Công cụ để rèn luyện KNTD cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 27 - 30)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2.5. Công cụ để rèn luyện KNTD cho HS

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng công cụ rèn luyện KNTD cho HS là câu hỏi (CH) và bài tập (BT).

* Câu hỏi, bài tập:

- Khái niệm câu hỏi: Có nhiều cách quan niệm khác nhau về CH: Theo các nhà triết, CH là một mô hình tư duy bắt buộc phải xảy ra trong quá trình nhận thức quan niệm về mục đích diễn đạt, CH là một mệnh đề nêu lên sự kiện, hiện tượng đòi hỏi cần giải quyết, đòi hỏi người trả lời tìm ra được vấn đề. Còn trong dạy học, CH đặt ra phải có quan hệ giữa điều chưa biết và đã biết thì mới kích thích được câu trả lời của HS.Các nhà sư phạm phân chia CH theo khả năng rèn luyện các thao tác tư duy logic cho HS như: CH phân tích tổng hợp, CH phân tích so sánh, CH khái quát hóa, trừu tượng hóa,…

Theo tác giả Trần Bá Hoành [11], CH kích thích tư duy tích cực là CH đặt ra trước HS một nhiệm vụ nhận thức, đòi hỏi họ sử dụng trí tuệ tự tìm ra câu trả lời bằng cách vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để qua đó lĩnh hội được kiến thức mới, tìm ra phương pháp GQVD.

Trong định hướng nghiên cứu của đề tài chúng tôi chọn hướng nghiên cứu của tác giả Trần Bá Hoành: trong dạy học, CH là những yêu cầu đặt ra để HS phải giải quyết bằng lời giải nhằm hướng dẫn quá trình nhận thức của HS.

Khái niệm bài tập:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1975), BT là bài ra cho HS làm để vận dụng kiến thức đã học nhằm củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học [18]. Còn theo từ điển tiếng việt của tác giả Hoàng Phê (2000), BT là bài ra cho HS làm để vận dụng những điều đã học được [17].

BT có thể là một câu hỏi, một thí nghiệm, một bài toán mà khi hoàn thành chúng HS lĩnh hội được kiến thức hay kĩ năng nhất định.

- Ý nghĩa của CH, BT trong việc rèn luyện KNTD:

Dựa trên mục đích yêu cầu khi xây dựng CH, BT theo lí luận dạy học hiện đại cho thấy: CH, BT buộc HS khi giải quyết phải thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức đã biết và cái cần tìm, giữa nguyên nhân và kết quả,… từ đó sử dụng các thao tác tư duy khác nhau như: so sánh, phân tích, tổng hợp, chứng minh,... để giải quyết. GV sử dụng các phương pháp phù hợp để HS hứng thú, sáng tạo trong nhiệm vụ tìm tòi giải đáp tìm kiến thức mới. Vì vậy, việc tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi là một trong những công cụ để rèn các thao tác tư duy.

* Cơ sở phân loại câu hỏi, bài tập:

Có nhiều quan điểm khác nhau khi phân loại CH, BT trong dạy - học. Mỗi quan điểm phân loại đều có ưu điểm khác nhau tùy vào mục đích và phương pháp sử dụng trong dạy và học.

- Dựa vào yêu cầu năng lực nhận thức: Theo Benjamin Bloom (1956) [5] đã đề xuất một thang 6 mức câu hỏi tương ứng với 6 mức lĩnh hội kiến thức.

Mức 1: Biết: CH yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã biết, HS chỉ dựa vào trí nhớ để trả lời.

Mức 2: Hiểu: CH yêu cầu HS tổ chức sắp xếp lại các kiến thức đã học và diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình chứng tỏ đã thông hiểu.

Mức 3: Vận dụng: CH yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học vào một tình huống mới.

Mức 4: Phân tích: CH yêu cầu phân tích,so sánh,… các sự vật hiện tượng hoặc tìm kiếm bằng chứng cho một luận điểm, điều này trước đó chưa cung cấp cho HS.

Mức 5: Tổng hợp: CH yêu cầu HS vận dụng phối hợp các kiến thức đã học để giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng suy nghĩ sáng tạo của bản thân.

Mức 6: Đánh giá: CH yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một kiến thức, giá trị một tư tưởng, vai trò của một học thuyết, giá trị của cách giải quyết vấn đề được đặt ra trong chương trình học tập.

Thực tế cho thấy đa số GV THPT sử dụng CH ở mức 1 và 2. Muốn phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS, cần sử dụng loại CH từ mức 3 đến 6.

- Theo Trần Bá Hoành: có thể sử dụng 5 loại CH chính sau:

+ Loại CH kích thích sự quan sát, chú ý: nhận thức lý tính phải dựa trên nhận thức cảm tính, nên sự quan sát tinh tế,chú ý sâu sắc là điều kiện cần thiết để suy nghĩ tích cực.

+ Loại CH yêu cầu phân tích so sánh: Loại CH này hướng HS vào việc nghiên cứu chi tiết các vấn đề khá phức tạp, nắm vững những sự vật hiện tượng tương tự hoặc những khái niệm có nội dung chồng chéo nhau.

+ Loại CH tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa: Loại CH này đặc trưng cho kiến thức sinh học mang tính lí thuyết, dẫn tới hình thành kiến thức đại cương. + Loại CH liên hệ với thực tế: Đây là loại CH mà HS luôn có nhu cầu áp dụng kiến thức mới học vào thực tiễn để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.

+ Loại CH kích thích tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS nêu vấn đề, đề xuất vấn đề: loại CH hỏi này gợi ý HS xem xét một vấn đề dưới nhiều góc độ, có thói quen suy nghĩ sâu sắc, tư duy khoa học.

Với các tiêu chí đánh giá mức độ nhận thức tư duy như trên thì việc xây dựng CH, BT để phát triển tư duy, nâng cao lĩnh hội tri thức rất quan trọng. CH để rèn luyện KNTD logic cho HS phải ở các mức độ phân loại khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 27 - 30)