so với EIB (tổng dư nợ tại BIDV cao hơn EIB khoản 9 lần, ACB cao hơn EIB khoản 2 lần, riêng HDB thì có dư nợ tương đương với EIB) tuy nhiên theo số liệu tại Bảng 2.12, tỷ lê nợ xấu tại EIB có thể nói là cao nhất, cụ thể: năm 2015-2017, EIB xếp vị trí thứ nhất, cao hơn cả BIDV và ACB, đến năm 2018, EIB xếp sau BIDV nhưng tỷ lệ nợ xấu chỉ chênh lệch chỉ là 0,01%, EIB là 1,8% còn BIDV là 1,9%. Chứng tỏ RRTD tại Eximbank đang ở mức rất cao.