Một số câu hỏi, bài tập rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của đề tài

2.4. Một số câu hỏi, bài tập rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học

* Câu hỏi, bài tập định hướng rèn luyện thao tác phân tích - so sánh

- Ví dụ ở bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.

CH 22.1: Nghiên cứu SGK trang 88, 89 và bảng kiến thức trang 89 phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

CH 22.2: Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

CH 22.3: Có ý cho rằng VSV có thể sống được trong cả 2 loại môi trường có ôxi phân tử và không có ôxi phân tử. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Giải thích.

- Ví dụ ở bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

CH 25.1: Quan sát hình 25 kết hợp với nội dung SGK, hãy phân tích đặc điểm các pha trong nuôi cấy không liên tục?

CH 25.2: Phân biệt hai hình thức nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục?

CH 25.3: Có ý kiến cho rằng: trong sữa chua có vi khuẩn lắctíc có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Theo em ý kiến đó có chính xác không? Giải thích tại sao ăn sữa chua sau khi hết hạn sử dụng sẽ bị đau bụng.

- Ví dụ ở bài 29. Cấu trúc các loại virút

CH 29.1: Quan sát hình 29.1, 29.2 kết hợp nội dung SGK, hãy: a. Phân tích đặc điểm của virút.

c. So sánh đặc điểm hình thái các loại virút.

CH 29.2: Dựa vào nội dung SGK hãy so sánh sự khác biệt giữa virút và vi khuẩn bằng cách điền ''có'' hoặc ''không'' vào bảng dưới đây:

Tính chất Virut Vi khuẩn

Có cấu tạo tế bào

Chỉ chứa ADN hoặc ARN Chứa cả ADN hoặc ARN Chứa ribôxôm

Sinh sản độc lập

- Ví dụ ở bài 30: Sự nhân lên của virút trong tế bào chủ

CH 30.1: Quan sát hình 30 kết hợp nội dung SGK, hãy khái quát đặc điểm các giai đoạn nhân lên của virút trong tế bào chủ.

CH 30.2: Phân biệt chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan.

- Ví dụ ở bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

CH 32.1: Quan sát một số hình ảnh về bệnh truyền nhiễm, hãy cho biết bệnh truyền nhiễm là gì, đặc điểm của bệnh truyền nhiễm.

CH 32.2: Phân biệt các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm.

* Câu hỏi, bài tập định hướng rèn luyện thao tác trừu tượng hóa - khái quát hóa

- Ví dụ ở bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật.

CH 27.1: Tại sao sữa chua không có vsv gây bệnh?

CH 27.2: Giải thích câu nói: thức ăn càng chứa nhiều nước, càng nhanh hỏng.

CH 27.3: Ăn nem chua có đảm bảo vệ sinh không trong khi nem chua làm hoàn toàn bằng thịt sống mà không qua đun nấu?

CH 27.4: Tại sao phải thanh trùng các thực phẩm đóng hộp? tại sao phải ăn chín uống sôi?

- Ví dụ ở bài 29. Cấu trúc các loại virút

CH 29.1: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virút là ranh giới giữa vật sống và vật không sống không? Giải thích.

- Ví dụ ở bài 30: sự nhân lên của virút trong tế bào chủ

CH 30.1: Vì sao mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại TB nhất định?

CH 30.1: Tại sao virút có cấu tạo rất đơn giản nhưng con người lại khó tiêu diệt?

CH 30.3: Khi vô tình dẫm phải kim tiêm. Em sẽ như thế nào?

CH 30.4: Tại sao nhiều người không hay biết mình đang bị nhiễm HIV. Điều đó nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?

- Ví dụ bài 31: Virút gây bệnh. Ứng dụng của virút trong thực tiễn.

CH 31.1: Hãy giải thích tại sao virút gây bệnh cho TV không tự xâm nhập được vào trong tế bào?

CH 31.2: Hãy giải thích vì sao trong nông nghiệp cần sử dụng thuốc trừ sâu từ virút?

- Ví dụ ở bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

CH.32.1: Hãy giải thích vì sao bệnh truyền nhiễm khi bùng phát sẽ trở thành dịch bệnh?

CH.32.2: Từ những kiến thức đã học em hãy đưa ra những cách phòng tránh 1 sô bệnh truyền nhiễm gây ra do virut ?

CH 32.3: Vì sao xung quanh chúng ta có rất nhiều các VSV gây bệnh nhưng đa số chúng ta vẫn sống khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 43 - 45)