Thực trạng HS tham gia rèn luyện thao tác tư duy logic trong học phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 31)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.3. Thực trạng HS tham gia rèn luyện thao tác tư duy logic trong học phần

Chúng tôi đã khảo sát trên 320 HS khối 10 trường THPT Chợ Đồn sau khi học xong phần vi sinh vật SH10. Thời gian: tháng 5 năm 2018, bằng phiếu hỏi (phụ lục số 4).

Ý kiến của HS về việc rèn luyện các thao tác tư duy logic mà GV sử dụng trong học phần vi sinh vật được thể hiện ở bảng 1.3.

Bảng 1.3. Ý kiến của HS về việc rèn luyện các thao tác tư duy logic mà GV sử dụng trong dạy học

Ý kiến HS về mức độ sử dụng của GV Thao tác

tư duy logic

Sử dụng thường xuyên Sử dụng không thường xuyên Không sử dụng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Phân tích 64 20 240 75 16 5 Tổng hợp 97 30,3 206 64,4 17 5,3 So sánh 120 37,5 182 56,9 18 5,6

Khái quát hóa 136 42,5 160 50 24 7,5

Kết quả thu được ở bảng cho thấy với 320 HS được hỏi cho rằng tỉ lệ GV rèn luyện các thao tác tư duy logic khá cao. Trong các thao tác tư duy thì thao tác mà GV ít sử dụng nhất là trừu tượng hóa 14,4%. Tỉ lệ không sử dụng từ 5% - 22,8%. Điều này cho thấy sự phù hợp giữa khảo sát của GV và đánh giá khách quan của HS.

Thực trạng rèn luyện các thao tác tư duy logic cho HS khi học phần vi sinh học SH 10 - THPT được thể hiện ở bảng 1.4.

Bảng 1.4. Thực trạng rèn luyện các thao tác tư duy logic cho HS khi học phần vi sinh học SH 10

Mức độ tham gia của HS vào biện pháp dạy học

Biện pháp dạy học của GV Thường xuyên Ít tham gia Không tham gia Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Quan sát hình ảnh, tranh vẽ, sơ

đồ để tổng hợp 160 50 148 46,3 12 3,7

Tái hiện kiến thức đã học để

trả lời câu hỏi 150 46,9 140 43,8 30 9,4

Đọc tài liệu trong SGK trả lời

kiến thức 182 56,8 110 34,8 28 8,7

Sử dụng nhiệm vụ trong phiếu

học tập để so sánh, khái quát hóa 90 28,1 178 55,6 52 16,3 Kết quả tổng hợp cho thấy HS tham gia vào hoạt động của GV ở mức trung bình, tỉ lệ HS thường xuyên tham gia hoạt động của GV yêu cầu đạt từ 28,1% - 56,8%. Trong số HS được khảo sát có nhiều HS không bao giờ tham gia các hoạt động do GV yêu cầu chiếm 3,7% - 16,3%.

Từ kết quả khảo sát ở trường THPT Chợ Đồn cho thấy GV đã quan tâm và sử dụng các biện pháp rèn luyện tư duy logic cho HS trong dạy học phần vi sinh học SH 10, điều này đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho bộ môn sinh học.

Kết luận chương 1

Qua phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến luận án, chúng tôi nhận thấy vấn đề rèn luyện KNTD logic cho HS đã được nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học vi sinh vật (SH 10 - THPT).

Trên cơ sở phân tích thực trạng của dạy học phần vi sinh học SH 10 - THPT theo hướng rèn luyện KNTD logic cho HS. Qua kết quả cho thấy đa số GV nhận thức được ý nghĩa, sự cần thiết phải rèn luyện KNTD logic cho HS, nhưng trên thực tế còn rất hạn chế, do các nguyên nhân chủ quan khách quan từ GV chưa thực sự chú trọng đến rèn KNTD mà vẫn còn nặng về dạy kiến thức.

Chương 2

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT

Ở TRƯỜNG THPT CHỢ ĐỒN - BẮC KẠN 2.1. Cấu trúc nội dung phần vi sinh vật (SH 10 - THPT)

Nội dung phần vi sinh vật SH 10 chủ yếu đề cập đến những đặc điểm cấu trúc và hoạt động sống ở VSV như: đặc điểm về cấu trúc tế bào, môi trường dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng, sự tổng hợp và phân giải, đặc điểm sinh trưởng trong điều kiện môi trường khác nhau và ứng dụng rộng rãi của VSV đối với đời sống con người như chế biến thức ăn, ứng dụng VSV có ích trong y học, nông nghiệp,.. Đây là những kiến thức tương đối gần gũi với học sinh nhưng mang tính trừu tượng cao, để học sinh lĩnh hội được kiến thức đòi hỏi người học phải biết xử lý thông tin, nội dung kiến thức theo mạch logic, tức là phải phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát kiến thức.

Cấu trúc nội dung phần ba sinh học vi sinh vật

Bảng 2.1. Nội dung phần VSV (SH 10 - THPT) Tên chương Nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật

- Khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật. - Các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng. - Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.

- Đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất.

Tên chương

Nội dung

- Biết làm một số sản phẩm lên men (sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu).

Sinh trưởng và sinh sản ở sinh vật.

- Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

- Đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục

- Các kiểu sinh sản vi sinh vật.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. ứng dụng của vi sinh vật.

- Nhuộm đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật

Virut và bệnh truyền

nhiễm

- Khái niệm virut. - Cấu tạo của virut.

- Chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ. - Tác hại của virut.

- Ứng dụng của virut trong thực tiễn y học, nông nghiệp.

- Bệnh truyền nhiễm: khái niệm,tác nhân gây bệnh, điều kiện gây bệnh, phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm.

- Miễn dịch: Khái niệm, phân loại miễn dịch. - Cách phòng chống bệnh truyền nhiễm.

2.2. Các thao tác tư duy logic cần rèn luyện cho HS trong dạy học phần Vi sinh vật (SH 10 - THPT) sinh vật (SH 10 - THPT)

Mối quan hệ giữa kiến thức trọng tâm phần sinh học VSV và thao tác tư duy logic.

Kiến thức phần VSV 10 gồm hệ thống các khái niệm, đặc điểm cấu tạo,hoạt động sống và ý nghĩa của VSV trong thực tiễn.

Bảng 2.2. Nội dung rèn luyện KNTD logic thông qua các thao tác tư duy trong dạy học phần Vi sinh vật (SH 10 - THPT)

Stt Bài Nội dung kiến thức

trọng tâm Thao tác tư duy

1 Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Vsv - Khái niệm VSV - Các kiểu môi trường - Các kiểu dinh dưỡng - Hô hấp và lên men

Phân tích các môi trường sống. - Phân tích, so sánh các kiểu dinh dưỡng ở VSV. - Phân tích, so sánh, tổng hợp chuyển hóa vật chất ở vsv Ứng dụng trong thực tiễn. 2 Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật - Quá trình tổng hợp và phân giải các chất của VSV. - Ứng dụng quá trình tổng hợp và phân giải các chất của VSV. + Lợi dụng đặc tính tổng hợp protein của VSV con người sản xuất nhiều loại nấm như: nấm hương, nấm rơm, nấm mỡ... là những thực phẩm quý.

+ Quá trình phân giải ngoại bào ở VSV được ứng dụng trong quá trình lên men truyền thống, ủ rác làm phân hữu cơ, xử lí nước thải...

- Phân tích ứng dụng của quá trình tổng hợp và phân giải các chất của VSV tại địa phương. - Phân tích, so sánh, tổng hợp thực tế ứng dụng quá trình tổng hợp và phân giải các chất của VSV ở địa phương.

- Đề xuất quy trình nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực nghiệm để chứng minh hiệu quả của các biện pháp đề xuất.

3 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

- Sự sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục và trong môi trường nuôi cấy liên tục.

- Phân tích, tổng hợp điều tra thực trạng bảo quản, chế thực phẩm tại địa phương.

Stt Bài Nội dung kiến thức

trọng tâm Thao tác tư duy

- Giải thích được thực phẩm thường giàu dinh dưỡng và nước thuận lợi cho sự sinh trưởng của VSV.

+ Tìm hiểu các khái niệm: thực phẩm, ATVSTP, ngộ độc thực phẩm.

+ Tìm hiểu những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. + Phân tích thực trạng bảo quản và chế biến thực phẩm tại các hộ gia đình và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm. - Sử dụng các kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá thực trạng ATVSTP tại địa phương.

4 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh tưởng của VSV.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV(yếu tố hóa học,yếu tố vật lí). Vận dụng để kích thích hoặc ức chế sự sinh trưởng của VSV. 5 Bài 29: Cấu trúc các loại virut

- Khái niệm virut

- Cấu tạo virut, hình thái của một số loại virut.

- Phân tích, tổng hợp, so sánh một số bệnh truyền nhiễm do virut ở địa phương như: bệnh viêm gan B, bệnh cúm ở người, bệnh dại, HIV/AIDS… từ đó khái quát lại tác nhân, phương thức lây truyền,triệu chứng bệnh và các biện pháp phòng tránh.

- Tình hình nhiễm bệnh ở địa phương.

- Nghiên cứu, phân tích kiến thức SGK và tài liên quan về bệnh truyền nhiễm,  khái quát hóa, sơ đồ hóa quá trình đó. 6 Bài 30: Sự

nhân lên của virut trong tế bào chủ

- Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.

- Khái niệm, các con đường lây nhiễm, các giai đoạn phát triển của bệnh, biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.

7 Bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn.

- Virut kí sinh ở động vật. - Ứng dụng của virut trong thực tiễn.

8 Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

- Khái niệm BTN và các phương thức lây truyền.

Stt Bài Nội dung kiến thức

trọng tâm Thao tác tư duy

- Các loại miễn dịch. - Cách phòng chống BTN.

2.3. Quy trình rèn luyện KNTD logic

* Những nguyên tắc của việc rèn luyện kỹ năng - Bám sát mục tiêu bài học

Benjamin Bloom cho rằng "Mục tiêu giáo dục là các phương thức, theo đó chúng ta có thể mong đợi tạo nên thay đổi học sinh qua quá trình giáo dục" [5]. Mục tiêu giáo dục có vai trò định hướng cho việc xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, thiết kế các thang đánh giá kết quả của quá trình dạy học. Mục tiêu môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu trong mỗi đơn vị kiến thức.

Ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhưng đều phải đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra. Vì vậy, quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS phải luôn bám sát mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của bài học phần VSV 10 và mục tiêu chung với cấp học phổ thông.

- Tích hợp rèn kĩ năng thông qua phương pháp dạy học tích cực

Việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh thường phải gắn vào nội dung kiến thức và phương pháp dạy học. Nên khi rèn kĩ năng tư duy cần phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Với quan điểm PPDH tích cực thông qua nội dung phần vi sinh vật SH 10 để rèn luyện KNTD logic, góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần vi sinh vật SH 10 - THPT.Chúng tôi tiến hành một số bước trước khi vào bài học như sau: GV phải xác định được vị trí bài học, kiến thức trọng tâm, vốn kiến thức của HS, để xác định được mục tiêu về rèn luyện KNTD logic.

Các quy trình, biện pháp được thiết kế phải phù hợp với đặc điểm của HS lớp 10 và phù hợp với nội dung chương trình được đào tạo. Trong các hoạt động, GV phải quan tâm đến kiểm tra đánh giá, tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo. Quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS phải hướng tới rèn các thao tác của KNTD logic.

- Phù hợp với các quy luật tâm lý, giáo dục và triết học

Rèn luyện KNTD logic liên quan trực tiếp, chặt chẽ đến triết học, giáo dục học và tâm lý học nên trong quá trình dạy học phải dựa trên quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Đồng thời, việc rèn luyện KNTD logic phải dựa trên những thành tựu của tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm. Sự lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng của HS chỉ đạt hiệu quả khi phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.

* Quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic trong dạy học phần vi sinh vật (SH 10- THPT)

Quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật - SH 10, gồm 4 bước sau:

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Bước 2: Huy động, tìm tòi tri thức

Bước 3: Hoạt động thảo luận, đánh giá

Bước 4: Vận dụng

Sơ đồ 2.1. Quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật - SH 10

Bước 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức

Trong bước này GV nêu tình huống có vấn đề, xác định nhiệm vụ học tập cho HS bằng các yêu cầu như: câu hỏi, bài tập (nghiên cứu sơ đồ, quan sát tranh vẽ, hình ảnh,…) mục đích là định hướng cho HS nhận ra vấn đề học tập, tạo cho HS tâm thế sẵn sàng lĩnh hội tri thức.

Bước 2: Huy động, tìm tòi tri thức

Để huy động, tìm tòi được vốn tri thức, HS phải thực hiện các yêu cầu mà GV đưa ra như: phân tích SGK, trả lời câu hỏi, giải bài tập, hoàn thành bảng, sơ đồ,… nhằm huy động vốn kiến thức HS đã biết hoặc đã học ở các lớp dưới, đồng thời tìm ra kiến thức mới . Trong bước này GV có thể đưa ra những câu hỏi khái quát để hướng dẫn cho HS. Ví dụ: Để hình thành khái niệm bệnh truyền nhiễm: GV đưa ra câu hỏi: quan sát các hình ảnh một số bệnh phổ biến, cho biết bệnh nào có thể truyền nhiễm  đưa ra khái niệm?

HS tiếp nhận nhiệm vụ, yêu cầu của GV đưa ra.

Bước 3: Hoạt động thảo luận, đánh giá

GV hướng dẫn, tổ chức các hoạt động phù hợp theo từng bài và gợi ý các câu trả lời.

HS tiếp nhận các nhiệm vụ, yêu cầu của GV đưa ra. Các nhóm tiến hành thảo luận, sau đó lần lượt báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. Sau khi cho HS giữa các nhóm đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá chung và chính xác hóa kiến thức. Trong bước này, HS được trao đổi, được đưa ra ý kiến của mình, từ đó giúp HS tự tin hơn, mạnh dạn hơn và có hứng thú học tập hơn.

Bước 4: Vận dụng

GV có thể đưa ra các câu hỏi, bài tập yêu cầu HS độc lập phân tích, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa ở mức cao hơn.

* Quá trình sử dụng quy trình rèn luyện KNTD logic cho HS trong dạy học phần vi sinh vật (SH 10 - THPT)

Dựa trên quy trình hình thành và rèn luyện KNTD logic, chúng tôi thiết kế quá trình sử dụng quy trình rèn KNTD logic cho HS gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Trải nghiệm Quá trình rèn luyện

KNTD logic

Giai đoạn 2: Thực hiện quy trình Sơ đồ 2.2. Quá trình sử dụng quy trình rèn KNTD logic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh trong dạy học sinh học vi sinh vật ở trường trung học phổ thông chợ đồn, bắc kạn​ (Trang 31)