Quy trình rèn luyện KNTD logic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 38 - 43)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3. Quy trình rèn luyện KNTD logic

* Những nguyên tắc của việc rèn luyện kỹ năng - Bám sát mục tiêu bài học

Benjamin Bloom cho rằng "Mục tiêu giáo dục là các phương thức, theo đó chúng ta có thể mong đợi tạo nên thay đổi học sinh qua quá trình giáo dục" [5]. Mục tiêu giáo dục có vai trò định hướng cho việc xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, thiết kế các thang đánh giá kết quả của quá trình dạy học. Mục tiêu môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu trong mỗi đơn vị kiến thức.

Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhưng đều phải đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy, quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS phải luôn bám sát mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học phần VSV 10 và mục tiêu chung với cấp học phổ thông.

- Tích hợp rèn kĩ năng thông qua phương pháp dạy học tích cực

Việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh thường phải gắn vào nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Nên khi rèn kĩ năng tư duy cần phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Với quan điểm PPDH tích cực thông qua nội dung phần vi sinh vật SH 10 để rèn luyện KNTD logic, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần vi sinh vật SH 10 - THPT.Chúng tôi tiến hành một số bước trước khi vào bài học như sau: GV phải xác định được vị trí bài học, kiến thức trọng tâm, vốn kiến thức của HS, để xác định được mục tiêu về rèn luyện KNTD logic.

Các quy trình, biện pháp được thiết kế phải phù hợp với đặc điểm của HS lớp 10 và phù hợp với nội dung chương trình được đào tạo. Trong các hoạt động, GV phải quan tâm đến kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo. Quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS phải hướng tới rèn các thao tác của KNTD logic.

- Phù hợp với các quy luật tâm lý, giáo dục và triết học

Rèn luyện KNTD logic liên quan trực tiếp, chặt chẽ đến triết học, giáo dục học và tâm lý học nên trong quá trình dạy học phải dựa trên quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Đồng thời, việc rèn luyện KNTD logic phải dựa trên những thành tựu của tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm. Sự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng của HS chỉ đạt hiệu quả khi phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

* Quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic trong dạy học phần vi sinh vật (SH 10- THPT)

Quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật - SH 10, gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Bước 2: Huy động, tìm tòi tri thức

Bước 3: Hoạt động thảo luận, đánh giá

Bước 4: Vận dụng

Sơ đồ 2.1. Quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật - SH 10

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Trong bước này GV nêu tình huống có vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập cho HS bằng các yêu cầu như: câu hỏi, bài tập (nghiên cứu sơ đồ, quan sát tranh vẽ, hình ảnh,…) mục đích là định hướng cho HS nhận ra vấn đề học tập, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng lĩnh hội tri thức.

Bước 2: Huy động, tìm tòi tri thức

Để huy động, tìm tòi được vốn tri thức, HS phải thực hiện các yêu cầu mà GV đưa ra như: phân tích SGK, trả lời câu hỏi, giải bài tập, hoàn thành bảng, sơ đồ,… nhằm huy động vốn kiến thức HS đã biết hoặc đã học ở các lớp dưới, đồng thời tìm ra kiến thức mới . Trong bước này GV có thể đưa ra những câu hỏi khái quát để hướng dẫn cho HS. Ví dụ: Để hình thành khái niệm bệnh truyền nhiễm: GV đưa ra câu hỏi: quan sát các hình ảnh một số bệnh phổ biến, cho biết bệnh nào có thể truyền nhiễm  đưa ra khái niệm?

HS tiếp nhận nhiệm vụ, yêu cầu của GV đưa ra.

Bước 3: Hoạt động thảo luận, đánh giá

GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động phù hợp theo từng bài và gợi ý các câu trả lời.

HS tiếp nhận các nhiệm vụ, yêu cầu của GV đưa ra. Các nhóm tiến hành thảo luận, sau đó lần lượt báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Sau khi cho HS giữa các nhóm đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá chung và chính xác hóa kiến thức. Trong bước này, HS được trao đổi, được đưa ra ý kiến của mình, từ đó giúp HS tự tin hơn, mạnh dạn hơn và có hứng thú học tập hơn.

Bước 4: Vận dụng

GV có thể đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS độc lập phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa ở mức cao hơn.

* Quá trình sử dụng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật (SH 10 - THPT)

Dựa trên quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic, chúng tôi thiết kế quá trình sử dụng quy trình rèn KNTD logic cho HS gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trải nghiệm Quá trình rèn luyện

KNTD logic

Giai đoạn 2: Thực hiện quy trình Sơ đồ 2.2. Quá trình sử dụng quy trình rèn KNTD logic

Giai đoạn 1: Trải nghiệm

Giai đoạn này, HS được học tập theo hướng rèn luyện tư duy logic nhằm mục đích vừa hình thành KNTD, vừa lĩnh hội kiến thức.

Giai đoạn 2: Thực hiện quy trình

GV thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tập ở trên lớp theo quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic để từ đó HS lĩnh hội được tri thức phần vi sinh vật. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi HS cần học tập theo các bước của quy trình rèn luyện KNTD logic, đồng thời GV cũng phải đưa ra những hướng dẫn tương ứng với các bước trong quy trình.

Hoạt động của GV: hướng dẫn, đưa ra các yêu cầu, tổ chức các hoạt động, gợi ý câu trả lời.

Hoạt động của HS: Tiếp nhận các nhiệm vụ, các yêu cầu theo hướng dẫn của GV. Thảo luận, biện luận và phản biện. Vận dụng hiệu quả.

PPDH là nhóm các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng các CH, BT làm công cụ rèn luyện.

* Ví dụ Quá trình vận dụng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật (SH 10 - THPT)

Ví dụ khi dạy khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật

Giai đoạn 1: Trải nghiệm

GV cho HS trải nghiệm sản phẩm: ăn dưa chua mới làm 1 ngày và dưa chua đã làm 3 ngày, rồi đưa ra nhận xét.

- GV chia lớp thành 8 nhóm. - HS về vị trí của nhóm.

Giai đoạn 2: Thực hiện quy trình

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

GV nêu CH để HS xác định nhiệm vụ học tập: Tại sao lọ dưa làm 1 ngày ăn chưa chua; lọ dưa làm 3 ngày ăn ngon, chua, thơm, màu vàng; còn lọ dưa làm sau 10 ngày ăn chua và nhũn.

Bước 2: Huy động, tìm tòi tri thức

Mục tiêu: phát triển kĩ năng phân tích - tổng hợp

HS xác định được đây là thao tác phân tích - tổng hợp để hình thành khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật.

GV đặt CH:

- Vì sao dưa muối lại chua, ăn ngon và giữ được lâu? - VSV sinh trưởng như thế nào?

HS tái hiện được kiến thức về vi sinh vật trong bài 22: ''Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật'' và bài 24: "Thực hành lên men êtilic và lắctic''. Đồng thời làm việc với SGK và các tài liệu tham khảo.

Bước 3: Tổ chức thảo luận, đánh giá

GV: Cho HS thảo luận, trình bày ý kiến.

HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày, phản biện. GV chốt lại kiến thức:

- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.

GV đưa ra các CH:

- Lí do gì quần áo bị mốc?

- Có nên ăn thức ăn đã quá hạn sử dụng không? Vì sao?

2.4. Một số câu hỏi, bài tập rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật (SH 10 - THPT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 38 - 43)