Một số giáo án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 45)

8. Cấu trúc của đề tài

2.5. Một số giáo án

Giáo án 1:

Bài 27. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VSV

I. Mục tiêu

Sau khi học bài này, HS phải:

1. Kiến thức

- Nêu được vai trò chính của các chất hóa học cần cho sinh trưởng của vi sinh vật.

- Kể tên được một số chất hóa học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của VSV. - Nêu tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố vật lí đến sinh trưởng của VSV và ứng dụng trong thực tiễn.

2. Kĩ năng

- Rèn các kĩ năng tư duy, phân tích, so sánh,tổng hợp, khái quát. - Kĩ năng: tự học, hợp tác, giao tiếp.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề thông qua các tình huống.

3. Thái độ

Tích cực tìm hiểu tác hại và ứng dụng của vsv trong bảo quản thực phẩm, y học.

4. Định hướng các năng lực được hình thành

- NL Giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV trong đời sống.

- NL tư duy, sáng tạo: HS có khả năng đề xuất các biện pháp để bảo vệ thực phẩm.

- NL tự học, NL tìm kiếm, thu thập thông tin: Sưu tầm tư liệu ứng dụng cũng như tác hại của vi sinh vật.

II. Hệ thống câu hỏi

- Mỗi khi rửa rau sống xong, nên ngâm với nước muối loãng. Hãy vận dụng kiến thức đã học để giải thích.

- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?

- Lưu giữ thức ăn trong tủ lạnh được lâu hơn, nhưng không phải mãi mãi. Vì sao?

- Tại sao sữa chua không có vsv gây bệnh?

III. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK.

- Sử dụng các CH - Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu học tập 1: Các chất hóa học

- Phiếu học tập 2 : Tác động của các yếu tố vật lí lên sự sinh trưởng của VSV.

Yếu tố Ảnh hưởng Ứng dụng Nhiệt độ Độ ẩm Độ pH Ánh sáng Áp suất thẩm thấu

2. Chuẩn bị của học sinh

- Nghiên cứu trước nội dung của bài học.

IV. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

- Phân biệt đặc điểm các pha trong nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.

- GV chia lớp thành 8 nhóm. - HS về vị trí của nhóm.

Giai đoạn 1: Trải nghiệm

GV cho HS quan sát hình ảnh chụp dưới kính hiển vi của lá rau cải trong 2 trường hợp: ngâm với nước muối pha và không ngâm trên máy chiếu. Và quả cam bị mốc, rồi yêu cầu HS nhận xét.

Giai đoạn 2: Thực hiện quy trình

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

GV: Nước muối loãng thuộc nhóm hóa học, nước trong quả cam thuộc nhóm vật lí. Vậy các yếu tố hóa học và vật lí ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của VSV?

- GV phát PHT, yêu cầu HS hoàn thành. - HS: tiếp nhận nhiệm vụ nhận thức

Bước 2: Huy động, tìm tòi kiến thức

- GV có thể gợi ý bằng các CH để HS phát hiện kiến thức.

- HS tái hiện được kiến thức về sinh trưởng của VSV, đồng thời nghiên cứu SGK, thảo luận,hoàn thành nội dung trong PHT.

Bước 3: Tổ chức thảo luận, đánh giá

- GV: Cho HS thảo luận, trình bày ý kiến theo nhóm. - HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày, phản biện. Sau đó GV đánh giá chung và chính xác hóa kiến thức:

PHT 1: Chất hóa học

Chất dinh dưỡng Chất ức chế sinh trưởng

1. Khái niệm

Là những chất giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng lượng.

- Gồm: Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.

2. Nhân tố sinh trưởng: là 1số chất hữu cơ (axitamin, vitamin,...), cần cho

1. Khái niệm

- Là những chất làm cho VSV không sinh trưởng được hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng của chúng. 2. Một số chất ức chế sinh trưởng và ứng dụng

Chất hóa học Ứng dụng

Các loại cồn Thanh trùng phòng y tế, phòng thí nghiệm.

Iốt, rượu iốt Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện.

sự sinh trưởng của VSV nhưng VSV không tự tổng hợp được từ chất vô cơ. - Dựa vào NTST:

+ VSV khuyết dưỡng. + VSV nguyên dưỡng.

Clo Thanh trùng nước máy, bể bơi, công nghiệp thực phẩm. Các hợp chất kim loại

nặng

Diệt bào tử đang nảy mầm, các thể sinh dưỡng.

Các andehit Thanh trùng.

Các chất kháng sinh Sử dụng trong y tế, thú y... Các hợp chất phênol Khử trùng phòng thí nghiệm,

bệnh viện.

PHT 2: Yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV (phụ lục 2)

Bước 4: Vận dụng

- GV định hướng cho HS vận dụng có nghĩa vào thực tiễn cuộc sống. - HS vận dụng kiến thức của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn như :

+ Vì sao bị cúm không sử dụng thuốc kháng sinh. + Xà phòng có phải chất diệt khuẩn không?

+ Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong ngăn mát tủ lạnh, nhưng không phải mãi mãi?

+ Vì sao trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?

+ Vì sao người ta thường sử dụng VSV khuyết dưỡng để kiểm tra thực phẩm có nhiễm VSV hay không?

- HS thảo luận, trả lời.

4. Củng cố.

GV chiếu một số hình ảnh nông phẩm do VSV gây hại  HS đưa ra cách phòng.

5. Dặn dò

- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Liên hệ thực tế ứng dụng của vsv. - Đọc, chuẩn bị bài thực hành.

Kết luận chương 2

Qua phân tích những vấn đề cơ bản của lí luận vi sinh vật ở trường THPT đối chiếu với các thao tác tư duy trong hoạt động nhận thức, chúng tôi đã xác định được các thao tác tư duy logic cần rèn luyện KNTD cho HS trong dạy học phần vi sinh học SH 10 - THPT gồm: Thao tác phân tích - so sánh; thao tác trừu tượng hóa - khái quát hóa.

Trên cơ sở phân tích nội dung và ứng dụng các PPDH tích cực hiện nay, chúng tôi đã vận dụng quy trình trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề để làm cơ sở xây dựng quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic cho HS. Chúng tôi đã thiết kế một số câu hỏi làm công cụ rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật SH 10 - THPT. Và xây dựng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học vi sinh vật SH 1 - THPT gồm hai giai đoạn: GĐ 1: Trải nghiệm GĐ 2: Thực hiện quy trình.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của giả thuyết khoa học mà luận văn đã đặt ra. Nếu xây dựng được quy trình thiết kế chủ đề dạy học và quy trình dạy học khám phá qua chủ đề dạy học phần Sinh học vi sinh vật thì sẽ phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh.

3.2. Nội dung thực nghiệm * Các bài thực nghiệm * Các bài thực nghiệm

Tôi đã tiến hành dạy 05 bài thuộc phần vi sinh vật chương trình SH 10 theo định hướng của đề tài.

Bảng 3.1. Các bài thực nghiệm

STT Tên bài dạy

1 Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 2 Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

3 Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật 4 Bài 30. Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ

5 Bài 32. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

* Xác định nhóm thao tác tư duy logic HS được đánh giá qua rèn luyện

Sau tác động sư phạm theo quy trình rèn luyện KNTD logic, ở nhóm thực nghiệm tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá 2 nhóm thao tác tư duy logic: phân tích - so sánh; khái quát hóa - trừu tượng hóa.

* Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức HS

Để đánh giá tác động của KNTD logic đến việc lĩnh hội kiến thức phần vi sinh vật, kiểm tra đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của HS cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng kết quả điểm số qua các lần kiểm tra cùng một loại đề kiểm tra giống nhau.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

* Chọn lớp và giáo viên dạy thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm tại 8 lớp 10 ở trường THPT Chợ Đồn - Bắc Kạn. Học sinh ở các lớp chúng tôi chọn có sự khác nhau về mức độ nhận thức. Trong 8 lớp, chúng tôi chia ra 04 lớp thực nghiệm (TN) và 04 lớp đối chứng (ĐC). Các lớp TN và ĐC, đều có các HS có trình độ tương đương về học lực và sĩ số, học theo chương trình Sinh học 10 (cơ bản).

Giáo viên được chọn dạy TN là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong dạy học.

Tính đồng đều về kết quả môn Sinh học giữa lớp TN và lớp ĐC được xác định thông qua thống kê kết quả học tập môn SH ở học kì I.

Chúng tôi đã kiểm tra giả thuyết H0 về sự đồng đều trong học tập môn SH của các lớp ĐC và các lớp TN bằng tiêu chuẩn U và giả thuyết H0 được công nhận khi P < 0.05.

* Bố trí thực nghiệm

- Trao đổi, thống nhất với giáo viên trong nhóm chuyên môn về mục đích, phương pháp và các yêu cầu trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

- Lớp TN và ĐC do 02 giáo viên dạy và cùng sử dụng một nội dung, đề kiểm tra, thời điểm kiểm tra, tiêu chí đánh giá như nhau.

- Quá trình dạy học tại các lớp ĐC và TN được tiến hành song song theo kế hoạch dạy học của nhà trường. Ở các lớp ĐC dạy theo hướng dẫn của sách giáo viên. Ở các lớp TN dạy theo quy trình rèn luyện KNTD logic mà luận văn đề xuất.

- Sau mỗi giờ dạy, gặp GV thực nghiệm để đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy và bàn kế hoạch cho giờ dạy tiếp theo.

* Nội dung, công cụ và phương pháp đo nghiệm

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, giả thuyết khoa học của luận văn, chúng tôi xác định nội dung cần đo nghiệm và các công cụ đo tương ứng được sử dụng trong quá trình thực nghiệm như trong bảng 3.2

Bảng 3.2. Nội dung, công cụ và phương pháp đo nghiệm

Nội dung đo nghiệm Công cụ đo nghiệm Phương pháp đo nghiệm

Mức độ sử dụng KNTD logic được rèn luyện

Bài kiểm tra nhanh 10 phút (03 bài)

Kiểm tra viết

Hiệu quả lĩnh hội tri thức phần vi sinh vật (SH10 - THPT) của HS

Bài kiểm tra 1 tiết trên lớp (01 bài)

Kiểm tra viết

Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng các bộ công cụ đo nghiệm để đánh giá mức độ sử dụng KNTD logic được rèn luyện của học sinh trong thực nghiệm sư phạm.

3.4. Kết quả và biện luận

3.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Trong đợt thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra 4 bài, trong đó có 3 bài kiểm tra ngắn (10 phút) và 1 bài kiểm tra 45 phút. Sau đây tôi tập trung vào việc phân tích định lượng bài kiểm tra 45 phút. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 và được phân tích kết quả để đánh giá về mặt định lượng và định tính. Kết quả kiểm tra dùng Excel thống kê trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tần suất (fi%) số HS đạt điểm Xi

Lớp Xi

n

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 𝑿 S2

ĐC 160 1.88 4.38 6.25 9.38 18.75 24.38 20.60 7.50 5.00 1.88 5.75 3.48

Qua số liệu trong bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy giá trị trung bình điểm của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC, còn phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC. Như vậy điểm ở các lớp TN tập trung hơn so với lớp ĐC.

Từ số liệu bảng 3.3 dùng quy trình vẽ đồ thị Excel, lập đồ thị tần suất điểm số của bài kiểm tra.

Hình 3.1. Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra

Trên hình 3.1, chúng ta nhận thấy giá trị trung bình của điểm lớp ĐC là điểm 6, của lớp TN là điểm 7. Từ giá trị trung bình trở xuống, tần suất điểm của lớp ĐC cao hơn so với lớp TN. Ngược lại từ giá trị trung bình trở lên, tần suất điểm của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều này cho phép dự đoán kết quả bài kiểm tra ở lớp TN cao hơn so với kết quả ở lớp ĐC.

Từ số liệu bảng 3.3, dùng Excel lập bảng tần suất hội tụ tiến (bảng 3.4) để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên.

0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

Bảng 3.4. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra Lớ p n Số HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 16 0 10 0 98.1 0 93.7 5 87.5 0 78.1 2 59.3 8 35.0 0 1 4 6.87 1.8 8 TN 16 0 10 0 99.4 0 96.2 5 93.8 0 86.2 5 71.8 8 48.1 0 2 6 14.3 8 5.0 0 Số liệu ở bảng 3.4 cho biết tỉ lệ phần trăm các bài đạt từ giá trị Xi trở lên. Ví dụ tần suất từ điểm 6 trở lên ở các lớp ĐC là 59.85% còn ở các lớp TN là 71.88%. Như vậy, số điểm từ 6 trở lên ở các lớp TN nhiều hơn so với các lớp ĐC.

Từ số liệu của bảng 3.4, vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của điểm các bài kiểm tra (hình 3.2).

Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra

Trong hình 3.2, đường biểu diễn hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp TN nằm về bên phải so với đường biểu diễn hội tụ tiến tần suất điểm của các lớp ĐC. Như vậy, kết quả điểm số bài kiểm tra của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

Để khẳng định nhận xét này, chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN và các lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “HS của các lớp TN và các lớp ĐC hiểu bài như nhau”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0, kết quả thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kiểm định 𝑿 điểm kiểm tra

U -Test: Tow Sample fors Means

ĐC TN

Mean (𝑿 TN và 𝑿 ĐC ) 5.75 6.41

Know Variance (Phương sai) 4.49 4.48

Observations (số quan sát) 160 160

Hypothesized Mean Difference (giả thuyết H0) 0

Z (trị số z = U) -2.77

P (Z<=z) one - tail (xác suất một chiều của z) 0

Z Critical one - tail (trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 tính toán) 1.64

P (Z<=z) tow- tail (xác suất hai chiều của z) 0

Z Critical tow - tail (trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 hai chiều) 1.96 H0 bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của z(U)>1,96 1.96

Kết quả phân tích số liệu ở bảng 3.5 cho thấy: 𝑿 TN> 𝑿 ĐC (𝑿 TN = 6,41; 𝑿 ĐC = 5,75). Trị số tuyệt đối của U = 2,77, như vậy trị số tuyệt đối của trị số z lớn hơn so với trị số z tiêu chuẩn là 1,96, giả thuyết H0 bị bác bỏ. Với xác suất P là 1,64 > 0,05. Như vậy, sự khác biệt 𝑿 TN> 𝑿 ĐC có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy là 95%.

Chúng tôi đã tiến hành phân tích phương sai để khẳng định nhận xét này. Đặt giả thuyết HA là: “Kết quả TN, dạy học VSV theo quy trình dạy học rèn

luyện KNTD logic và các phương pháp khác tác động như nhau đến hiệu quả lĩnh hội kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Phân tích phương sai điểm kiểm tra

PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI MỘT NHÂN TỐ (Anova: Singer factor) Tổng hợp (SUMMARY) (Nhóm) Groups (Số lượng) Count (Tổng) Sum (Trung bình) Average (Phương sai) Variance ĐC 160 920 5.75 3.48 TN 160 1025 6.41 3.47

Phân tích phương sai (ANOVA)

Nguồn biến động (Source of Variation) (Tổng biến động) SS Bậc tự do (df) Phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 45)